Truyền hình Việt nam ra đời là cả một quá trình chuẩn bị công phu, đầy trách nhiệm của những ngƣời lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết với sự nghiệp truyền hình.
Năm 1968, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định cho phép Tổng cục Thông tin thành lập Xƣởng Vô tuyến truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt nam. Buổi phát hình thử nghiệm đầu tiên đƣợc thực hiện bắt đầu từ 9h30 ngày 7/9/1970. Chƣơng trình truyền hình đầu tiên tối 7/09/1970 bắt đầu lúc 19h30 có tổng thời lƣợng khoảng 02 giờ. Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc 30/04/1975, Đài Tiếng nói Việt nam đã tiếp quản các Đài truyền hình cũ của Mỹ - Ngụy tại Huế, Cần Thơ, Quy Nhơn, Sài Gòn,.. để tiếp tục phục vụ nhu cầu của khán giả.
Ngày 5/07/1976, chấm dứt việc phát sóng thử nghiệm chuyển sang phát sóng hàng ngày. Trong thời gian này, Truyền hình trong nƣớc từng bƣớc mở rộng quan hệ Quốc tế, thế giới đã biết đến một Đài truyền hình non trẻ đang phát sóng tại Việt nam.
Ngày 18/06/1977, Chính phủ ra Nghị định 164/CP thành lập Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt nam, đồng thời tách Ban biên tập Vô tuyến truyền hình ra khỏi Đài Tiếng nói Việt nam trở thành Đài truyền hình Trung ƣơng. Việc ra đời của Đài truyền hình Trung ƣơng đánh giá bƣớc phát triển mới, khẳng định vị thế mới của Truyền hình Việt nam.
Ngày 3/09/1978, Đài Truyền hình Trung ƣơng chính thức chuyển đổi từ phát sóng đen trắng sang thử nghiệm phát sóng màu. Chƣơng trình truyền hình đầu tiên đƣợc thử nghiệm phát sóng màu là chƣơng trình phim tài liệu Bài ca dâng Bác của Xƣởng phim tài liệu Trung ƣơng. Tối 1/07/1986 Đài Truyền hình Trung ƣơng thông báo chính thức phát sóng màu các chƣơng trình trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 31/08/1996, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Phan Văn Khải ký quyết định số 605/TTg cho phép Đài THVN đƣợc sử dụng nguồn thu từ quảng cáo trên truyền hình để phát triển ngành. Toàn bộ nguồn thu này sau khi trừ các chi phí hợp lý phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc và chỉ đƣợc chi cho đầu tƣ phát triển ngành theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây chính là bƣớc ngoặt quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ của Đài THVN.
Ngày 1/06/2001 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 87/2001QĐ-TTg cho phép Đài THVN đƣợc thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính. Sau hai năm thí điểm triển khai khoán thu, khoán chi tài chính, năm 2003 Chính phủ đã có quyết định cho phép Đài THVN chính thức thực hiện khoán thu, khoán chi tài chính. Nhờ
thực hiện khoán thu, khoán chi, việc sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn việc sản xuất
chƣơng trình đƣợc đầu tƣ nhiều hơn chất lƣợng chƣơng trình cũng đƣợc nâng lên rõ
rệt, thu nhập của các loại lao động trong Đài THVN tăng hơn trƣớc, thái độ lao động thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, nội bộ đoàn kết, hợp tác gắn bó vì mục tiêu chung,…
Ngày 31/05/2005, Thủ tƣớng Phan Văn Khải ký Quyết định số 124/QĐ-TTg cho phép Đài THVN chuyển đổi cơ chế từ một đơn vị sự nghiệp có thu sang tự chủ về tài chính. Cơ chế này đã góp phần tạo nên động lực mới, thu hút nhiều tài năng phát huy lao động sáng tạo, nâng Đài THVN lên một tầm cao mới, xứng đáng với vị thế của một Đài truyền hình Quốc gia.
Từ năm 2005 đến nay, thực hiện theo quy hoạch phát triển Đài THVN (giai đoạn 2005 - 2010) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 767/QĐ- TTg ngày 08/08/2005, Đài THVN đã nỗ lực không ngừng trong việc gia tăng thời lƣợng phát sóng, nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các kênh chƣơng trình phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao phó, phấn đấu trở thành một Đài Quốc gia mạnh, một tập đoàn truyền thông có uy tín trong khu vực và quốc tế. [3, 21]