Đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương với các nước Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 77)

Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, được xem như là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, một khu vực có tiềm lực kinh tế lớn và là một thị trường lớn cho xuất khẩu của Mỹ. Không nằm ngoài mục tiêu chung đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mục tiêu số một trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với các nước Đông Nam Á, là thúc đẩy tăng trưởng thông qua mở rộng thương mại và đầu tư, thúc đẩy cải cách cơ cấu và tự do hóa hơn nữa ở khu vực. Với mục tiêu như vậy, Mỹ đã tích cực đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á, không ngừng thâm nhập kinh tế các nước Đông Dương, giành giật với Nhật Bản về thị trường đầu tư ở Việt Nam, Miến Điện. Hình thành một chiến lược khai thác thị trường châu Á cả bề rộng lẫn bề sâu và trên mọi hướng. Với mong muốn xuất khẩu của Mỹ sang các nước ASEAN sẽ bằng hoặc vượt quá xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong 10 năm tới, chính quyền Mỹ đã nâng quan hệ với ASEAN lên thành quan hệ nòng cốt trong khu vực, đặc biệt về quan hệ kinh tế.

Do có những đặc điểm chuyên biệt về sự phát triển kinh tế, cũng như vị trí địa – kinh tế, địa – chính trị của ASEAN, chiến lược hợp tác của Mỹ đối với khu vực này thể hiện ở các định hướng chiến lược sau.

Thứ nhất, Mỹ ưu tiên hàng đầu cho việc duy trì và tăng cường các quan hệ kinh tế và thương mại ngày càng có hiệu quả đối với các nước ASEAN. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng ASEAN có tiềm năng phát triển thành một thị trường lớn, năng động trong khu vực. Chính vì vậy, Mỹ đã mở rộng danh sách “các thị trường mới nổi” sang cả các nước thành viên khối ASEAN. Danh sách này thể hiện sự đánh giá lại của Mỹ đối với các thị trường bên ngoài, xem đây là điều kiện hết sức quan trọng đối với sự

phát triển của nền kinh tế Mỹ. Do đó, việc Mỹ chủ động hợp tác với các nước ASEAN không phải là ngẫu nhiên khi tính đến tiềm năng của các nước này và vai trò ngày càng tăng của nó trong buôn bán thế giới.

Thứ hai, tích cực thúc đẩy tiến trình tự do hóa trong chính sách thương mại của các nước ASEAN, nhằm đảm bảo những lợi ích kinh tế của Mỹ từ sự tăng trưởng ở khu vực này. Trong thời gian qua, Mỹ đã tích cực xúc tiến đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thành viên ASEAN, như Hiệp định thương mại tự do Mỹ–Singapore (2002) hay đang hoàn tất quá trình đàm phán để ký kết hiệp định thương mại tự do với Thái Lan.

Thứ ba, viện trợ phát triển vẫn được xem là một biện pháp tài chính quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, viện trợ của Mỹ dành cho các nước ASEAN có xu hướng giảm xuống. Một mặt, là Mỹ đang phải đối phó với những khó khăn của nền kinh tế. Mặt khác, Mỹ cho rằng các nước ASEAN đã trở thành những nước có nền kinh tế đủ mạnh, nên việc giảm bớt viện trợ là tất yếu. Nhìn chung, các hoạt động viện trợ này đều nhằm thúc đẩy tiến trình đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, chuyển giao công nghệ theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tựu chung lại là đảm bảo lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Chính sách của chính quyền Mỹ đối với ASEAN

Chính quyền của Tổng thống Bush sau khi lên năm quyền đã rất quan tâm tới thị trường các nước ASEAN. Khu vực này đến năm 2010 sẽ bao gồm 686 triệu dân, Tổng sản phẩm lên tới 1,1 nghìn tỷ USD và thu nhập từ các dự án cơ sở hạ tầng có thể lên tới trên 1 nghìn tỷ USD. Do tiềm năng của khu vực này và vai trò ngày càng tăng lên của nó trong buôn bán thế giới, Mỹ đã tích cực thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại ở các

nước ASEAN. Phương hướng chính trong hoạt động của Mỹ là thực hiện chính sách tự do hóa các luồng vốn trong nội bộ các nước thành viên ASEAN, xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa tự do hóa thương mại ở khu vực này. Đặc biệt, ngày 4/5/2002 tại Băngkok (Thái Lan) đã có cuộc tham vấn giữa đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick với Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN. Các bên đã ra tuyên bố chung nhất trí thông qua một chương trình làm việc đầy tham vọng nhằm mở rộng các mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và ASEAN. Tại cuộc họp này, Đại diện Thương mại Mỹ, ông Zoellick đã nhấn mạnh đến quan điểm của Mỹ trong việc đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Các chương trình nghị sự chung của Mỹ và ASEAN chủ yếu tập trung vào sự tiếp cận đối với hàng hóa, dịch vụ và nông nghiệp. Đồng thời, Mỹ cũng nhấn mạnh đến những mối quan hệ song phương, đa phương và cho đây là những mối quan hệ quan trọng. Hiện tại, Mỹ đang tiếp tục quá trình hoàn tất hiệp định tự do thương mại với các đối tác trong ASEAN. Mục tiêu của Mỹ đối với ASEAN còn đề cập đến kế hoạch chi tiết việc thực thi “Sáng kiến ASEAN” của Tổng thống Bush, trong đó đưa ra triển vọng về việc xây dựng một mạng lưới các FTA song phương với từng nước ASEAN. Chính quyền Mỹ cho rằng, việc tiếp tục mở rộng sự tiếp cận đối với các thị trường khu vực ASEAN là điều rất quan trọng đối với nước Mỹ, bởi vì Mỹ là nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Việc tiếp cận thị trường ASEAN giúp cho Mỹ có được những hàng hóa với chất lượng tốt và giá rẻ, đồng thời còn có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu của Mỹ sang các nước ASEAN. Với quan điểm này, Mỹ và ASEAN sẽ tổ chức định kỳ hàng năm hội nghị kinh tế cấp bộ trưởng. Hai bên sẽ xây dựng kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực mậu dịch, đầu tư và nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, xây dựng, công nghệ thông tin… Đại diện của Mỹ cũng khẳng định Hiệp định

khu vực mậu dịch tự do Mỹ – ASEAN sẽ tuân thủ tinh thần của Tổ chức thương mại thế giới.

Một số nhận xét về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng

Thứ nhất, Mỹ luôn dành ưu tiên cao cho ngoại giao kinh tế đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tăng cường thâm nhập thị trường và thúc đẩy liên kết kinh tế, có nghĩa là Mỹ luôn sử dụng hoạt động ngoại giao như là một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu về kinh tế. Trong thời kỳ này, các hoạt động ngoại giao với khu vực được xúc tiến mạnh mẽ. Liên tiếp có các cuộc viếng thăm của các quan chức cao cấp Mỹ tới các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Mục đích chính của các cuộc viếng thăm này là xúc tiến đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực.

Thứ hai, Chính quyền Bush đã thực hiện chính sách thương mại cứng rắn với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là điểm khác biệt so với chính sách thương mại tự do theo cách của các Tổng thống tiền nhiệm trước đó. Với chính sách này, Mỹ luôn thúc ép các nước đối tác, đồng thời là đối thủ về kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN mở cửa hơn nữa thị trường của họ cho các sản phẩm của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ đẩy mạnh cuộc đấu tranh đòi tuân thủ các tiêu chuẩn buôn bán công bằng trên thị trường các nước này.

Thứ ba, chính sách của Mỹ gắn liền với các biện pháp can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế. Chẳng hạn, khi thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước châu Á tăng nhanh và bắt đầu gây ra những khó khăn cho nền kinh tế trong nước, thì Mỹ đã sử dụng các biện pháp can thiệp để giảm bớt tình trạng thâm hụt của cán cân thương mại của Mỹ đối với khu vực này. Chính quyền Mỹ vẫn sử dụng học thuyết buôn bán chiến lược, nhằm

thúc ép các bạn hàng mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho hàng hóa Mỹ xâm nhập vào thị trường của các nước này, tiến đến cắt giảm thâm hụt thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên thị trường khu vực, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.

Thứ tư, chính phủ Mỹ coi các quan hệ thương mại song phương như là bước đi thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đa phương. Trên cơ sở đó, chính phủ Mỹ đã sử dụng ngày càng tích cực hơn các hiệp định song phương để điều chỉnh các mối quan hệ với các đối tác thương mại chủ yếu và có triển vọng như Nhật Bản, Trung Quốc, đồng thời tiếp tục đàm phán và ký các hiệp định thương mại tự do với các nước thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn tiếp tục can dự ở tầm đa phương thông qua APEC và ASEAN. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ lợi dụng APEC để thực hiện mục tiêu mở cửa thị trường của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà không phải thông qua đàm phán song phương. Mỹ muốn lợi dụng cơ chế APEC để phát huy vai trò chủ đạo của Mỹ ở khu vực.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)