Kinh nghiệm của hải quan Trung Quốc đối với việc quản lý hoạt động gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 27)

động gia công xuất khẩu

a) Bài học về cải cách kinh tế, khai thác thế mạnh lợi thế cạnh tranh.

Trung Quốc là nước có số dân và diện tích lãnh thổ đứng hàng đầu thế giới; vị thế kinh tế, chính trị, quốc phòng ngày càng lớn mạnh. Với nhiều điểm tương đồng về chế độ chính trị, nền văn hóa và nhiều khó khăn tương tự nhau trong quá trình cải cách mở cửa ở cả hai nước, kinh nghiệm cải cách và phát triển chính sách ngoại thương của Trung Quốc có nhiều điểm chúng ta có thể rút kinh nghiệm và học hỏi

Chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào các lợi thế so sánh. Trong giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng của các máy móc thiết bị lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp; và yêu cầu thanh toán các máy móc, công nghệ nhập khẩu. mặt khác Trung Quốc có lợi thế về lao động dồi dào. Hiểu rõ những lợi thế của mình, chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch thương mại quốc tế bằng cách đổi mới thống quản

lý thương mại quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như quần áo, vải, giày, cặp sách và đồ chơi, cùng với việc áp dụng các dây chuyền lắp ráp và máy móc cần thiết, phát triển chủ động thương mại gia công tại các khu công nghiệp và vùng duyên hải. tất cả những yếu tố trên khiến thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt. sắp tới quá trình mở cửa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục, nước này sẽ đạt được thêm nhiều lợi thế so sánh đa dạng hơn bằng cách mô phỏng , áp dụng, hợp tác và tham gia vào hệ thống công nghiệp toàn cầu của các công ty đa quốc gia. Trung Quốc không chỉ nổi trội về xuất khẩu các sản phẩm kĩ thuật như các sản phẩm dệt truyền thống mà còn thành công trong xuất khẩu những sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động với công nghệ trung và cao cấp

Thúc đẩy quá trình học tập kinh nghiệm bằng cách mạnh dạn thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài. Một thành tựu nổi bật nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong quá trình mở cửa của Trung Quốc là không ngừng tăng cường sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đây là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ với tăng trưởng thương mại và kinh tế mà còn với việc chuyển giao công nghệ thông tin quốc tế .quan trọng hơn, đầu tư nước ngoài giúp Trung Quốc đẩy nhanh “ quá trình học tập kinh nghiệm”. trong quá trình này, Trung Quốc đã học tập thành tựu và khoa học công nghệ nước ngoài, thu hẹp dần khoảng cách với những nước phát triển, áp dụng nhiều tri thức và kinh nghiệm hữu ích từ những nền kinh tế thị trường phát triển đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như áp dụng trong tăng trưởng kinh tế trong nước.

Giới thiệu các hình thái thị trường và áp dụng cạnh tranh từ bên ngoài nhằm loại bỏ những hạn chế của hệ thống thương mại truyền thống và các hình thức độc quyền khác nhau. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển đã trải qua những thay đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hóa truyền thống sang nền kinh tế định hướng thị trường, trung quốc phải đối mặt với những khó khăn gay gắt trong việc ngừng duy trì hệ thống cũ, thay vào đó là cách quản lý mới dựa vào thị trường, cơ chế thị trường, các thể chế kinh tế định

hướng thị trường, nhân tài và kinh nghiệm quản lý. Nhờ quá trình mở cửa, Trung Quốc đã học hỏi nhiều được nhiều nhân tố “phần mềm” quan trọng của một nền kinh tế thị trường, những yếu tố này có ý nghĩa hơn nhiều so với vốn hữu hình, các sản phẩm hay công nghệ. Những yếu tố này có thể khích lệ mạnh mẽ hơn nữa những tài năng, sự năng động và sáng tạo, theo đó mang lại giá trị về mặt xã hội hơn là những vốn hữu hình.

Các tác động tích cực khác của quá trình mở cửa là mở cửa cho cạnh tranh từ bên ngoài. Đường vào cho các sản phẩm và các doanh nghiệp nước ngoài có tác dụng loại bỏ độc quyền kinh tế và hệ thống đã tồn tại quá lâu ở trung quốc, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm của các công ty trong nước và cuối cùng là khởi động cả nền kinh tế. Hơn thế, quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng và được nâng cao, họ được sử dụng sản phẩm chất lượng cao hơn với giá rẻ hơn. Nếu Trung Quốc hoàn toàn dựa vào những nỗ lực bản thân để duy trì quyền lực thị trường, chắc chắn mất nhiều thời gian hơn, tốn kém nhiều chi phí xã hội hơn và có thể gặp nhiều rủi ro hơn, vì thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ kinh tế.

Quan điểm cơ bản là dựa vào nội lực. Trung Quốc thực hiện chính sách này vì là một quốc gia rộng lớn. Vì là nước lớn nên nền kinh tế đòi hỏi phải vận hành theo nhu cầu trong nước hơn là dựa vào xuất khẩu. Có những điểm khác biệt rõ rệt giữa chủ trương mở cửa của Trung Quốc với chiến lược “xuất khẩu hàng đầu” phổ biến ở Đông Á. Hơn thế, trong bối toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc phải thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp và kỹ thuật dựa vào những lợi thế đặc thù.

Về cải cách và hoàn thiện luật pháp, Trung Quốc coi việc cải cách và hoàn thiện luật pháp là điều vô cùng quan trọng quan trọng. Tiếp đó là định ra được một lộ trình cải cách và hoàn thiện thích hợp vừa có thể đáp ứng yêu cầu của WTO vừa có thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của cả đất nước, cũng như của doanh nghiệp nội địa. Do những quy tắc của WTO được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trường, nên việc cải cách và

hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với WTO cũng chính là đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.

Về cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, bài học quan trọng lớn nhất của Trung Quốc là chủ động cải cách chính sách kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế. Bởi vì, theo Trung Quốc nếu Chính phủ không có những động thái tích cực để thích ứng với thể chế thị trường, vẫn duy trì tư duy, cách làm và công cụ cũ thì khó có thể chủ động đối phó với quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế, thậm chí còn trở thành lực cản cho tiến trình này.

Quá trình đàm phán, chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại đó, đòi hỏi Chính phủ phải có hệ thống giải pháp đồng bộ trên nhiều khía cạnh. Trung Quốc đã gia nhập WTO và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực hiện gia nhập WTO là tài liệu tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.

Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình.

Khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc các bạn bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn

- Bài học rút ra cho việt nam

Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài.

Thứ hai, những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. Khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của Vệt Nam là lao động dồi dào và giá rẻ.

b) Bài học từ quản lý Hải quan Trung Quốc về hàng gia công.

Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát, quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia. Hải quan tiến hành giám sát quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện và các vật phẩm khác xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu và các thuế khác, thu phí, chống buôn lậu, thống kê hải quan và làm các thủ tục nghiệp vụ hải quan khác.

Việc quản lý hàng hoá của Hải quan Trung Quốc rất chặt chẽ, Luật Hải quan Trung Quốc quy định: hàng hoá nhập khẩu kể từ khi vào cửa khẩu đến khi kết thúc thủ tục hải quan, hàng xuất khẩu kể từ khi khai báo hải quan đến khi ra khỏi biên giới, quá cảnh, mượn đường, nhập cảnh cho đến khi xuất cảnh, đều phải chịu sự giám sát, quản lý của Hải quan.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan Trung Quốc rất lớn bao gồm: kiểm tra phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất nhập khẩu và tiến hành bắt giữ những hành vi vi phạm Luật Hải quan.

Việc quản lý đối với hàng gia công cho nước ngoài. Nội dung của hợp đồng phải phù hợp với yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan và phải làm thủ tục hải quan theo quy định. Các chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan đối với hàng gia công 100% thực hiện bằng máy tính từ khâu tiếp nhận, đến khâu thanh khoản theo một chương trình kết nối giữa doanh nghiệp và

Hải quan. Những xí nghiệp gia công xuất khẩu phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy phép, giấy tờ liên quan đã được phê chuẩn và hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan, định mức tiêu hao để gia công thành một đơn vị sản phẩm do Hải quan thẩm định. Hải quan Trung Quốc có một cơ quan chuyên trách thẩm định định mức hàng gia công, cơ quan này độc lập với các đơn vị Hải quan làm thủ tục trực tiếp, đối với những nguyên liệu nhập khẩu đã được sử dụng vào sản xuất hàng gia công, thuộc danh mục quy định của Nhà nước được bảo thuế thì phải tiến hành làm thủ tục khấu trừ thuế với cơ quan Hải quan.

Những nguyên liệu nhập khẩu đã thu thuế thì tiến hành làm thủ tục thoái thuế với cơ quan Hải quan. Trong các trường hợp đặc biệt được cơ quan có thẩm quyền cho phép những nguyên liệu nhập khẩu hoặc những thành phẩm gia công phải tiêu thụ nội địa, cơ quan Hải quan căn cứ vào giấy phép được tiêu thụ trong nội địa để tiến hành thu thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu bảo thuế, nếu thuộc vào những mặt hàng nhập khẩu hạn chế của Nhà nước thì phải nộp giấy phép nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.

Như vậy, pháp luật về gia công xuất khẩu của Trung Quốc gần giống với Hải quan Việt Nam nhưng có phần chặt chẽ hơn do Hải quan quản lý việc thẩm định định mức hàng gia công rất chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Một số kinh nghiệm có thể học tập từ Hải quan Trung quốc :

Thứ nhất, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công xuất khẩu trên cơ sở quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đối với các nước phát triển việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó vào quá trình toàn cầu hóa. Một trong những vấn đề được quan tâm là thủ tục hải quan. Việc giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng và thuận lợi làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với các nước chậm

phát triển thông thường hoạt động gia công diễn ra dưới hình thức nhận gia công cho doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các nước phát triển chi phí nhân công cao thì hoạt động gia công diễn ra theo chiều ngược lại là đặt nước ngoài gia công sản phẩm sau đó nhập khẩu tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba. Cả hai chiều hướng này đều cần phải tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sâu sắc như hiện nay. Để hoạt động gia công xuất khẩu tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì cần phải quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công và bên nhận gia công. Các hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, cần có sự phân loại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý có trọng điểm

Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu là rất lớn, tuy nhiên mức độ chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy cơ quan hải quan phải phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm, nhóm có nguy cơ rủi ro cao, nhóm có nguy cơ rủi ro trung bình và nhóm có nguy cơ rủi ro thấp.

Đối với hàng hóa cũng cần phân ra từng nhóm mặt hàng có nguy cơ rủi ro cao, nguy cơ rủi ro trung bình và nguy cơ rủi ro thấp, cơ quan hải quan tập trung nắm bắt tình hình từ nhóm có nguy cơ rủi ro cao và trung bình, ở nhóm có nguy cơ thấp dùng phương pháp chấm theo phân luồng ngẫu nhiên để đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Tỷ lệ thông thường áp dụng là từ 1 đến 5 %. Đối với các lô hàng có rủi ro thấp vẫn phải được kiểm tra ngẫu nhiên.

Nếu phát hiện nhóm nguy cơ rủi ro thấp có vi phạm pháp luật thì ngay lập tức được chuyển sang nhóm có nguy cơ cao đồng thời trừ điểm dựa trên mã số cuả doanh nghiệp đó. Những lô hàng đã được thông quan sẽ bị cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hoá được thông quan.

Thứ ba, pháp luật quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu phải tạo cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp quản lý hiện đại

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Toàn cầu hóa cho phép các nước tận dụng cơ hội để phát triển, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn thủ thách cho tất cả các nước nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, lượng hàng hóa cần thông quan ở cửa khẩu rất lớn do vậy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)