Thực hiện các chính sách và quy của Bộ Tài Chính, Tổng cục hải quan,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 60)

hải quan, Cục hải quan Hà Nội về quản lý hàng gia công

Trong thời gian qua Việt Nam đã ban hành và thông qua một số văn bản pháp quy quan trọng có tính chất định hướng cho các hoạt động thương mại nói chung cũng như cho hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản quy định pháp luật về Hải quan đó còn nhiều điều bất khả thi, gây vướng mắc cho cả doanh nghiệp và chi cục thực hiện công tác quản lý hàng gia công. Với tư cách là Chi cục trực tiếp quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội cần kiến nghị với các cơ quan cấp trên cần nghiên cứu, chú ý sửa đổi các quy định sau cho phù hợp với thực tế của Chi cục mình:

1- Tỷ lệ hao hụt đối với nguyên liệu gia công đối với tất cả các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đặt và nhận gia công.

2- Thuế đối với phần hao hụt nguyên phụ liệu. 3- Định mức thuế tiêu hao nguyên phụ liệu. 4- Vấn đề duyệt hợp đồng gia công.

5- Vấn đề nhãn mác hàng hóa gia công. 6- Vấn đề xử lý phế phẩm, phế liệu dư thừa.

7- Vấn đề thanh lý hợp đồng gia công, và chế tài trong trường hợp chậm thanh lý hợp đồng gia công.

3.4. Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không cập nhật những chính sách, quy định về thủ tục Hải quan mà thường ỷ lại vào cán bộ chi cục hướng dẫn, giải thích tỷ mỉ, gây ra những sai sót không đáng có cho cả doanh nghiệp lẫn cán bộ chi cục. Do đó, cần thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, đối thoại giữa chi cục và doanh nghiệp dể nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp bằng cách tổ chức thường xuyên định kỳ đối thoại doanh nghiệp để giúp giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về thủ tục thanh khoản hợp đồng, chuyển nguyên vật liệu dư thừa, định mức, hàng mẫu, sản phẩm đi kèm hàng gia công. Ngoài ra, Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công thuộc cục Hải quan Hà Nội cần thành lập phòng chuyên tư vấn cho doanh nghiệp về phương thức thực hiện các thủ tục Hải quan theo quy định của các chính sách, quy định Pháp luật về Hải quan của Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, Hải quan Hà Nội. Ngoài ra, công tác tư vấn thủ tục Hải quan, trả lời vướng mắc của doanh nghiệp cũng nên thực hiện qua nhiều hình thức: bằng văn bản hướng dẫn đến từng cơ quan khi có bất kỳ quy định, chính sách nào mới được áp dụng, qua mạng Internet, trên Website của tổng cục.

Chi cục nên có những khuyến khích, khen thưởng, ưu tiên cho các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài như: ưu tiên làm thủ tục trước cho các doanh nghiệp luôn thực hiện hiện tốt pháp luật về Hải quan. Giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành hồ sơ Hải quan đúng với quy định.

3.5 Nâng cao năng lực cán bộ trong hoạt động thanh khoản hợp đồng gia công đồng gia công

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý Hải quan là rất quan trọng . Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong cải cách thủ tục. Một đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho việc quản lý được trơn tru hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Để thực hiện được điều này thì khâu đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng.

- Về phía cán bộ lãnh đạo

Lãnh đạo chi cục cũng như lãnh đạo đội Gia công tại Chi cục cần tiếp tục đi sâu nắm vững các nghiệp vụ của công chức Hải quan trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công. Tập hợp các kiến nghị của công chức Hải quan về chính sách, quy định Pháp luật còn hạn chế để báo cáo lên cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho quy trình quản lý được thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả, thông suốt. Do số lượng cán bộ trong công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục còn ít nên lãnh đạo Chi cục cần bố trí cán bộ, công chức phù hợp với các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo mọi khâu đều được thực hiện hiệu quả. Ví dụ như cán bộ kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa phải là người thực sự có chuyên môn, có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu về các mặt hàng gia công thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục. Khi luân chuyển cán bộ, cần quan tâm giúp đỡ cán bộ trong nhiệm vụ mới. Công chức nhận nhiệm vụ mới có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với người tiền nhiệm.

Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực.

Đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý Hải quan trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp hữu hiệu ngăn

chặn để tránh cho doanh nghiệp tái phạm và gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Đối với những doanh nghiệp chậm chạp không thanh khoản hợp đồng gia công thì Lãnh đạo nên cử cán bộ công chức đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với những hợp đồng gia công do doanh nghiệp mất tích thì cử người đến tận doanh nghiệp để xác minh. Đối với doanh nghiệp không kê khai định mức sai, không thực hiện sản xuất theo đúng như định mức, hợp đồng gia công, không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản, …nên đến tận doanh nghiệp lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.

- Về phía cán bộ công chức thi hành

Cán bộ công chức thi hành phải nắm được tầm quan trọng của quản lý Hải quan về hàng gia công đối với Nhà Nước, nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp gia công và đặt gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Từ đó, cán bộ Hải quan thuộc đội quản lý hàng gia công của chi cục phải không những tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng với vai trò cán bộ công chức Hải quan mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân: cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách, quy định pháp luật mới liên quan đến công việc của mình, tìm hiểu về các mặt hàng hóa, nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thường xuyên đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục.

Đối với doanh nghiệp, cán bộ Hải quan cần giám sát sắt sao quá trình sản xuất của doanh nghiệp để ngăn chặn kịp thời những sai sót của doanh nghiệp như thực hiện sản xuất sai với định mức, thanh khoản chậm, xử lý nguyên phụ liệu nhập khẩu dư thừa không đúng theo quy định. Cán bộ Hải quan cũng cần quan hệ tốt với doanh nghiệp để biết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, từ đó, giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp trong phận sự của mình đúng theo quy định. Cùng doanh nghiệp giải quyết, rút ra những vướng mắc trong việc áp dụng các chính sách pháp luật, quy định Hải quan vào quy trình làm thủ tục Hải quan để trình lãnh đạo chi cục.

3.6 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh khoản hợp đồng

Trong quản lý Hải quan điện tử, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm, thủ tục thông quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Sau hơn hai năm thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, một trong những kết quả được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được rút ngắn đáng kể, đó là một phần đóng góp của hệ thống phân tích, xử lý thông tin của cơ quan Hải quan đã phân loại được. Thông qua bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống quản lý rủi ro với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, cơ quan Hải quan có thể đánh giá, phân loại đối với doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu, từ đó phân luồng lô hàng để áp dụng phương thức kiểm tra phù hợp.

Tuy nhiên, đánh giá của Tổng cục Hải quan cho thấy vẫn còn những hạn chế về công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, về hành lang pháp lý, tổ chức, nguồn nhân lực... Đặc biệt là nguồn thông tin phục vụ quản lý rủi ro nhất là nguồn thông tin ngoài ngành còn thiếu và chưa được chuẩn hóa đầy đủ; kỹ thuật công nghệ thông tin còn yếu, nhận thức của cán bộ công chức Hải quan chưa đáp ứng... Do đó các kết quả phân luồng chưa thực sự phản ánh đúng mức độ rủi ro trên thực tế.

Để tiếp tục áp dụng có hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro, ngành Hải quan cần tăng cường việc thu thập, phân tích rủi ro trước, trong và sau khi thông quan, từ đó xác định lô hàng trọng điểm chính xác hơn, giúp đưa ra quyết định hình thức, mức độ kiểm tra chuẩn xác, thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong sạch.

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ Hải quan, trong đó đáng chú ý là các văn bản trao đổi thông tin giữa Hải quan với cơ quan Thuế, Kho bạc; giữa Bộ Tài chính và các ngành liên quan. Xây dựng khung pháp lý đảm bảo Hải quan, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thống nhất thực hiện. Điểm đáng

chú ý là sẽ có quy định rõ ràng hơn để ưu tiên, ưu đãi thích hợp cho những đối tượng chấp hành tốt, có hình thức xử phạt đúng mức đối với đối tượng vi phạm.

3.7. Đầu tư, cải tiến cơ sở vật chất, công tác thanh khoản hợp đồng

Để thực hiện những biện pháp trên và giúp cho công chức Hải quan làm nhiệm vụ quản lý quy trình thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội thực hiện tốt nhất nghiệp vụ của mình, chi cục cần có những trang thiết bị cần thiết.

Về yếu tố vật chất phục vụ công tác quản lý tốt nhất đó là hệ thống công nghệ thông tin quản lý hàng gia công, các phần mềm quản lý hàng gia công, sử dụng các chương trình thanh khoản hợp đồng gia công trên máy tính.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng gia công vận hành và khai thác tuân thủ những quy định về an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu của ngành Hải quan.

Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công được cài đặt tại tất cả các Chi cục Hải quan quản lý loại hình gia công xuất nhập khẩu trong phạm vi toàn ngành Hải quan.

Hệ thống thông tin quản lý hàng gia công phải được vận hành đồng bộ, thống nhất với các hệ thống thông tin khác của ngành trong quy định nghiệp vụ.

Hệ thống thông tin phải luôn được thông suốt để doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký hợp đồng ngay tại doanh nghiệp.

Hệ thống dữ liệu được liên thông với mạng máy tính toàn ngành liến quan đáp ứng cho công tác làm thủ tục và quản lý hàng gia công nhanh chóng và chính xác.

Đối với công chức thanh khoản hợp đồng gia công trên hệ thống thông tin quản lý hàng gia công cần có trách nhiệm khi sử dụng hệ thống:

Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hệ thống với bảng thanh khoản do doanh nghiệp khai báo theo quy định hiện hành.

Sử dụng hệ thống để thanh khoản hợp đồng gia công sau khi đã kiểm tra, đối chiếu tính thống nhất số liệu trên bảng thanh khoản giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.

Sử dụng hệ thống để theo dõi và thông báo thời hạn thanh khoản hợp đồng cho doanh nghiệp.

Thực hiện việc theo dõi, quản lý các hợp đồng gia công sau khi thanh khoản trên hệ thống.

Ngoài ra, chi cục cũng cần có những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác kiểm hóa, giám sát sản xuất của các công chức Hải quan làm nhiệm vụ này như máy camera, các máy đo lường, các thiết bị giám định…

3.8 Tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan

Với kim ngạch hàng hoá xuất - nhập khẩu ngày càng tăng nhanh chóng, trong khi đó yêu cầu đặt gia là đẩm bảo thông quan hàng hoá nhanh, giảm chi phí về thời gian và tài chính để tăng khả năng cho doanh nghiệp, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu vừa phải tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư, vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật và tăng thu ngân sách nhà nước đòi hỏi cơ quan hải quan phải chuyển đổi mạnh mẽ sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, trong đó kiểm tra sau thông quan có vai trò, vị trí quan trọng. Với mục tiêu trên cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

- Tập trung rà soát có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về công tác kiểm tra sau thông quan, đồng thời kiến nghị Tổng cục hải quan kịp thời sữa đổi, bổ sung để phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao vai trò, vị trí kiểm tra sau thông quan; có sự quan tâm thích đáng và tăng cường đầu tư cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.

- Tăng cường thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin; trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp. Nâng cao năng lực của cán bộ trong hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cường công tác xác minh hoạt động thanh toán của doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề; tiến hành phân loại doanh nghiệp theo các cấp độ và tiêu chí về chấp hành pháp luật về hải quan như theo loại hình doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, mặt hàng có thuế xuất cao.

- Nghiên cứu tổ chức lại công tác kiểm tra và phúc tập hồ sơ hải quan.

- Sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp, chuyên sâu làm công tác kiểm tra sau thông quan; đào tạo và đào tạo lại tại chỗ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đặc biệt chú trọng đào tạo kiến thức về tài chính, kế toán, thanh toán quốc tế, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tham gia tố tụng tại toà…. Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho đội ngũ cán bộ và ISO hoá quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và các quy trình khác trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động kiểm tra sau thông quan, tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Phòng tham mưu, các Chi cục và giữa các đơn vị nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Trong xu thế đổi mới, mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa đất nước các hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, khối lượng công việc của ngành Hải quan tăng lên rất nhanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)