hàng Đầu tƣ – Gia công Hà Nội
2.3.1 Cơ cấu hàng hóa gia công đăng ký tại Chi cục Hải quan quản Lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội
Với vai trò là chi cục chuyên về quản lý hàng gia công cho thương nhân của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, các cán bộ, công chức của Chi cục đã nỗ
lực hết mình để thông quan hàng hóa nhanh chóng nhất, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của doanh nghiệp thuộc quản lý của chi cục nói riêng và hoạt động gia công quốc tế ở nước ta nói chung.
Những doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục được coi như “khách hàng trung thành” với chi cục, trong đó có những doanh nghiệp lớn với hàng trăm hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài mỗi năm như: Công ty may Chiến Thắng, Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình, Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam, Công ty TNHH công nghiệp và thương mại SH Toàn Cầu, Công ty liên doanh TNHH MSA - HAPRO Hà Nội, Công ty cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel. Đại đa số doanh nghiệp đều thuộc các ngành mũi nhọn của thương mại nước ta, đúng góp lớn vào kinh ngạch xuất nhập khẩu đất nước. Nhìn biểu đồ sau ta có thể thấy đó là các ngành: dệt may chiếm khoảng 2/3 các doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục (67,8%), da giày đứng thứ hai với (22,4%), thủ công mỹ nghệ, cơ khí chế tạo là cũng là những ngành thế mạnh của Việt Nam. Các ngành khác bao gồm như gia công hàng mỹ ký, gia công vàng, hàng hải sản, khoáng sản (than), các ngành công nghiệp nhẹ như thuốc lá, nến… chiếm phần nhỏ tỷ trọng đăng ký tại chi cục. Các công ty kinh doanh những ngành trên chỉ dơi vào khoảng một vài công ty kinh doanh. Qua đây, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục đối với quản lý hàng xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam, đồng thời cũng thấy được những khó khăn trong việc quản lý. Thứ nhất là làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành này xuất khẩu tốt đem lại kinh ngạch xuất khẩu cao cho Nhà nước, thứ hai là quản lý chặt chẽ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ gia công để tránh thất thu thuế, chống gian lận thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất những mặt hàng này ở thị trường nội địa
Biểu đồ 2.1.Cơ cấu các loại hình gia công đăng ký tại Chi cục năm 2013
(Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công Hà Nội)
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, có các đặc điểm: không tự thiết kế được sản phẩm, không đủ vốn cũng như máy móc thiết bị. Thường các doanh nghiệp gia công Việt Nam nhận nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ bên thuê gia công để thực hiện sản xuất. Các doanh nghiệp này chỉ có lao động giá rẻ để làm lợi thế so sánh. Thực chất, doanh nghiệp gia công Việt Nam chỉ là người làm thuê cho nước ngoài nên lợi nhuận đạt được từ các hợp đồng gia công là rất nhỏ.
2.3.2 Thực trạng quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tƣ – Gia công Hà Nội
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tƣ- Gia công 2010-2013
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tờ khai xuất- nhập khẩu 39378 37950 39000 44765 Kim ngạch xuất nhập khẩu(triệu USD) 2463 2565 2557 380 Thu thuế Xuất Nhập khẩu Được giao (tỷ đồng) 1700 2459 2300 2250 Thu Đạt (tỷ đồng) 2287= 134,5% 2579 =105% 2151 = 93,5% 213 = 83%
(Nguồn Chi cục Hải quan Đầu tư - Gia công)
ơ
a) Quản lý Hải quan đối với hàng hóa gia công có những thành công nhất định
Trong thời gian qua, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội đã quán triệt thực hiện tốt phương châm công tác của ngành Hải quan: "Tuyên ngôn phục vụ khách hàng" và thu được những kết quả tốt trong công tác quản lý hàng gia công như sau:
Đã tổ chức triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành Hải quan và các văn bản chỉ đạo, quy trình, quy định, hướng dẫn công tác của Tổng cục Hải quan. Các Thông tư, quy trình thủ tục Hải quan được cập nhật đầy đủ vào mạng nội bộ của chi cục và niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục Hải quan, thuận lợi cho công chức Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ và doanh nghiệp áp dụng. Ngoài
ra đơn vị đã rà soát, thống kê và cập nhật trang Web các thủ tục hành chính về Hải quan theo yêu cầu của “Đề án 30 của Chính” phủ để doanh nghiệp và cán bộ, công chức khai thác, áp dụng. Chi cục cũng thành lập phòng tư vấn kịp thời trả lời, hướng dẫn, giải quyết nhiều vấn đề phát sinh của doanh nghiệp liên quan đến chế độ, chính sách, thủ tục Hải quan.
Các bước trong quy trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công đã được rút gọn, loại bỏ trung gian, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tờ khai Hải quan và nhận lại tờ khai đã thông quan tại một đầu mối tại quầy thủ tục Hải quan. Tính tự chịu trách nhiệm của công chức Hải quan ở từng khâu của quy trình thủ tục được cụ thể hoá và phân định rõ, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức Hải quan với người khai Hải quan trong quá trình thông quan. Những yêu cầu từ phía Hải quan đối với doanh nghiệp do đòi hỏi bắt buộc theo quy định của pháp luật đều được thông qua phiếu yêu cầu. Từ đó đã bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính về Hải quan tại địa bàn quản lý. Thường xuyên đôn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 6287/CT-TCHQ ngày 25/10/2013 của Tổng cục Hải quan về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức Hải quan; 10 điều kỷ cương của công chức Hải quan Việt Nam. Kết quả trong mấy năm gần đây, tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội không có trường hợp nào cỏn bộ công chức vi phạm phải xử lý kỷ luật.
Với tinh thần chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng, chi cục đã thực hiện việc quản lý hàng gia công trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý rủi ro. Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ gia công nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp được giải phóng nhanh hàng, đưa vào sản xuất, lưu thông, giảm bớt chi phí phát sinh do thời gian làm thủ tục, lưu kho bãi. Nguyên liệu
gia công nhập khẩu và sản phẩm gia công xuất khẩu đều được phân luồng trên máy trên cơ sở thông tin về doanh nghiệp và thông tin về mặt hàng có trong hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan. Việc áp dụng phân luồng hàng hóa giúp việc kiểm tra thực tế đạt hiệu quả cao hơn, tập trung vào những mặt hàng dễ gian lận, tập trung vào các doanh nghiệp có nhiều khả năng vi phạm, tránh việc kiểm tra tràn lan gây ách tắc hàng hóa, gây phiền hà cho doanh nghiệp chấp hành tốt. Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm giúp giảm khối lượng công việc cho cán bộ kiểm hóa, tăng hiệu quả công việc. Ngoài ra, phân loại Doanh nghiệp, mặt hàng trọng điểm để có biện pháp kiểm tra phù hợp, đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp lợi dụng các phương pháp quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan để thực hiện các hành vi gian lận...
Tăng cường kiểm tra các đối tượng lợi dụng luồng xanh để vi phạm pháp luật về Hải quan trên cơ sở thường xuyên nắm thông tin, theo dõi, phân tích các đối tượng huỷ tờ khai đã đăng ký với cơ quan Hải quan, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ngẫu nhiên đối với các tờ khai được phân vào luồng xanh, cập nhật thông tin và kết quả kiểm tra vào hệ thống quản lý rủi ro của Ngành.
Tăng cường chức năng đầu mối xây dựng hệ thống dữ liệu, xử lý thông tin quản lý rủi ro, giúp công tác thông quan hàng hóa trên cả 2 hệ thống thủ công và điện tử hoạt động đồng đều, có hiệu quả.
Qua bảng số liệu dưới đây có thể thấy rằng kết quả áp dụng quản lý rủi ro số tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế chiếm đa số ( năm2010 ) tỷ lệ tờ khai miễn kiểm tra thực tế: 77,71% trên tổng số tờ khai ; tỷ lệ tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ: 19,64% trên tổng số tờ khai ; tỷ lệ tờ khai kiểm tra toàn bộ: 12,65%). Qua 4 năm số tờ khai luồng vàng và luồng đỏ cũng tăng đáng kể tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ tăng từ 19,64% lên 26% luồng vàng và tăng 2,65% lên 7% ở luồng đỏ. Cho thấy khả năng chính xác cao trong việc phân luồng hàng hóa của chi cục, làm giảm gian lận, sai sót trong công việc quản lý cũng như tính thuế cho nhà nước.
Bảng 2.5: Tờ khai Xuất-Nhập khẩu Chỉ tiêu
Năm
Tờ khai miễn kiểm tra thực tế
Tờ khai kiểm tra theo tỷ lệ
Tờ khai kiểm tra toàn bộ
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 2010 27298 77,71% 7735 19,64% 1045 2,65% 2011 26492 76,14% 7545 19,88% 1513 3,98% 2012 27210 64,78% 9745 24,98% 2045 5,24%
2013 29938 67% 11666 26% 3161 7%
(Nguồn: Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công Hà Nội
Năm 2013, ngành Hải quan có nhiều thay đổi quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về hải quan. Toàn Ngành triển khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Hải quan về thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Thông tư số 196/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục Hải quan điện tử đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Triển khai thực hiện Thông tư số 128/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thực hiện triển khai chương trình hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS).
Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công đã chủ động triển khai đồng bộ các mặt công tác. Tiếp tục thực hiện quyết định số 225/QĐ- TVHQ ngày 09/02/2011 của tổ chức Hải quan về việc triển khai thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” các quy trình thủ tục của Tổng cục Hải quan, các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Hải quan TP Hà Nội, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Công tác phúc tập cũng luôn được chi cục coi trọng. Trong năm vừa qua, bộ phận phúc tập đã phúc tập 41.665/44.765 bộ hồ sơ đạt tỷ lệ phúc tập hồ sơ
93% và truy thu được 1.142.460.167 đồng. Theo nguồn của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội.
Nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân và hoạt động sản xuất, thông quan lô hàng nhập khẩu và xuất khẩu của doanh nghiệp. Hiện nay, Chi cục đã cùng một số doanh nghiệp dệt may và da giày thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại danh mục các bảng định mức nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất của một số mặt hàng gia công may mặc, da giày được xuất khẩu thường xuyên. Do đó đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian của công chức Hải quan trong nhiệm vụ giám sát việc thực hiện định mức nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp trong sản xuất hàng gia công. Đồng thời đẩy nhanh quá trình thông quan nhập khẩu và xuất khẩu cho doanh nghiệp gia công hàng hóa và đặt gia công. Ngoài ra, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công cũng đã có những buổi lắng nghe và giải thích những vướng mắc của doanh nghiệp về các thủ tục Hải quan đối với hàng đầu tư gia công. Từ đó, kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhằm sửa đổi những thủ tục rườm rà, gỡ rối cho doanh nghiệp. Có thể nói, sự hợp tác tốt, hiểu biết lẫn nhau giữa chi cục và các doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục là một yếu tố quan trọng góp phần cải cách hành chính, hiện đại hóa Hải quan và thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và thương mại của đất nước ta nói chung.
Trên đà phát triển và thuận lợi, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội đã đạt được thành tích đáng kể trong năm 2013: Tổng số tờ khai Hải quan xuất, nhập khẩu lên tới 44.765 tăng 5765 tờ so với 2012. Tổng trị giá số tờ khai năm 2013 đóng góp cho kim ngạch là 2.354.473.714 USD. Cho thấy sự quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam ít chịu ảnh hương của cuộc khung hoảng vừa qua. Số lương tờ khai liên tục tang cho thấy sự phục hồi của nền kinh té thế giới. Cũng như tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp gia công của Việt Nam hiện nay.
b) Một số mặt hạn chế cần được giải quyết
Thứ nhất, lợi dụng sơ hở trong quản lý rủi ro để thu lợi của các doanh nghiệp.
Trong năm 2013, thông qua việc áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro để phân luồng trong thực hiện thông quan Hải quan điện tử, trong khi các tiêu chí còn chưa kịp thay đổi, còn các doanh nghiệp thì luôn vận động để phát triển. Chính vì thế có nhiều doanh nghiệp có hành vi vi phạm nhằm lợi dụng vào lỗ hổng trong việc đánh giá rủi ro để thu lợi cá nhân. Dựa vào việc phân biệt đối tượng kiểm tra để áp dụng các chế độ kiểm tra khác nhau trên cơ sở thông tin, các doanh nghiệp khi được phân vào luồng xanh, hàng hóa không bị kiểm tra thực tế thì hoàn toàn có thể vi phạm mà không bị phát hiện. Chính vì thế, cần phải kiểm soát thật sát sao trong quản lý rủi ro để hạn chế vi phạm xảy ra.
Thứ hai, bước đầu thực hiện theo Thông tư 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính
Theo Thông tư 13 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công
với thương nhân nước ngoài so với 117/2011/TT-BTC trước đó. Tuy không
có nhiều điểm khác nhau nhưng sự đổi mới trong thông tư 13/2014/TT/BTC đã mang lại nhiều sự thay đổi và nhận được nhiều ý kiến quan tâm từ phía các doanh nghiệp.
Ngày 21/3/2014 Cục Hải quan thành phố. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị doanh nghiệp chuyên đề: thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công. Tham dự hội nghị có đại diện Lãnh đạo Ban cải cách hiện đại hóa, Vụ Pháp chế, Cục Giám sát quản lý về hải quan – Tổng cục Hải quan, Lãnh đạo các Phòng, Ban Chi cục đại diện của 50 doanh nghiệp đang làm thủ tục hải quan đối với loại hình gia công và phóng viên các báo đến đưa tin.
Hội nghị đã giới thiệu nội dung quy định tại Thông tư số 13/2014/TT- BTC và so sánh những điểm mới với quy định tại Thông tư 117/2011/TT-