HLN/DT ROE

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty dược (Trang 54)

III. Hiệu quả tài chính (ROE)

HLN/DT ROE

ROE ROA VCSH NPT + 1 HTS Chính sáchtài chính 1-T Doanh thu Chi phí

Doanh thu Tài sản

TSNH TSDH

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE qua sơ đồ Dupont:

ROE chịu tác động của 3 nhân tố chính: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và độ lớn đòn bẩy tài chính.

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần tăng giảm không đồng đều qua 4 năm. Giảm khá nhanh trong năm 2009 nhưng tăng lên cũng khá nhanh trong năm 2011. Chỉ số này cũng lớn hơn trung bình ngành.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản tăng trong năm 2009 và giảm đều qua 2 năm sau nhưng vẫn vượt trên 100% . Hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư thì DN sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp tương đối lớn. Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng rất mạnh trong năm 2009 nhưng lại giảm liên tục qua năm 2010 và 2011. Số vòng quay hàng tồn kho tăng giảm thất thường nhưng giảm mạnh trong năm 2011. Trong năm 2011 tốc độ quay hàng tồn kho chậm, việc quản lý và dự trữ hàng tồn kho kém. Hàng tồn kho của công ty dễ bị kém chất lượng, quá hạn sử dụng. Do đó công ty cần chú trọng nhiều vào công tác dự trữ hàng tồn kho và tìm ra các giải pháp thích hợp. Số vòng quay nợ phải thu giảm liên tục từ năm 2008 đến năm 2011. Việc quản lý nợ của công ty kém, gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Công ty cần thực hiện các chính sách tín dụng thu tiền...

Hiệu quả tài chính giảm do hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2011 không hiệu quả do nhiều nguyên nhân như đã phân tích ở trên.

+ Nhân tố độ lớn đòn bẩy tài chính: Tỷ suất tự tài trợ của công ty khá cao, tỷ suất nợ của công ty thấp hơn nhiều so với trung bình ngành. Như chúng ta đã biết tỷ suất nợ là con dao hai lưỡi. Nó có thể tác động hai mặt đến công ty. Nếu công ty sử dụng tốt các khoản nợ vay thay vì bỏ thêm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu công ty không sử dụng tốt các khoản nợ vay

này thì công ty có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán cũng như uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Tỷ suất nợ thấp sẽ làm hiệu quả tài chính giảm xuống.

 Trong những năm gần đây công ty luôn theo đuổi chiến lược tài chính an toàn, công ty vẫn duy trì một nguồn vốn ổn định đồng nghĩa với việc công ty không gia tăng các khoản vay nợ của mình quá mức. Công ty vẫn dựa vào khả năng tự chủ về tài chính của mình là chủ yếu. Các khoản vay nợ của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và đang giảm dần trong năm 2011. Đồng thời công ty theo đuổi chính sách nâng cao giá trị cho các cổ đông. Để đạt được hai mục tiêu đó IMP gia tăng chỉ số ROE thông qua việc tăng ROA bằng cách tăng doanh thu thuần, tận dụng tối ưu những tài sản đem lại hiệu quả cao, loại bỏ những tài sản không mang lại năng suất mà còn tiêu hao nhiều nguyên vật liệu.

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân tích khả năng sinh lời so với trung bình ngành và so sánh với một số đối thủ cạnh tranh

Chỉ tiêu

% TB ROE ROA HTS LN/DT NPT/VC

ngành IMP TB ngành IMP ngànhTB IMP TB ngành IMP TB ngành IMP

2008 15.36 11.56 14.48 12.15 291.12 96.56 4.97 12.21 1.34 0.16

2009 20.01 12.51 12.14 12.13 162.45 106.71 7.47 11.37 1.41 0.36

2010 19.01 14.28 13.11 13.24 159.81 104.90 8.21 12.62 1.18 0.27

Hiệu suất sử dụng tài sản của IMP thấp hơn TB ngành, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại cao hơn cho nên chỉ số ROA của IMP gần bằng ROA của ngành, điều này nói lên rằng khả năng khai thác tài sản đầu tư ở IMP đạt ở mức trung bình.Vấn đề này đòi hỏi xem xét của công ty trong việc khai thác tài sản, khả năng khai thác này thường phụ thuộc rất lớn vào phương pháp quản lý của công ty. Công ty muốn nhanh chóng phát triển cần phải đẩy mạnh cách thức quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài sản của công ty.

-Tỷ suất nợ/ vốn chủ sở hữu của IMP rất thấp so với trung bình ngành vì vậy chỉ số ROE của công ty thấp hơn nhiều so với trung bình ngành qua các năm. Chứng tỏ công ty IMP khó tiếp cận các nguồn vốn mới từ các nguồn đầu tư đặc biệt là thị trường tài chính và có khả năng làm chậm tiến độ các dự án đầu tư so với kế hoạch. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, khả năng sinh lời của vốn chủ sỡ hữu thấp.

-Bình quân giai đoạn 2008 – 2011 tốc độ tăng trưởng doanh thu của IMP chỉ đạt 11.33%/năm, thấp hơn so với mức trung bình ngành 14,4%/năm. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân 4 năm của Công ty cũng đạt khiêm tốn khi đạt 12.58%, thấp hơn khá nhiều mức 18.16% bình quân của ngành. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư thấp đã hạn chế khả năng mở rộng thị phần và tính hiệu quả của đồng vốn. Công ty chưa cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

-Hiện nay đã có 11 doanh nghiệp Dược được niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng vốn hóa gần 8.500 tỷ đồng, chiếm 13,7% vốn hóa thị trường.

- Xét về hiệu quả hoạt động, DHG và DVD là 2 doanh nghiệp nổi trội với ROA trên 20% và ROE 40%, vượt xa các doanh nghiệp còn lại trong ngành, đứng vị trí 3 là OPC có kết cấu các chỉ số khả năng sinh lợi tương dạng với IMP nhưng các chỉ số của OPC cao hơn so với IMP.

- Qua bảng trên, ta thấy ROA của IMP chỉ bằng ½ so với người dẫn đầu thị trường là DHG và thấp hơn trung bình ngành. Tức khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay khả năng sinh lợi từ tài sản đầu tư của IMP nhỏ hơn nhiều so với người dẫn đầu và cũng là một chỉ số chưa hiệu quả. Đây có thể là một trở ngại và là 1 điểm yếu của IMP trong việc cạnh tranh trong ngành. Cụ thể ROA của DHG là 22% , OPC là 11% thì IMP chỉ có 9%. Tức 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản của IMP sẻ sinh lãi thấp hơn so với DHG, OPC. Đặc biệt ROA của DHG còn hơn gấp 2 lần so với IMP.

Tên công ty ROA ROE

LDP Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng 14% 32%

DCL Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long 6% 18%

DHT Công ty cổ phần dược phẩm Hà tây 6% 14%

DMC Công ty cổ phần XNK y tế Domesco 12% 17%

IMP Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM 9% 11%

TRA Công ty Cổ phần Traphaco 11% 23%

OPC Công ty cổ phần dược phẩm OPC 11% 17%

DHG Công ty cổ phần dược Hậu Giang 22% 31%

D.. Phân tích rủi ro doanh nghiệp :

Một phần của tài liệu phân tích tài chính công ty dược (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w