Tăng cường hợp tác kinh tế chung trong toàn khu vực

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 49)

Thúc đẩy thương mại tự do thông qua các diễn đàn đa phương

Nhận thức được tầm quan trọng của việc quan hệ kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính phủ Mỹ đã kiên quyết theo đuổi chủ trương thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu thông qua các diễn đàn đa phương. Đây là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược hợp tác của Mỹ.

Thúc đẩy thương mại thông qua WTO

Tiếp cận tự do hóa thương mại quốc tế trên quy mô toàn cầu là phương thức tốt nhất để vừa bao trùm được một cách tối đa các quốc gia, vừa tạo được khả năng tránh những sai lầm và những rủi ro kinh tế liên quan đế các biện pháp đối xử quan hệ giữa các đối tác. Vì vậy, ngay từ khi GATT mới ra đời, mặc dù không đồng ý với nhiều điểm trong hiệp định thành lập, Mỹ vẫn tham gia vào công việc của nó nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tự do hóa thương mại quốc tế. Với tư tưởng chủ đạo của GATT/WTO là tự do hóa thương mại toàn cầu, có nghĩa là xóa bỏ mọi rào cản, mọi hạn chế, mọi điều tiết đối với thương mại trong một nước và giữa các nước, Mỹ đã ra sức lợi dụng điều này để thúc ép các nước thành viên tiếp tục tự do hóa mậu dịch quốc tế. Có thể nói, thái độ kiên quyết thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu là một trong những định hướng chính sách nhất quán của chính quyền Mỹ. Trong thực tế Mỹ là nước giành được hiệu quả kinh tế lớn nhất từ tự do hóa thương mại quốc tế. Đây chính là lý do kể từ lúc thành lập WTO (1/1995), Mỹ đã tham gia tích cực vào công việc của tổ chức này bằng cách vừa mở rộng lĩnh vực hoạt động, vừa tăng thêm số thành viên của nó. Theo sáng kiến của Mỹ, tổ chức này đang xúc tiến mạnh quá trình thương lượng về các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, viễn thông, di chuyển ra nước ngoài những thể nhân chuyên cung cấp các dịch vụ, tức là trong những lĩnh vực mà Mỹ không có nguy cơ cạnh tranh từ nước

ngoài. Đồng thời, Mỹ tích cực thúc đẩy mở rộng tổ chức này bằng cách thu hút thêm những đối tác thương mại mới, nhằm làm cho nó có tính phổ quát hơn nữa. Mặc dù mới ra đời chưa được bao lâu, WTO đã trở thành tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn nhất trong điều tiết toàn cầu bằng việc vận dụng nhiều biện pháp có hiệu quả, dàn xếp các nghĩa vụ và biến các quy tắc buôn bán của tổ chức thành thực tế. Vì vậy, củng cố WTO thành một tổ chức chặt chẽ, nhằm thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại toàn cầu là một trong những phương hướng ưu tiên của chính quyền Mỹ hiện nay để đáp ứng nhiệm vụ mở rộng chu chuyển ngoại thương của Mỹ. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do vị trí ngày càng quan trọng của khu vực này đối với Mỹ, việc đưa các quốc gia ở khu vực này vào hệ thống thương mại thế giới, theo những nguyên tắc cơ bản đã được tạo lập bởi WTO trong những năm qua là một chương trình quan trọng trong chính sách thương mại toàn cầu của Mỹ. Ngay từ khi thành lập, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trong nguyên tắc tự do hóa thương mại và đầu tư của mình đã nêu rõ: GATT/WTO là kim chỉ nam cho các hoạt động của APEC, các biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư áp dụng trong APEC phải phù hợp với những quy định và cam kết đã đạt được ở WTO. Trong các hội nghị của WTO được tổ chức trong những năm qua, Mỹ luôn chủ trương vận động các nước thành viên ủng hộ những chương trình do Mỹ khởi xướng, phù hự với mục tiêu và ý đồ trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Thúc đẩy thương mại khu vực thông qua APEC

Trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đóng một vai trò khiêm tốn, nhưng không phải không có ý nghĩa đối với Mỹ. Chính sách của Mỹ đối với APEC có lẽ được hiểu thấu đáo nhất trong bối cảnh các nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương,

mặc dù Mỹ tiếp tục chủ yếu dựa trên các hoạt động đơn phương, các thỏa thuận song phương để duy trì và mở rộng thị trường, hợp tác kinh tế song phương ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường lợi ích của Mỹ. Đặc biệt, Mỹ đã thiết lập một cơ chế điều chỉnh được tăng cường. Trong đó, WTO là trung tâm chính thức để quản lý hoạt động cạnh tranh kinh tế quốc tế. Chính phủ Mỹ luôn khẳng định APEC phù hợp với cơ chế của WTO. Mỹ chống lại bất cứ dấu hiệu nào cho thấy APEC đưa ra cách đối xử phân biệt trong khối thương mại, hy vọng rằng, thay vào đó, các nước khu vực này có thể tạo nên vị trí cho quá trình tự do hóa kinh tế toàn cầu. Thực tế, Mỹ từ lâu đã cố gắng thâm nhập vào sự tiến triển của APEC. Diễn đàn dựa trên chương trình làm việc chính thống, hướng tới các mục tiêu cụ thể vì hoạt động đầu tư và thương mại tự do hơn. Mỹ cũng đã cố gắng sử dụng APEC như một lợi thế về chi phí so sánh với các đối tác khác như Liên minh châu Âu, bởi sự lo ngại bị bỏ ngoài cuộc mà Mỹ sẽ chuyển trọng tâm tới nhóm kinh tế khu vực như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và APEC nếu không có một sự tiến bộ thỏa mãn ở mức chung cho toàn cầu. Mỹ hy vọng rằng sự tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tạo ra một bước nhảy vọt mới cho một vòng đàm phá mới trong thương mại toàn cầu ở WTO. Ngay cả khi Mỹ đã được cảnh báo qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Mỹ vẫn coi khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Do vậy, Mỹ muốn đảm bảo sự tiếp cận với các thị trường châu Á - Thái Bình Dương một cách chắc chắn và rộng rãi hơn. Hơn thế nữa, Mỹ còn nhận biết được cơ hội quan trọng cho việc thành lập tổ chức khu vực và Mỹ tin chắc sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa tất yếu sẽ hình thành các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Vì vậy, Mỹ muốn tham gia đầy đủ vào bất cứ hoạt động nào của khu vực này. Mục đích chính của sự điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư của Mỹ đối với các nước

châu Á - Thái Bình Dương là nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế thông qua đầu tư và thương mại để duy trì dự thịnh vượng của nước Mỹ.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)