- Ổn định tổ chức, điểm danh.
b. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Phương pháp: Quan sát thực hành, dùng lời. - Đồ dùng phương tiện: trống, phách, sắc sô, …
c.Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, giơi thiệu bài: - Lớp đọc bài “ Nghe lời cô giáo”.
- Cô giáo dục trẻ: ngoan ngoãn, nghe lời cô. - Giới thiệu bài trực tiếp.
* Hoạt động 2: Trọng tâm: - Cô hát lần 1 diễn cảm. - Giảng nội dung.
- Bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non” nói về các bạn nhỏ đang học trong trường mầm non, được cô dạy múa hát rất hay, rất vui.
- Nào cô mời các con cùng cầm dụng cụ của mình lên hát cùng cô nào? - Lớp hát cùng cô 2-3 lần thay đổi đội hình theo yêu cầu của cô, dùng dụng cụ để hát.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân thi nhau hát. * Hoạt động 3: Nghe hát: “Đi học”.
- Cô hát lần 1 diễn cảm. - Giảng qua nội dung bài hát. - Lần 2 cô mời trẻ hát cùng.
- Lần 3 có thể mởi nhạc hay cô hát trẻ nhún nhẩy tùy ý trẻ. * Hoạt động 4 Trò chơi: Tiếng hát ở đâu.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi - Cô hướng dẫn trẻ chơi. - Bao quát trẻ.
* Hoạt động 5 : Kết thúc:
- Lớp hát bài: Trường chúng cháu là trường mầm non.
3.2: Môn: tạo hình: Vẽ đồ chơi tặng bạn.
a. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ ra bức tranh về đồ chơi tặng bạn
- Rèn kỹ năng ghi nhớ , phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. - Giáo dục trẻ biết lễ phép, giữ gìn vệ sinh xung quanh trường lớp…
- Biết mối quan hệ hợp tác với nhau qua các hoạt động, cùng nhau chia sẻ trong khi chơi
b. Chuẩn bị:
- Không gian tổ chức: Trong lớp học.
- Phương pháp: Quan sát thực hành, dùng lời.
- Đồ dùng phương tiện: Tranh mẫu về những đồ chơi.
c.Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Lớp đọc bài “ Em vẽ ”. - Giáo dục trẻ.
* Hoạt động 2: Quan sát- đàm thoại: - Cô treo tranh cho trẻ quan sát.
Tranh 1: vẽ bông hoa: - Bức tranh vẽ về gì? - Có những đồ chơi gì? - Đồ chơi này có mầu gì? - Dùng những nét gì để vẽ? - Bố cục tranh như thế nào?
Tranh 2: vẽ cây bút chì:
Tranh 3: vẽ đu quay.
- Cô đàm thoại các tranh tương tự.
- Muốn vẽ được bức tranh về những đồ dùng đồ chơi thì chúng ta cần kỹ năng gì?
- Cô gợi ý cho trẻ kỹ năng vẽ, cầm bút, chọn màu tô...
- Cô kết hợp giáo dục trẻ biết đi học biết lễ phép, gìn đồ dùng đồ chơi.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cho cả lớp chơi trò chơi “5 ngón tay dích dắc”.
- Cháu thực hành vẽ cô bao quát giúp đỡ trẻ trong khi vẽ ...
* Hoạt động 4: Kết thúc: - Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm: Gọi 3-4 cháu nhận xét: - Bạn vẽ được bức tranh gì?
- Tô màu bức tranh như thế nào? - Tô màu có đẹp không?
- Cô nhận xét.
- Hát bài kết thúc tiết học: “ Vui đến trường”.
4. H oạt động góc:
a. Góc xây dựng: Xây trường lớp mầm non. -Cô chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho trẻ.