Nâng cao năng lực cán bộ trong hoạt động thanh khoản hợp đồng gia công

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 62)

đồng gia công

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý Hải quan là rất quan trọng . Tuy nhiên yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong cải cách thủ tục. Một đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho việc quản lý được trơn tru hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Để thực hiện được điều này thì khâu đào tạo bồi dưỡng cán bộ là hết sức quan trọng.

- Về phía cán bộ lãnh đạo

Lãnh đạo chi cục cũng như lãnh đạo đội Gia công tại Chi cục cần tiếp tục đi sâu nắm vững các nghiệp vụ của công chức Hải quan trong công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công. Tập hợp các kiến nghị của công chức Hải quan về chính sách, quy định Pháp luật còn hạn chế để báo cáo lên cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho quy trình quản lý được thực hiện trong thực tế một cách hiệu quả, thông suốt. Do số lượng cán bộ trong công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục còn ít nên lãnh đạo Chi cục cần bố trí cán bộ, công chức phù hợp với các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo mọi khâu đều được thực hiện hiệu quả. Ví dụ như cán bộ kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa phải là người thực sự có chuyên môn, có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu về các mặt hàng gia công thường xuyên đăng ký hợp đồng gia công tại chi cục. Khi luân chuyển cán bộ, cần quan tâm giúp đỡ cán bộ trong nhiệm vụ mới. Công chức nhận nhiệm vụ mới có sự trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn với người tiền nhiệm.

Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực.

Đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định quản lý Hải quan trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo các công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát chặt chẽ, có các biện pháp hữu hiệu ngăn

chặn để tránh cho doanh nghiệp tái phạm và gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Đối với những doanh nghiệp chậm chạp không thanh khoản hợp đồng gia công thì Lãnh đạo nên cử cán bộ công chức đến tận doanh nghiệp để đôn đốc thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với những hợp đồng gia công do doanh nghiệp mất tích thì cử người đến tận doanh nghiệp để xác minh. Đối với doanh nghiệp không kê khai định mức sai, không thực hiện sản xuất theo đúng như định mức, hợp đồng gia công, không chấp hành đúng thời hạn thanh khoản, …nên đến tận doanh nghiệp lập biên bản để xử phạt vi phạm hành chính.

- Về phía cán bộ công chức thi hành

Cán bộ công chức thi hành phải nắm được tầm quan trọng của quản lý Hải quan về hàng gia công đối với Nhà Nước, nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp gia công và đặt gia công cho thương nhân nước ngoài nói riêng. Từ đó, cán bộ Hải quan thuộc đội quản lý hàng gia công của chi cục phải không những tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng với vai trò cán bộ công chức Hải quan mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân: cập nhật những thông tư, nghị định, chính sách, quy định pháp luật mới liên quan đến công việc của mình, tìm hiểu về các mặt hàng hóa, nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị thường xuyên đăng ký làm thủ tục Hải quan tại chi cục.

Đối với doanh nghiệp, cán bộ Hải quan cần giám sát sắt sao quá trình sản xuất của doanh nghiệp để ngăn chặn kịp thời những sai sót của doanh nghiệp như thực hiện sản xuất sai với định mức, thanh khoản chậm, xử lý nguyên phụ liệu nhập khẩu dư thừa không đúng theo quy định. Cán bộ Hải quan cũng cần quan hệ tốt với doanh nghiệp để biết được những khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, từ đó, giúp đỡ, hướng dẫn doanh nghiệp trong phận sự của mình đúng theo quy định. Cùng doanh nghiệp giải quyết, rút ra những vướng mắc trong việc áp dụng các chính sách pháp luật, quy định Hải quan vào quy trình làm thủ tục Hải quan để trình lãnh đạo chi cục.

3.6 Nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh khoản hợp đồng

Trong quản lý Hải quan điện tử, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm, thủ tục thông quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Sau hơn hai năm thực hiện phương pháp quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, một trong những kết quả được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là thời gian thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu đã được rút ngắn đáng kể, đó là một phần đóng góp của hệ thống phân tích, xử lý thông tin của cơ quan Hải quan đã phân loại được. Thông qua bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống quản lý rủi ro với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, cơ quan Hải quan có thể đánh giá, phân loại đối với doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu, từ đó phân luồng lô hàng để áp dụng phương thức kiểm tra phù hợp.

Tuy nhiên, đánh giá của Tổng cục Hải quan cho thấy vẫn còn những hạn chế về công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, về hành lang pháp lý, tổ chức, nguồn nhân lực... Đặc biệt là nguồn thông tin phục vụ quản lý rủi ro nhất là nguồn thông tin ngoài ngành còn thiếu và chưa được chuẩn hóa đầy đủ; kỹ thuật công nghệ thông tin còn yếu, nhận thức của cán bộ công chức Hải quan chưa đáp ứng... Do đó các kết quả phân luồng chưa thực sự phản ánh đúng mức độ rủi ro trên thực tế.

Để tiếp tục áp dụng có hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro, ngành Hải quan cần tăng cường việc thu thập, phân tích rủi ro trước, trong và sau khi thông quan, từ đó xác định lô hàng trọng điểm chính xác hơn, giúp đưa ra quyết định hình thức, mức độ kiểm tra chuẩn xác, thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong sạch.

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin nghiệp vụ Hải quan, trong đó đáng chú ý là các văn bản trao đổi thông tin giữa Hải quan với cơ quan Thuế, Kho bạc; giữa Bộ Tài chính và các ngành liên quan. Xây dựng khung pháp lý đảm bảo Hải quan, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thống nhất thực hiện. Điểm đáng

chú ý là sẽ có quy định rõ ràng hơn để ưu tiên, ưu đãi thích hợp cho những đối tượng chấp hành tốt, có hình thức xử phạt đúng mức đối với đối tượng vi phạm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao quản lý xuất nhập khẩu hàng gia công tại Chi Cục Hải Quan quản lý hàng đầu tư và gia công Hà Nội - Lê Văn Thuấn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)