Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 29)

DTH là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh Direct To Home, có nghĩa là phát sóng trực tiếp tới từng hộ gia đình, là bƣớc triển khai quan trọng của truyền hình vệ tinh, giúp công nghệ truyền hình vệ tinh trở nên phổ biến, dễ sử dụng, nâng cao chất lƣợng kênh và chất lƣợng truyền dẫn, tạo ra cơ hội mới cho việc kinh doanh truyền hình trả tiền. DTH là phƣơng thức truyền dẫn qua vệ tinh sử dụng băng tần Ku. Đây là phƣơng thức phủ sóng hiệu quả hơn nhiều so với các phƣơng thức truyền dẫn tín hiệu khác, đặc biệt là ở những vùng địa hình có nhiều đồi núi. Do sử dụng băng tần Ku nên đƣờng

kính antenna thu (hình parabol hoặc hình tròn) khoảng 0,6 m là có thể thu đƣợc  phù

hợp với điều kiện thu tại các hộ gia đình. Truyền hình số vệ tinh DTH sử dụng công nghệ truyền dẫn số nên đảm bảo chất lƣợng tín hiệu hình ảnh cũng nhƣ âm thanh, có thể truyền dẫn đƣợc nhiều chƣơng trình truyền hình có độ phân giải cao trên một vệ tinh (Transponder), hệ thống âm thanh stereo hay âm thanh lập thể AC3. Ngoài ra hệ thống DTH còn có thể tƣơng thích với nhiều loại hình dịch vụ khác nhƣ truyền dữ liệu, internet, truyền hình tƣơng tác,…Hệ thống phát và thu truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH bao gồm 3 thành phần chính

1.2.2.1. Trạm phát mặt đất (Uplink station):

Trạm phát làm nhiệm vụ nhận tín hiệu A/V từ các nguồn chƣơng trình khác nhau: studio, vệ tinh,… đã qua sử lý (biên tập, phụ đề, lồng tiếng,…) sau đó qua các bộ: Số hóa, mã hóa MPEC, ghép kênh, mã hóa kênh truyền RS, mã sửa sai FEC, và hệ thống khóa mã quản lý khách hàng rồi đƣợc phát lên vệ tinh. Toàn bộ hệ thống phát đƣợc đặt tại đài phát vệ tinh.

1.2.2.2. Vệ tinh (Satellite)

Có tác dụng nhƣ một trạm chuyển tiếp tín hiệu (transponder): nhận tín hiệu phát ra từ trạm mặt đất sau đó dịch tần, khuếch đại rồi phát trở lại trái đất. Do vệ tinh ở độ cao rất xa so với trái đất, khoảng 36 000 km trên quỹ đạo địa tĩnh, nên tầm bao phủ rất lớn (tối đa có thể đƣợc 1/3 trái đất). Tuy nhiên trong truyền hình vệ tinh một vệ tinh thông thƣờng có diện phủ sóng trong một phần châu lục hay một quốc gia nào đó và có thể thay đổi đƣợc vùng bao phủ (beam sóng).

1.2.2.3. Trạm thu tín hiệu vệ tinh

Có nhiều loại trạm thu khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng: hộ gia đình xem trực tiếp, trung tâm truyền hình cáp các thành phố (Cable Headend), trạm phát lại truyền hình mặt đất (Terrestrial), trạm thu phát của các khách sạn, chung cƣ cao tầng (MATV Headend).

Tất cả các trạm thu này đều có đặc điểm chung là nguyên lý thu tín hiệu giống nhau, thông số kỹ thuật thu giống nhau; chỉ khác nhau về tính chuyên dụng của thiết bị thu, chất lƣợng thiết bị thiết bị và số lƣợng thiết bị thu (số kênh cần thu của các trạm phát lại) tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu cụ thể của từng loại trạm thu. Để thu đƣợc chƣơng trình DTH, ngƣời tiêu dùng cần có:

- Anten parabol (chảo thu vệ tinh, đƣờng kính 60cm): để thu tín hiệu các chƣơng trình đƣợc phát ở băng tần Ku.

- LNB (low noise blook) để đổi tần số băng tần Ku ( 10.7 – 12 GHz) xuống dải tần số IF (950 – 2150 MHz) và khuyếch đại công suất tín hiệu thu đƣợc từ anten.

- Đầu giải mã đa phƣơng tiện kỹ thuật số IRD (integrated Recever Decoder) hay còn gọi là Set-top Box (STB-S) sẽ thực hiện thu và giải mã tín hiệu truyền hình số từ anten parabol và LNB, chuyển sang tín hiệu AV hay RF để ti vi thông thƣờng xem đƣợc.

Các thiết bị trên sẽ đƣợc đấu nối, bởi cáp đồng trục RG6 và 02 zắc F5 cho một số thiết bị khác… và đi kèm là: Smart card (thẻ thông minh) để lƣu giữ các thông tin, mở khóa các chƣơng trình dƣới dạng dữ liệu chứa trong chíp IC gắn trên thẻ. [19,21]

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)