trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối so với các nước đồng minh. Mục tiêu trong chiến lược toàn cầu là duy trì vai trò lãnh đạo thế giới, dùng sức mạnh của Mỹ để can thiệp vào công việc của các nước và các tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích và địa vị toàn cầu của Mỹ. Sự kết thúc chiến tranh lạnh cùng với sự tan rã của Liên Xô đã đưa đến chấm dứt chiến lược “Ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản” mà Mỹ theo đuổi hơn bốn thập kỷ qua, khiến họ phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu trong bối cảnh quốc tế mới cực kỳ phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí ngày càng cao trong chiến lược toàn cầu “cam kết và mở rộng” của Mỹ.
Cùng với châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương là một trong hai cánh chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ. Báo chí cho rằng Tổng thống B.Clinton là người phát hiện ra châu Á - Thái Bình
Dương. Điều đó chứng tỏ là vị chí chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương đã được đánh cao ngay từ thời của chính quyền Clinton. Chính vì vậy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành trận địa tiền tiêu trong chính sách ngăn chặn của Mỹ. Sau khi chính phủ B.Clinton lên cầm quyền đã đưa ra chiến lược “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới”, trên thực tế là kế thừa kế hoạch của chính phủ Bush (cha). Trong ba lần nói chuyện ở San Francisco, Tokyô và Xêun, B. Clinton đã trình bày toàn diện và có hệ thống về ý tưởng về xây dựng “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới”. B. Clinton cho rằng, tương lai của Mỹ năm ở chỗ tham dự sâu rộng rãi hơn, sâu hơn, tập trung hơn vào công việc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, cần phải có một “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương xây dựng trên cơ sở chia sẻ lực lượng, chia sẻ thịnh vượng và cùng gánh vác chung những giá trị dân chủ” [6, tr 9]. Mục đích chủ yếu của ý tưởng xây dựng lực lượng này là bảo đảm chắc chắn quyền chủ đạo của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trên thực tế, quan điểm “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới” là bộ phận cấu thành quan trọng của “kết cấu hình con bướm” của trật tự thế giới mới do Mỹ làm chủ đạo. “Con bướm” này có cái đầu là khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ mà Mỹ làm đại não, hai cánh là cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới xuyên Thái Bình Dương và Liên minh Mỹ - Âu, xuyên Đại Tây Dương. Do cánh phải xuyên Đại Tây Dương đã rõ nét, cánh trái xuyên Thái Bình Dương chưa hình thành cho nên trọng điểm chính sách của Mỹ sẽ đặt vào cánh trái, ra sức xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới. Nội dung chủ yếu của chiến lược này gồm 3 cột trụ chính:
Thứ nhất, là cột trụ kinh tế: nghĩa là lấy phát triển mậu dịch tự do làm hạt nhân. Trong đó Mỹ tích cực tham dự và lãnh đạo kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương, tìm cách thiết lập hệ thống kinh tế buôn bán ở châu Á - Thái Bình Dương sao cho ngày càng rộng rãi và tự do hơn.
Thứ hai, là cột trụ quân sự. Đây là quan điểm lấy xây dựng liên minh quân sự có tính khu vực, hình thành cơ chế đối thoại an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm cốt lõi. Do có một số nhân tố mới nảy sinh đang đe dọa an ninh và ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương, uy hiếp lợi ích của Mỹ ở khu vực này. Do vậy Mỹ phải có sự điều chỉnh đối với chính sách an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ ba, là cột trụ chính trị. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền thay cho việc tăng cường quân sự trước đây để đảm bảo an ninh kinh tế của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới là một trong những nội dung trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ cho rằng việc xây dựng Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới tức là làm cho các nước châu Á - Thái Bình Dương được hưởng dân chủ và quyền con người. Việc thúc đẩy rộng rãi dân chủ là một trong những đảm bảo cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể thực hiện được hòa bình và ổn định. Từ đó, giúp Mỹ gạt bỏ được những trở ngại về mặt chính trị, đặt cơ sở nhận thức cho việc xác lập địa vị lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
Có thể nói, trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh là an ninh quân sự và chính trị. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, trong tâm chiến lược về an ninh và quân sự đã chuyển sang an ninh kinh tế, coi an ninh kinh tế là nhân tố quan trọng hàng đầu của an ninh quốc gia. Trong những năm 1990, Mỹ đã ký hàng loạt các hiệp định thương mại với nhiều nước trong khu vực, tổ chức hội nghị APEC… Đây là biểu hiện của việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Với mục đích đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã đề ra các biện pháp đàm phán mậu dịch mà tính khu
vực với các nước châu Á - Thái Bình Dương, nhằm giảm bớt những trở ngại về thương mại, xây dựng vành đai châu Á - Thái Bình Dương nhằm tiến tới việc hình thành liên kết khu vực này.
Như vậy, trước đây chiến lược toàn cầu của Mỹ là dùng vũ lực thì chiến lược toàn cầu hiện nay là dùng tư tưởng, văn hóa để chinh phục thế giới và đảm bảo an ninh kinh tế của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.