Áp dụng hiệu quả hệ thống Vnaccs Vcis trong thông quan Hải quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 57)

VNACCS/VCIS là hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia gồm 2 thành phần: Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là hệ thống VCIS). So với thủ tục Hải quan điện tử (TTHQĐT) hiện tại, VNACCS/VCIS có tính tập trung cao, gắn với việc áp dụng đầy đủ chữ ký số (hiện TTHQĐT vừa áp dụng chữ ký số vừa áp dụng truy cập bằng tài khoản). Điểm nổi bật cũng là nét ưu việt của VNACCS/VCIS: tốc độ xử lý, phản hồi nhanh và độ an toàn, ổn định của hệ thống. Khi hệ thống được đưa vào vận hành sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

Với thời gian thông quan nhanh, độ chính xác cao và sự hỗ trợ chuẩn hóa các tiêu chí dữ liệu khai báo, trợ giúp tìm thuế suất, tính thuế tự động…, VNACCS/VCIS tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động chuyên nghiệp hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Điểm quan trọng là đã hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và công chức Hải quan trong các khâu làm thủ tục, xử lý thông tin và thông quan hàng hóa. Thông tin khai báo của doanh nghiệp được xử lý trên cơ sở tự động hóa, vì vậy giảm nhiều sự phụ thuộc vào ý chí chủ quan của công chức Hải quan; Doanh nghiệp có thể nộp thuế, phí qua hệ thống ngân hàng (bởi hầu hết mạng máy tính của ngân hàng có kết nối với VNACCS/VCIS). Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp mà hạn chế tham nhũng, tiêu cực bởi hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với tiền, hàng của những người thực thi công việc.

Đối với các tờ khai luồng xanh, trên cơ sở kiểm soát, khai báo của doanh nghiệp, hệ thống sẽ tiếp nhận, xử lý và phản hồi trong vòng 1-3 giây, đối với tờ khai luồng vàng phải có thêm công đoạn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Vì là hệ thống mang tính tích hợp phục vụ cho cả tự động hóa thủ tục hải quan và cho cả thủ tục một cửa nên nó tích hợp nhiều tiện ích, phù hợp cho việc xây dựng thủ tục hành chính mang tính liên thông. Hệ thống này cũng cho phép trao đổi các chứng từ vận tải bằng phương thức điện tử , trao đổi các thông tin thanh toán bằng phương thức điện tử, hóa đơn điện tử… Tuy nhiên, để hệ thống phát huy được hiệu quả cần phải có sự kết nối thông tin giữa các bộ ngành với nhau.

Hiện nay, số doanh nghiệp tham gia hệ thống chưa nhiều. Tuy nhiên, vẫn có trục trặc xảy ra về mặt kỹ thuật. Thời gian tới, Tổng cục Hải quan có giải pháp gì để giảm sự cố trên hạ tầng mạng?

Giai đoạn đầu, cả doanh nghiệp và hải quan đều còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, số doanh nghiệp và tờ khai đã trở lại bình thường. Các doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng nó để làm thủ tục hải quan, ngoài ra hải quan cũng đã thu thập, tổng hợp, báo cáo các vướng mắc phát sinh với mục đích không làm ảnh hưởng tới hoạt động thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.

Sau hơn một tháng thực hiện, về cơ bản, hệ thống đã hoạt động ổn định. Doanh nghiệp chỉ cần được đào tạo thêm nữa để họ có thể khai báo chuẩn xác. Đối với hải quan, về cơ bản hoạt động tốt mặc dù có sự chuyển đổi từ phân tán sang tập trung, tuy nhiên về tốc độ có chậm hơn so với hệ thống cũ. Cơ quan Hải quan đang tìm cách khắc phục để không xảy ra tình trạng ách tắc đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu bất luận vì lý do gì.

Đối với ngành Hải quan, việc vận hành thành công hệ thống sẽ “chấm

dứt thời kỳ khủng hoảng về lựa chọn công nghệ của ngành Hải quan Việt Nam. Đồng thời góp phần quan trọng vào thực hiện chiến lược hiện đại hóa, đổi mới phương thức quản lý của hải quan Việt Nam tương đương trình độ hải quan của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á” (trích ý kiến của

ông Nguyễn Trần Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan).

3.2 Tăng cƣờng quản lý chống vi phạm lợi dụng hải quan điện tử

Thời gian vừa qua, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, qua công tác rà soát, đánh giá quy trình thủ tục hải quan điện tử cho thấy một số tồn tại, hạn chế có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhằm hạn chế các tồn tại nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung như sau:

a) Về việc khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

Người khai hải quan khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu sau khi tập kết hàng hóa xuất khẩu tại các địa điểm theo quy định và thông báo thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải cho cơ quan hải quan. Địa điểm tập kết hàng hóa gồm: Khu vực của khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, ICD, Kho ngoại quan, Kho CFS; Địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu tại biên giới, Kho, bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp được cơ quan hải quan công nhận đủ điều kiện giám sát hải quan (Kho, bãi tập kết hàng hóa phải có tường rào ngăn cách, có cổng, cửa để khóa, niêm phong và có camera theo dõi).

Việc khai địa điểm tập kết hàng hóa: khai địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu vào ô 29 (ô ghi chép khác) trên tờ khai hải quan xuất khẩu. Quy định này áp dụng đối với các tờ khai phát sinh từ ngày 01/4/2014.

b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật khi chuyển cửa khẩu

- Đối với hàng hóa xuất khẩu được tập kết tại các khu vực thuộc địa bàn hoạt động hải quan như: Khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế; ICD, kho ngoại quan, Kho CFS; Địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu tại biên giới thì lập biên bản bàn giao hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu đối chiếu

số hiệu container, số phương tiện vận tải và tình trạng bên ngoài của phương tiện chứa hàng để lập biên bản bàn giao.

Đối với hàng hóa xuất khẩu tập kết tại kho, bãi của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất để xuất trình cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất.

- Khi tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc đối chiếu số hiệu container/số hiệu phương tiện vận tải với các nội dung trong hồ sơ hải quan, Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu có) do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến và thực hiện giám sát hàng hóa cho đến khi xuất hết theo đúng quy định.

Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc triển khai thực hiện và thông báo công khai nội dung công văn này tại các địa điểm làm thủ tục hải quan để các doanh nghiệp biết

Bên cạnh đó cần phân loại doanh nghiệp để có biện pháp quản lý phù hợp, tránh để doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, đem lại nhiều công ăn việc làm, đóng góp lớn cho xuất khẩu lại bị thiệt hại vì thủ tục hải quan.

3.3. Thực hiện các chính sách và quy của Bộ Tài Chính, Tổng cục hải quan, Cục hải quan Hà Nội về quản lý hàng gia công hải quan, Cục hải quan Hà Nội về quản lý hàng gia công

Trong thời gian qua Việt Nam đã ban hành và thông qua một số văn bản pháp quy quan trọng có tính chất định hướng cho các hoạt động thương mại nói chung cũng như cho hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản quy định pháp luật về Hải quan đó còn nhiều điều bất khả thi, gây vướng mắc cho cả doanh nghiệp và chi cục thực hiện công tác quản lý hàng gia công. Với tư cách là Chi cục trực tiếp quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội cần kiến nghị với các cơ quan cấp trên cần nghiên cứu, chú ý sửa đổi các quy định sau cho phù hợp với thực tế của Chi cục mình:

1- Tỷ lệ hao hụt đối với nguyên liệu gia công đối với tất cả các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đặt và nhận gia công.

2- Thuế đối với phần hao hụt nguyên phụ liệu. 3- Định mức thuế tiêu hao nguyên phụ liệu. 4- Vấn đề duyệt hợp đồng gia công.

5- Vấn đề nhãn mác hàng hóa gia công. 6- Vấn đề xử lý phế phẩm, phế liệu dư thừa.

7- Vấn đề thanh lý hợp đồng gia công, và chế tài trong trường hợp chậm thanh lý hợp đồng gia công.

3.4. Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không cập nhật những chính sách, quy định về thủ tục Hải quan mà thường ỷ lại vào cán bộ chi cục hướng dẫn, giải thích tỷ mỉ, gây ra những sai sót không đáng có cho cả doanh nghiệp lẫn cán bộ chi cục. Do đó, cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại giữa chi cục và doanh nghiệp dể nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bằng cách tổ chức thường xuyên định kỳ đối thoại doanh nghiệp để giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về thủ tục thanh khoản hợp đồng, chuyển nguyên vật liệu dư thừa, định mức, hàng mẫu, sản phẩm đi kèm hàng gia công. Ngoài ra, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội cần thành lập phòng chuyên tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức thực hiện các thủ tục Hải quan theo quy định của các chính sách, quy định Pháp luật về Hải quan của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Hải quan Hà Nội. Ngoài ra, công tác tư vấn thủ tục Hải quan, trả lời vướng mắc của doanh nghiệp cũng nên thực hiện qua nhiều hình thức: bằng văn bản hướng dẫn đến từng cơ quan khi có bất kỳ quy định, chính sách nào mới được áp dụng, qua mạng Internet, trên Website của tổng cục.

Chi cục nên có những khuyến khích, khen thưởng, ưu tiên cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài như: ưu tiên làm thủ tục trước cho các doanh nghiệp luôn thực hiện hiện tốt pháp luật về Hải quan. Giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ Hải quan đúng với quy định.

3.5 Nâng cao năng lực cán bộ trong hoạt động thanh khoản hợp đồng gia công đồng gia công

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý Hải quan là rất quan trọng . Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong cải cách thủ tục. Một đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho việc quản lý được trơn tru hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Để thực hiện được điều này thì khâu đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng.

- Về phía cán bộ lãnh đạo

Lãnh đạo chi cục cũng như lãnh đạo đội Gia công tại Chi cục cần tiếp tục đi sâu nắm vững các nghiệp vụ của công chức Hải quan trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công. Tập hợp các kiến nghị của công chức Hải quan về chính sách, quy định Pháp luật còn hạn chế để báo cáo lên cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho quy trình quản lý được thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả, thông suốt. Do số lượng cán bộ trong công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục còn ít nên lãnh đạo Chi cục cần bố trí cán bộ, công chức phù hợp với các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo mọi khâu đều được thực hiện hiệu quả. Ví dụ như cán bộ kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa phải là người thực sự có chuyên môn, có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu về các mặt hàng gia công thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục. Khi luân chuyển cán bộ, cần quan tâm giúp đỡ cán bộ trong nhiệm vụ mới. Công chức nhận nhiệm vụ mới có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với người tiền nhiệm.

Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực.

Đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý Hải quan trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp hữu hiệu ngăn

chặn để tránh cho doanh nghiệp tái phạm và gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Đối với những doanh nghiệp chậm chạp không thanh khoản hợp đồng gia công thì Lãnh đạo nên cử cán bộ công chức đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với những hợp đồng gia công do doanh nghiệp mất tích thì cử người đến tận doanh nghiệp để xác minh. Đối với doanh nghiệp không kê khai định mức sai, không thực hiện sản xuất theo đúng như định mức, hợp đồng gia công, không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản, …nên đến tận doanh nghiệp lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.

- Về phía cán bộ công chức thi hành

Cán bộ công chức thi hành phải nắm được tầm quan trọng của quản lý Hải quan về hàng gia công đối với Nhà Nước, nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp gia công và đặt gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Từ đó, cán bộ Hải quan thuộc đội quản lý hàng gia công của chi cục phải không những tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng với vai trò cán bộ công chức Hải quan mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân: cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách, quy định pháp luật mới liên quan đến công việc của mình, tìm hiểu về các mặt hàng hóa, nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thường xuyên đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục.

Đối với doanh nghiệp, cán bộ Hải quan cần giám sát sắt sao quá trình sản xuất của doanh nghiệp để ngăn chặn kịp thời những sai sót của doanh nghiệp như thực hiện sản xuất sai với định mức, thanh khoản chậm, xử lý nguyên phụ liệu nhập khẩu dư thừa không đúng theo quy định. Cán bộ Hải quan cũng cần quan hệ tốt với doanh nghiệp để biết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, từ đó, giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp trong phận sự của mình đúng theo quy định. Cùng doanh nghiệp giải quyết, rút ra những vướng mắc trong việc áp dụng các chính sách pháp luật, quy định Hải quan vào quy trình làm thủ tục Hải quan để trình lãnh đạo chi cục.

3.6 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh khoản hợp đồng

Trong quản lý Hải quan điện tử, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)