Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hoạt động phát hành trái phiếu Chính Phủ tại Kho bạc Nhà nước (Trang 34)

Trung Quốc bắt đầu phát hành TPCP từ năm 1981 trong điều kiện nền kinh tế đang thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Các bƣớc phát triển nhƣ sau:

Giai đoạn 1981-1987: TPCP đƣợc phân phối cho cán bộ công chức (trừ vào lƣơng).

27

Giai đoạn 1987-1990: TPCP đƣợc niêm yết và giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán tập trung tại hai Sở GDCK Thƣợng Hải và Thâm Quyến.

Giai đoạn 1991-1998: Là giai đoạn hình thành và ổn định của thị trƣờng TPCP.

Giai đoạn 1998-2006: Là giai đoạn phát triển đột biến của TPCP, bình quân mỗi năm phát hành từ 300-700 tỷ NDT, chiếm khoảng 3% GDP và 30% tổng thu NSNN.

Giai đoạn 2006 tới nay, thị trƣờng TPCP Trung Quôc phát triển vẫn khá mạnh, nhƣng không giữ đƣợc tốc độ nhƣ giai đoạn 1998- 2006, mặc dù khối lƣợng huy động là lớn hơn.

TPCP đƣợc phát hành dƣới 2 hình thức: Trái phiếu ghi sổ (phi vật chất) chiếm tỷ trọng 70%, chủ yếu bán cho các tổ chức, các nhà đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; trái phiếu chứng chỉ, chiếm 30%, chủ yếu phát hành trực tiếp ra công chúng.

Trái phiếu ghi sổ đƣợc phát hành dƣới hình thức đấu thầu hoặc bảo lãnh. Từ năm 2003 đến nay, lãi suất trái phiếu ghi sổ hoàn toàn do thị trƣờng quyết định, không có sự can thiệp của Nhà nƣớc. Điều đáng chú ý là mỗi nhà bảo lãnh phát hành không đƣợc mua vƣợt quá 35% tổng lƣợng trái phiếu phát hành trong mỗi kỳ.

Trái phiếu chứng chỉ: Thực hiện từ năm 1998 trở về trƣớc, chi phí in ấn, quản lý cao, tính lƣu thông hạn chế và không bảo đảm an toàn (do làm chứng chỉ giả, mất, cháy...). Từ năm 1999, Trung Quốc chấm dứt việc in chứng chỉ trái phiếu, thay vào đó là in giấy chứng nhận trên máy vi tính và trao cho ngƣời dân khi mua trái phiếu.

Trái phiếu phát hành dƣới dạng lô lớn: Mỗi đợt phát hành khoảng 30 ngày, mỗi năm phát hành khoảng 7 - 10 đợt;

Kỳ hạn trái phiếu đƣợc chia làm 3 loại:

 Ngắn hạn (3, 6 và 12 tháng) trả lãi sau;

28

 Dài hạn (10, 15, 20 và 30 năm, trả lãi 6 tháng một lần.

Trên thị trƣờng thứ cấp, tỷ lệ giao dịch TPCP nhìn chung còn rất thấp, chỉ vào khoảng 1% trên tổng số chứng khoán đƣợc niêm yết và giao dịch trên TTCK. Tình hình này chƣa phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay.

Một số kinh nghiệm của Trung Quốc có thể nghiên cứu và vận dụng ở Việt Nam:

 Phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN: Từ những năm đầu của thập kỷ 80, quy mô lớn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Những công trình còn Trung Quốc rất chú trọng việc phát hành TPCP để huy động vốn cho NSNN. Nguồn vốn huy động từ TPCP chỉ dành riêng để đầu tƣ cho những công trình có lại đƣợc đầu tƣ bằng nguồn ngân sách địa phƣơng và của các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó một phần đáng kể đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn của tƣ nhân. Đây là chủ trƣơng “Quốc thoái dân tiến” nhằm giảm dần gánh nặng cho NSNN đã đƣợc Chính phủ, các ngành, các địa phƣơng và toàn dân đồng tình ủng hộ.

 Phát hành TPCP ra công chúng: Từ năm 1998 trở về trƣớc, TPCP đƣợc phát hành dƣới hình thức chứng chỉ và đƣợc in rất công phu. Mỗi đợt phát hành, chứng chỉ trái phiếu đƣợc Trung ƣơng phân phối về cho các địa phƣơng trên cơ sở khả năng có thể huy động nhiều hay ít (giống nhƣ ở Việt Nam những năm vừa qua). Chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển ấn chứng chỉ khá tốn kém. Từ năm 1999, Trung Quốc bỏ việc in ấn chứng chỉ tập trung ở Trung ƣơng và giao cho các địa phƣơng trực tiếp in chứng chỉ trên máy tính tại các điểm phát hành TPCP theo mẫu do Trung ƣơng quy định thống nhất trong cả nƣớc. Ƣu điểm của cơ chế này là đảm bảo an toàn vì tất cả các dữ liệu của một tờ TPCP đều đƣợc lƣu giữ và bảo mật trong máy vi tính. Trƣờng hợp chủ sở hữu làm mất chứng chỉ TPCP vẫn đƣợc bảo đảm thanh toán đầy đủ khi đến hạn. Ngoài ra, tạo quyền chủ động cho các địa phƣơng trong việc phát hành chứng chỉ để huy động vốn, đồng thời giảm đáng kể chi phí in ấn.

29

 Trái phiếu chính phủ đƣợc bán ra bình đẳng cho mọi đối tƣợng thông qua các kênh bán buôn và bán lẻ tuỳ thuộc vào nhu cầu của ngƣời mua TPCP. Điều quan trọng là ngƣời mua TPCP (bao gồm cả thể nhân và pháp nhân) để đƣợc miễn thuế thu nhập, điều này làm tăng đáng kể tính hấp dẫn của TPCP so với các loại trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu tài chính. Mặt khác, TPCP đƣợc phát hành theo từng đợt, mỗi năm phát hành khoảng 5-7 đợt, mỗi đợt khoảng hai tuần và chỉ tập trung ở những địa phƣơng có tiềm năng kinh tế; không phát hành TPCP ở những vùng kinh tế khó khăn, thu nhập của ngƣời dân thấp. Hiện nay khối lƣợng TPCP phát hành trực tiếp ra công chúng còn chiếm tỷ trọng khá cao, xấp xỉ 30%. ở Việt Nam bình quân khoảng 15%; có những năm, các địa phƣơng phải huy động 3 loại TPCP, bao gồm Trái phiếu kho bạc, Công trái XDTQ, TP công trình trung ƣơng và địa phƣơng. Tình hình này có gây khó khăn cho các địa phƣơng, đặc biệt là những địa phƣơng nghèo trong công tác huy động vốn. Trong tƣơng lai, TPCP sẽ đƣợc phát hành chủ yếu qua các kênh bán buôn (bảo lãnh và đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán ); việc phát hành TPCP ra công chúng chủ yếu là công trái xây dựng tổ quốc.

Nhƣ vậy, kết thúc chƣơng 1 của luận văn, tôi đã đề cập đến một số vấn đề mang tính lý thuyết về TPCP: khái niệm, phân loại, phƣơng thức phát hành,... cũng nhƣ kinh nghiệm phát hành TPCP ở một số thị trƣờng tài chính lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc. Chƣơng 2 của luận văn xin tim hiểu cụ thể hơn về thực trạng hoạt động phát hành TPCP tại KBNN Việt Nam.

30

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động phát hành trái phiếu Chính Phủ tại Kho bạc Nhà nước (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)