Tác động đối với toàn khu vực nói chung

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 89)

Đứng trên góc độ toàn khu vực, tác động của sự điều chỉnh chính sách kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thể hiện ở một khía cạnh sau:

Thứ nhất, đối với APEC, dưới sự thúc ép và vận động của Mỹ, tự do hóa thương mại và đầu tư luôn là những vấn đề chính được đưa vào chương trình nghị sự của APEC. Chính điều này đã có tác động tích cực đến tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ sau Hội nghị cấp cao APEC đầu tiên, Ủy ban Thương mại Đầu tư (CTI) của APEC đã được thành lập và cũng từ đây quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong APEC có sự tiến triển nhanh chóng, bất kể những trở ngại do cơ chế ra quyết định tập thể và việc nhấn mạnh sự nhất trí trong APEC. Các thành viên APEC đã cam kết thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và

năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển. Các nhà lãnh đạo APEC cũng đã xây dựng một kế hoạch hành động và xác định rõ các nguyên tắc chung cho việc thực hiện tiến trình do hóa thương mại và đầu tư một cách nhất quán với WTO. Và gần đây nhất vào tháng 6/2003, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên APEC tại Thái Lan cũng đã đề cập đến việc tăng cường hợp tác kinh tế nhằm đảm bảo an ninh trong thương mại quốc tế.

Thứ hai, trong lĩnh vực đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ có tác động nhất định đối với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nhưng tựu chung lại, nó góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và hiệu quả sản xuất ở các nước này. Tất cả các nền kinh tế Đông Á trong những thập niên qua đã đều tìm cách thu hút FDI của Mỹ, cho dù thái độ đối với FDI và sự lựa chọn FDI của từng nước có khác nhau. Với Hàn Quốc và Đài Loan, FDI không được ủng hộ nhiều: Tỷ lệ FDI/GDP của Hàn Quốc chỉ chiếm 0,81% và của Đài Loan chỉ chiếm 2%; tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa từ các dự án FDI chỉ chiếm 25,6% trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Đài Loan và 19% của Hàn Quốc. Trong khi đó ở các nước ASEAN, điển hình là Malayxia, FDI/GDP chiếm 7,4% và xuất khẩu hàng hóa từ các dự án FDI chiếm 45% tổng xuất khẩu. Chính thái độ cởi mở của các nước ASEAN đã khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ tăng cường đầu tư vào khu vực này.

Tác động rõ ràng nhất của dòng FDI của Mỹ vào châu Á - Thái Bình Dương là nó đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của các nước này. Ở Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, Mỹ là nước đầu tư lớn thứ ba sau Nhật Bản và NIEs. Riêng ở Singapo, kể từ đầu thập kỷ 80 đến nay, Mỹ luôn là nước có số vốn đầu tư và chiếm tỷ phần đầu tư lớn nhất. Tại Trung Quốc, Mỹ đang cố gắng giành giật địa bàn đầu tư này với Nhật Bản để trở thành nước đầu tư lớn thứ hai sau NIEs. Dòng

vốn đầu tư của Mỹ tăng liên tục vào châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ từ sau năm 2000 đến nay, cho thấy chính phủ các nước này đã tạo nhiều điều kiện ưu đãi để thu hút FDI của Mỹ. Dòng vốn FDI của Mỹ vào châu Á - Thái Bình Dương cũng đã đem lại nhiều lợi ích cho các nước nhận đầu tư trong việc tiếp nhận công nghệ mới hiện đại. FDI của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương tập trung rất cao vào ngành khai khoáng (65,7% FDI vào ASEAN và 39,8% vào các nước châu Á - Thái Bình Dương khác), tiếp đó là ngành chế tạo khoảng 18,4% vào ASEAN và 22% vào các nước châu Á - Thái Bình Dương khác. FDI của Mỹ đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và định hướng xuất khẩu ở nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương. Một số công ty xuyên quốc gia của Mỹ có mặt trong các ngành điện, điện tử, viễn thông, chế tạo ô tô, dầu khí,… đã giúp các nước châu Á - Thái Bình Dương phát triển những mạng lưới sản xuất phức tạp và sâu rộng, tạo ra mạng lưới mậu dịch nội bộ công ty rất phát triển giữa các chi nhánh hoặc giữa các chi nhánh với công ty mẹ ở Mỹ. Cũng giống như các nước đầu tư chủ yếu khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đầu tư của Mỹ đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người trong khu vực. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, riêng các chi nhánh của các công ty Mỹ (chưa kể các ngân hàng) ở Nhật Bản đang đảm bảo công ăn việc làm cho khoảng 400.000 người lao động Nhật Bản với tổng quỹ lương phải trả hàng năm lên tới 24 tỷ USD. Khác với Nhật Bản chỉ chuyển rất ít công nghệ ra nước ngoài và thường giữ lại các bí quyết về công nghệ của mình, các công ty Mỹ có quan hệ chặt chẽ với các công ty nước ngoài đề tạo ra quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường nước người. Việc Mỹ chuyển giao công nghệ cho các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giúp các nước này đào tạo có được một đội ngũ lao động tay nghề cao và nhiều chuyên gia giỏi. Thêm vào đó, tác phong quản lý,

sản xuất của các công ty Mỹ giúp các nền kinh tế khu vực học hỏi thêm mô hình quản lý hiện đại.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 89)