tâm của nền kinh tế thế giới
Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên như là một khu vực phát triển năng động, là nơi tập trung của các nền kinh tế phát triển nhanh và năng động nhất thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, các NIEs… Điều đáng nói là không chỉ một số nước lớn trong khu vực tham gia vào sự phát triển kinhd tế năng
động mà tốc độ phát triển kinh tế cao còn được duy trì liên tuch trong nhiều năm. Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thập kỷ 90, các nước NIEs và ASEAN luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức 6-8%. Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 1996. Ngay cả khi các nền kinh tế tong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng trưởng ngoại mục: 1,7% năm 1999; 8% năm 2000. Tiềm năng phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn rất lớn và khu vực này vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới bởi những nhân tố cơ bản quyết định sự năng động kinh tế vẫn còn tồn tại.
Thực tế vừa qua cho thấy, các nền kinh tế bị khủng hoảng phát triển với tốc độ tuy thấp hơn trước, song vẫn cao so với các khu vực khác. Về GDP, tỷ trong của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong sản lượng thế giới đã tăng rất nhanh và sự phụ thuộc ngày càng cao giữa các nền kinh tế trong khu vực đã đưa khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng của nền kinh tế thế giới. Từ quá trình tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể nhận thấy các quốc gia trong khu vực này đang thực hiện một cuộc chay đua tốc lực để ngày càng rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Trong gần 20 năm qua (1985-2002), tỷ trong GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tỏng sản lượng của thế giới đã tăng hơn 1,3 lần, trong khi tỷ trong của châu Âu tăng không đang kể (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tỷ trọng GDP của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng trong nền kinh tế thế giới
Năm % GDP của châu Á - Thái Bình
Dƣơng
% GDP của liên minh châu Âu
% GDP của Mỹ
1995 25,75 29,86 25,5 2000 23,46 25,87 32,4 2000 23,46 25,87 32,4 2001 23,55 25,39 25,9 2002 23,05 26,47 30,5
Nguồn: World Economic Outlook Database, GDP of all countries at current prises. http://www.imf.org/extenal/ft/wo/weo/data.
Nếu xét theo xu hướng và triển vọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có thể thấy rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong thập niên đầu thế kỷ XXI, vượt qua hai trung tâm kia để giữ vị trí độc tôn trong nền kinh tế thế giới. Về mậu dịch, trong khối lượng xuất khẩu toàn thế giới, tỷ trong của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng từ 22,2% (năm 1990) lên 31,9% (năm 2000). Đối với nhập khẩu, tỷ trong của châu Á - Thái Bình Dương đạt 13,7 (năm 1990) và tăng lên 35,1% (năm 2002) [24] Về đầu tư, khu vưc châu Á - Thái Bình Dương là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới. Năm 2000, châu Á nhận được 48,1 tỷ USD vốn FDI, đến nam 2001, con số này là 56,7 tỷ USD. Trung Quốc là nước nhân FDI lớn nhất với 34 tỷ USD trong năm 2000 so với 28 tỷ USD trong năm 1993, chiếm 42% tổng FDI vào các nước có thu nhập thấp và trung bình của thế giới, gấp hơn 6 lần nước nhận được FDI lớn thứ hai ở châu Á là Malaixia. Lượng FDI vào nhiều nước khác ở Đông Á cũng tăng lên. Năm 2001, ASEAN thu hút khoảng 53 tỷ USD, tăng 3,1 lần so với năm 1992. Theo báo cáo của tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO), FDI của thế giới vào các nước đang phát triển tăng mức hai con số trong mấy năm gần đây, trong đó 60% vốn đầu tư đó đang được đổ vào khu vực Đông Á. Sự phát triển nhanh chóng trong buôn bán là nhân tố quyết định góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ràng buộc các nền kinh tế trong khu vực với nhau. Trong khu vực hiện nay đã hình thành kết cấu 3 tầng: nước phát triển (Nhật Bản), các nền kinh tế mới
công nghiệp hóa (NIEs), các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Kết cấu này thể hiện đặc biệt rõ tại Đông Á. Do không đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực nên đã hình thanh mô hình phân công lao động nhiều tầng đã được các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước đang phát triển, khai thác bằng cách thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế để thu hút công nghệ cao và phát huy những lợi thế so sánh của mình. Kết quả là quan hệ kinh tế, mậu dịch nội khu vực đã phát triển mạnh và mối quan hệ này tiếp tục là một động lực quan trọng cho sự phồn thịnh chung.
Mặt khác, châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với Mỹ. Về địa – chính trị, Mỹ hiện có hiệp định phòng thủ song phương với 5 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các hiệp định này có ý nghĩa hết sức lớn lao để duy trị sự cân bằng lực lượng trong khu vực. Mỹ cho rằng các liên minh quân sự và các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực sẽ cho phép ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ gây bất ổn định trong khu vực. Về kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện là nơi duy nhất trên thế giới quy tụ 4 trong 5 cường quốc hàng đầu, 4 “con rồng” và một số nước khác cũng đang hóa rồng hoặc đang chuẩn bị cất cánh. Sự vươn lên mạnh mẽ của châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra cơ hội cho Mỹ đầu tư và trao đổi buôn bán với các nước trong khu vưc này.
Trong thực tế, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Mỹ, là thị trường lớn nhất đối với hàng hóa Mỹ. Trong gần 20 năm qua, sức mua hàng hóa và dịch vụ Mỹ của châu Á - Thái Bình Dương tăng 3,6 lần, từ khoảng 47 tỷ USD năm 1985 lên 195 tỷ USD năm 2000, mức cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù sau cuộc khủng bố 11/9, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương có giảm sút. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế sau đó của Mỹ cũng kéo theo sự tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang
khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt gần 181,1 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2002. Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tăng trưởng nhanh chóng, từ 182,4 tỷ USD năm 1990 lên 429,9 tỷ USD năm 2003 (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Kim ngạch XNK và cán cân thƣơng mại của Mỹ với các nƣớc Đông Á (đơn vị: triệu USD)
Năm Xuất khẩu của Mỹ sang các nƣớc Đông Á Nhập khẩu của Mỹ từ các nƣớc Đông Á Tổng kim ngạch XNK Cán cân 1990 104.908,4 182.420,3 284.328,7 - 77.511,9 1995 174.953,0 294.607,8 436.064,2 - 153.151,4 2000 195.066,7 426.702,0 621.768,7 - 231.635,3 2001 174.751,8 383.338,5 558.090,3 - 208.586,7 2002 169.044,2 402.707,3 571.751,5 - 233.663,1 2003 181.090,4 429.899,2 610.989,6 - 248.808,8
Nguồn: US Census Burreau, Foreign Trade Divison, Data Dissmination Branch, Washinhton D.C. 2004
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại khu vực đã gắn kết nước Mỹ với cả các nước giầu lẫn các nước nghèo nhất trong khu vực. Năm 2002 tỷ trọng của châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm 40% tổng ngoại thương của Mỹ và tạo cho nước này 2,5 triệu công ăn việc làm. Chỉ riêng Hàn Quốc và Singapo với dân số 48 triệu người những hàng năm mua của Mỹ khối lượng hàng hóa nhiều hơn tất cả các nước Nam Mỹ có tổng số dân lên tới 300 triệu người. Buôn bán Mỹ – Trung tăng theo cấp số nhân. Còn buôn bán giữa Mỹ với Nhật Bản đạt doanh số lớn nhất thế giới. ASEAN hiện là thị trường lớn thứ tư của Mỹ. Chính nhờ sự phát triển nhanh về kinh tế và thương mại, thị trường châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế trong khu vực hiện có thể cạnh tranh với các bạn hàng thương mại truyền thống của Mỹ xét về tầm quan trọng đối với xuất khẩu của Mỹ. Với những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các trung tâm kinh tế thế giới, các nước lớn, đặc biệt là Mỹ đều hướng
trọng tâm hoạt động kinh tế vào khu vực này, xem đây là nơi chứa đựng nhiều yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của mình.