Để thực hiện những biện pháp trên và giúp cho công chức Hải quan làm nhiệm vụ quản lý quy trình thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội thực hiện tốt nhất nghiệp vụ của mình, chi cục cần có những trang thiết bị cần thiết.
Về yếu tố vật chất phục vụ công tác quản lý tốt nhất đó là hệ thống công nghệ thông tin quản lý hàng gia công, các phần mềm quản lý hàng gia công, sử dụng các chương trình thanh khoản hợp đồng gia công trên máy tính.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng gia công vận hành và khai thác tuân thủ những quy định về an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu của ngành Hải quan.
Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công được cài đặt tại tất cả các Chi cục Hải quan quản lý loại hình gia công xuất nhập khẩu trong phạm vi toàn ngành Hải quan.
Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công phải được vận hành đồng bộ, thống nhất với các hệ thống thông tin khác của ngành trong quy định nghiệp vụ.
Hệ thống thông tin phải luôn được thông suốt để doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký hợp đồng ngay tại doanh nghiệp.
Hệ thống dữ liệu được liên thông với mạng máy tính toàn ngành liến quan đáp ứng cho công tác làm thủ tục và quản lý hàng gia công nhanh chóng và chính xác.
Đối với công chức thanh khoản hợp đồng gia công trên hệ thống thông tin quản lý hàng gia công cần có trách nhiệm khi sử dụng hệ thống:
Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hệ thống với bảng thanh khoản do doanh nghiệp khai báo theo quy định hiện hành.
Sử dụng hệ thống để thanh khoản hợp đồng gia công sau khi đã kiểm tra, đối chiếu tính thống nhất số liệu trên bảng thanh khoản giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.
Sử dụng hệ thống để theo dõi và thông báo thời hạn thanh khoản hợp đồng cho doanh nghiệp.
Thực hiện việc theo dõi, quản lý các hợp đồng gia công sau khi thanh khoản trên hệ thống.
Ngoài ra, chi cục cũng cần có những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác kiểm hóa, giám sát sản xuất của các công chức Hải quan làm nhiệm vụ này như máy camera, các máy đo lường, các thiết bị giám định…
3.8 Tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan
Với kim ngạch hàng hoá xuất - nhập khẩu ngày càng tăng nhanh chóng, trong khi đó yêu cầu đặt gia là đẩm bảo thông quan hàng hoá nhanh, giảm chi phí về thời gian và tài chính để tăng khả năng cho doanh nghiệp, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu vừa phải tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư, vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật và tăng thu ngân sách nhà nước đòi hỏi cơ quan hải quan phải chuyển đổi mạnh mẽ sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, trong đó kiểm tra sau thông quan có vai trò, vị trí quan trọng. Với mục tiêu trên cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:
- Tập trung rà soát có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về công tác kiểm tra sau thông quan, đồng thời kiến nghị Tổng cục hải quan kịp thời sữa đổi, bổ sung để phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Nâng cao vai trò, vị trí kiểm tra sau thông quan; có sự quan tâm thích đáng và tăng cường đầu tư cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- Tăng cường thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin; trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp. Nâng cao năng lực của cán bộ trong hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cường công tác xác minh hoạt động thanh toán của doanh nghiệp.
- Tăng cường kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề; tiến hành phân loại doanh nghiệp theo các cấp độ và tiêu chí về chấp hành pháp luật về hải quan như theo loại hình doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, mặt hàng có thuế xuất cao.
- Nghiên cứu tổ chức lại công tác kiểm tra và phúc tập hồ sơ hải quan.
- Sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp, chuyên sâu làm công tác kiểm tra sau thông quan; đào tạo và đào tạo lại tại chỗ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đặc biệt chú trọng đào tạo kiến thức về tài chính, kế toán, thanh toán quốc tế, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tham gia tố tụng tại toà…. Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho đội ngũ cán bộ và ISO hoá quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và các quy trình khác trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động kiểm tra sau thông quan, tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các Phòng tham mưu, các Chi cục và giữa các đơn vị nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
Trong xu thế đổi mới, mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa đất nước các hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, khối lượng công việc của ngành Hải quan tăng lên rất nhanh.
Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam phải giải bài toán rất khó để đảm bảo cân đối vừa tạo điều kiện thông thoáng cho giao lưu kinh tế đối ngoại, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý góp phần bảo vệ và phát triển nền sản xuất, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Đó là mục tiêu chung của ngành Hải quan, nếu đi sâu vào từng biện pháp nghiệp vụ, phương hướng cụ thể, chi tiết và rõ ràng hơn chẳng hạn như “ các công tác trong quản lý Hải quan đối với xuất nhập khẩu hàng gia công cho thương nhân nước ngoài” cũng là một vấn đề cần đặt ra cho công chức trực tiếp thi hành công tác những công tác đó tại các Chi cục quản lý hàng gia công nói chung và cụ thể là Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công Hà Nội hiện nay.
Trên cơ sở hoạt động thực tiễn cũng như nhận thức được nhiệm vụ quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công Hà Nội đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, khi thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công”
Em mong muốn đóng góp những kiến thức, suy nghĩ của bản thân vào quá trình nghiên cứu công tác quản lý hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài và những ứng dụng cho hoạt động quản lý trên lĩnh vực này.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này không thể không có sự thiếu sót về kiến thức chung cũng như kiến thức chuyên môn về quản lý Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo loại hình gia công.
Đồng thời để hoàn thành tốt đề tài này, không thể thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến và hướng dẫn của các cán bộ công chức hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội. Và sự nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn từng bước nội dung báo cáo tốt nghiệp của Thạc sĩ Bùi Quý Thuấn để em có thể hoàn thành bài báo cáo đúng thời hạn đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Báo cáo số 19/BC-HQĐTGC kết quả công tác năm 2013 và phương hướng năm 2014 của Chi cục hải quan đầu tư-gia công Hà Nội.
2) Các nghị định, thông tư, quyết định của Chính phủ, Bộ Tài chính, và Tổng Cục Hải quan:
- Tổng cục Hải quan - Công văn 1767/BTC-TCHQ ngày 11/02/2014 của Bộ Tài Chính về tăng cường quản lý chống vi phạm lợi dụng hải quan điện tử.
- Bộ Tài Chính (2014) - Thông tư số 13/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.
3) Luật thương mại số 36/205/QH11 ngày 14/06/2005 4) Luật Hải quan và Luật Hải quan sửa đổi năm 2005
5) Phạm Ngọc Hữu (2008), Một số thủ đoạn gian lận trong quá trình xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, Bản tin Nghiên cứu hải quan số 02/2008.
6) Số liệu tham khảo tại trang Web của Tổng cục hải quan
http://www.customs.gov.vn/default.aspx
7) TS Bùi Thúy Vân. Tập bài giảng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu - Học viện chính sách và phát triển.