Chức năng của Kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nƣớc có 2 chức năng cơ bản là:
- Quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý.
- Huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc, cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái và trái phiếu.
Thực hiện và cụ thể hoá các chức năng nêu trên, Chính phủ, Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ của Kho bạc nhà nƣớc bao gồm những nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nội ngành.
Nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước
Nhiệm vụ chung:
Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc: KBNN có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản tiền của Nhà nƣớc, kể cả tiền vay, tiền trên tài khoản của ngân sách nhà nƣớc các cấp. Cụ thể:
+ KBNN có nhiệm vụ tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN (bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nƣớc và nƣớc ngoài); tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc nhà nƣớc; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nƣớc cho các cấp ngân sách theo quy định. Luật Ngân sách, Điều 47 quy định “ toàn bộ các khoản thu NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nƣớc”.
36
+ KBNN tổ chức thực hiện chi NSNN. KBNN quản lý, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi từ NSNN bao gồm cả chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc.
+ Để thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nƣớc, Kho bạc nhà nƣớc có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc. KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Quản lý các quỹ tài chính khác của Nhà nƣớc:
+ KBNN các cấp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, kiểm soát các quỹ dự trữ tài chính của trung ƣơng, của các cấp chính quyền địa phƣơng, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nƣớc và một số quỹ tài chính Nhà nƣớc khác.
+ Quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
+ Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
KBNN có nhiệm vụ quản lý, bảo quản an toàn và hạch toán theo dõi các tài sản do các cơ quan Nhà nƣớc tạm thu, tạm giữ tại Kho bạc nhà nƣớc, đồng thời KBNN có trách nhiệm tham gia với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khoản tạm thu, tạm giữ; thực hiện lệnh thu vào NSNN hoặc chi trả lại cho đối tƣợng có tài sản bị tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.
Tổ chức hạch toán kế toán NSNN và các quỹ tài chính khác của Nhà nước
Để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc, KBNN các cấp tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán NSNN, kế toán các quỹ và tài sản do Nhà nƣớc giao. Trên cơ sở các số liệu kế
37
toán, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo quy định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn
KBNN thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và điều hành vốn nhƣ một ngân hàng.
- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN đƣợc mở tài khoản tại KBNN. KBNN kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản.
- KBNN đƣợc mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn tại NHNN và các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình.
Để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đƣợc giao quản lý, KBNN tổ chức quản lý, điều hành vốn tập trung, thống nhất. KBNN đƣợc sử dụng tồn ngân KBNN để tạm ứng cho NSNN theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển
- Xuất phát từ nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, KBNN đƣợc Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN. Nguồn vốn huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ bảo đảm bù đắp thiếu hụt ngân sách và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
- Nhu cầu về vốn cho đầu tƣ phát triển từ NSNN ngày càng lớn, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Thông qua phát hành công trái, trái phiếu, mỗi năm KBNN huy động đƣợc hàng chục ngàn tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự án lớn của Nhà nƣớc. Nguồn vốn huy động cho đầu tƣ phát triển đang trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế và trên thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta.
Quản lý, cấp phát, cho vay đối với các chương trình mục tiêu của Chính phủ
Quản lý, cấp phát cho vay các dự án, chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng mà ngành KBNN đƣợc Chính phủ giao trong quá
38
trình thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện nhiệm vụ này, KBNN phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thẩm tra, thẩm định, cấp phát, cho vay các dự án, chƣơng trình, đảm bảo vốn cấp phát, cho vay đúng mục đích hiệu quả.
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, KBNN còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trƣởng Bộ tài chính.
Nhiệm vụ cụ thể của Kho bạc nhà nƣớc
KBNN là một tổ chức thuộc Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách nhà nƣớc, KBNN đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung theo ngành dọc, hoạt động thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Vì vậy, KBNN có những nhiệm vụ về quản lý nội ngành, đảm bảo hoạt động của mình thông suốt và tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc. Những nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống KBNN; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KBNN theo quy định của Nhà nƣớc và phân cấp của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
- Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật; đƣợc sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong hệ thống - Hiện đại hoá hoạt động và cơ sở vật chất của KBNN
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN.
2.2.Thực trạng hoạt động phát hành TPCP tại KBNN Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Thị trƣờng TPCP Việt Nam hiện nay
Từ năm đầu những năm 80 của thế kỉ hai mƣơi, nhà nƣớc đã phát hành công trái nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tƣ, phát triển
39
kinh tế. Nhƣng do đồng tiền chƣa ổn định, mức độ tích lũy vốn trong dân cƣ còn thấp nên kết quả huy động còn chƣa cao, và tần suất huy động còn thấp.
Để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đặc biệt là trong những năm gần đây, với phƣơng châm “vốn trong nƣớc là quyết định, vốn nƣớc ngoài là quan trọng”, chúng ta đã đẩy mạnh công tác huy động vốn trong nƣớc thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Vì vậy, doanh số phát hành trái phiếu chính phủ không ngừng tăng lên, bình quân mỗi năm đạt trên dƣới 20.000 tỷ đồng. Kết quả này là một đóng góp rất quan trọng để cân đối ngân sách Nhà nƣớc hàng năm, giải quyết kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế, đặc biệt là bố trí nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển.
Thực hiện chiến lƣợc huy động các nguồn vốn trong nƣớc phục vụ nhu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994, Nghị định số 01/2000/NĐ - CP ngày 13/01/2000 (thay thế Nghị định 72/CP) về quy chế phát hành các loại TPCP. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng nhằm tạo lập và đổi mới cơ chế huy động vốn trong nƣớc. Để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính trong thời kỳ đổi mới, đồng thời trao quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các chủ thể phát hành trong việc huy động, quản lý, sử dụng và trả nợ, ngày 20/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ - CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng (thay thế Nghị định số 01/2000/NĐ-CP). Nghị định cùng các Thông tƣ hƣớng dẫn đồng bộ đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng và ngày càng hoàn thiện trong công tác huy động vốn trong nƣớc.
Các đợt phát hành thực hiện tƣơng đối thƣờng xuyên, cơ chế lãi suất từng bƣớc đƣợc nới lỏng, bảo đảm đƣợc quyền lợi của ngƣời đầu tƣ cũng nhƣ nhu cầu vốn của Ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ các chủ thể phát hành khác. Các điều khoản, điều kiện của trái phiếu đã đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, góp phần nâng
40
cao tính thanh khoản của trái phiếu, đồng thời cung cấp khối lƣợng hàng hoá khá lớn cho Trung tâm giao dịch chứng khoán trong giai đoạn đầu hoạt động.
Hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc với chức năng huy động vốn cho Ngân sách Nhà nƣớc và đầu tƣ phát triển đã góp phần tạo ra những yếu tố tiền đề cho sự hình thành một thị trƣờng vốn nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng. Các hình thức tín phiếu, trái phiếu ngày càng đa dạng hoá với nhiều loại kỳ hạn, lãi suất, phƣơng thức phát hành và thanh toán khác nhau chính là nguồn cung cấp hàng hoá ban đầu cho thị trƣờng chứng khoán.
Trong các nguồn vốn huy động qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc thì vốn trung và dài hạn có xu hƣớng ngày một tăng, cơ cấu dƣ nợ trái phiếu chuyển dần từ ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định kế hoạch dài hạn cho ngân sách nhà nƣớc trong việc thanh toán trái phiếu khi đến hạn mà còn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ dài hạn của ngân sách Nhà nƣớc cho nền kinh tế.
Hàng năm, thông qua thị trƣờng TPCP, Chính phủ đã huy động đƣợc hàng nghìn tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển, góp phần khơi thông các nguồn vốn trong xã hội, tạo lập một môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế. Tính tới thời điểm cuối năm 2007, đã có hơn 114.809 tỷ đồng trái phiếu đƣợc niêm yết giao dịch tại SGDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC), tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000. Trong đó, TPCP niêm yết chiếm tỷ trọng trên 90% tổng giá trị trái phiếu niêm yết. Mức độ vốn hoá thị trƣờng trái phiếu hiện nay khoảng 8% GDP là khá khiêm tốn so với thị trƣờng trái phiếu của các nƣớc trong khu vực ( bình quân từ 50% - 70% trừ Nhật Bản là trên 100% GDP).
Các loại TPCP nói chung và tín phiếu kho bạc nói riêng là công cụ nợ có tính thanh khoản, khả năng sinh lợi cao, tính rủi ro thấp trên thị trƣờng nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm tham gia của các nhà đầu tƣ và kinh doanh trái phiếu. Khối lƣợng TPCP giao dịch trên thị trƣờng mở từ 7/2000 đến 31/10/2010 đạt
41
trên 588.926 tỷ đồng ( trong đó tín phiếu kho bạc là trên 252.233 tỷ đồng). Tín phiếu kho bạc đã đƣợc các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu, cầm cố tại NHNN và tham gia nghiệp vụ thị trƣờng mở để đảm bảo khả năng thanh toán. Đối với các tổ chức tín dụng khi họ tham gia trên thị trƣờng mở và đầu tƣ vào tín phiếu kho bạc không chỉ đơn thuần là hình thức đầu tƣ an toàn mà còn là đầu tƣ dự phòng nhằm đảm bảo tính thanh khoản.
Về nguyên tắc, tất cả các TPCP đều đƣợc niêm yết và giao dịch tại TTGDCK nhƣng hiện nay chỉ có TPCP đấu thầu qua TTGDCK , trái phiếu đƣợc bảo lãnh là đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật của TTGDCK, còn các loại TPCP khác thì tạm thời chƣa đƣợc niêm yết giao dịch. Năm 2006, khối lƣợng trái phiếu giao dịch trên thị trƣờng thứ cấp đạt con số trên 485 triệu trái phiếu, với trị giá trên 47.505 tỷ đồng đƣợc chuyển nhƣợng. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã có trên 599 triệu trái phiếu đƣợc giao dịch với khối lƣợng đạt trên 62.208 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến hoạt động đấu thầu cũng nhƣ giao dịch trái phiếu khả quan là do áp dụng phƣơng thức đấu thầu bán trái phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá, bên cạnh đó các công ty chứng khoán đã triển khai thuận lợi hoạt động giao dịch mua, bán trái phiếu có kỳ hạn. Việc giao dịch trái phiếu trên Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện theo cả 2 phƣơng thức thoả thuận và báo giá, yết giá theo giá và theo lãi suất. Mọi nhà đầu tƣ đều có thể tham gia giao dịch trên thị trƣờng thông qua các thành viên môi giới thị trƣờng.
Nhằm mục đích mở rộng phạm vi hoạt động của thị trƣờng giao dịch TPCP, liên kết thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp, tăng cƣờng công tác quản lý và giám sát thị trƣờng, ngày 24/09/2009, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội( HNX) chính thức khai trƣơng và đƣa hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt vào hoạt động. Hàng hóa trên thị trƣờng bao gồm: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, và trái phiếu đƣợc chính phủ bảo lãnh. Có 2 loại giao dịch trên thị trƣờng: giao dịch thông thƣờng(outright) và giao dịch mua lại( repo). Nhờ vậy, hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt sẽ giúp thu thập thông tin chính xác về tình hình cung, cầu, giá trái phiếu và lãi suất trên thị
42
trƣờng thứ cấp chính xác. Tham gia vào thị trƣờng là các công ty chứng khoán thực hiện giao dịch tự doanh, môi giới; các ngân hàng thƣơng mại với tƣ cách là thành viên đặc biệt, tham gia giao dịch tự doanh. Các thành viên không phải là thành viên hệ thống TPCP chuyên biệt sẽ đặt lệnh giao dịch( tự doanh, hoặc môi giới) thông qua công ty chứng khoán thành viên.
Sau khi triển khai Quyết định số 2276/2006/QĐ - BTC, khối lƣợngTPCP phát hành, niêm yết và giao dịch qua TTGDCK Hà Nội đã có những tín hiệu khả quan, cụ thể Quý III/2006 là 597,87 tỷ đồng; quý IV/2006 là 5.217,53 tỷ đồng; quý I/2007 là 20.806,83 tỷ đồng; quý II/2007 là 21.349 tỷ đồng, tính bình quân giao dịch TPCP trong 6 tháng đầu năm 2007 là 351,29 tỷ đồng. Ngày 24/9/2009,