Xu hướng phát triển dịch vụ truyền thông, truyền hình trả tiền trên thế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 76)

giới và tại Việt nam

3.1.1. Dịch vụ truyền thông

3.1.1.1. Quảng cáo truyền hình

Trên thế giới, các kết quả dự báo cho thấy, doanh thu của các hãng truyền hình lớn nhƣ ABC, CBS, FOX, NBC, UPN, WB,… sẽ tăng từ 3 - 5%, từ 10,5 tỷ USD trong năm 2006 lên 10,9 tỷ USD năm 2007.

Do số lƣợng khán giả của các kênh truyền hình ngày càng tăng nên các công ty có xu hƣớng dành nhiều chi phí quảng cáo hơn cho quảng cáo truyền hình. Ngay cả lĩnh vực bán lẻ hàng hoá vốn có truyền thống quảng cáo trên báo chí nay cũng thay đổi. Các hãng bán lẻ lớn nhƣ Lowes, Kohl, Wal-Mart cũng đã lựa chọn hình thức quảng cáo là truyền hình. Các công ty kinh doanh các mặt hàng khác nhƣ thức ăn nhanh, điện ảnh và viễn thông cũng dự kiến chi kinh phí cho quảng cáo truyền hình nhiều hơn trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Quảng cáo Thành phố Hồ Chí Minh, doanh số quảng cáo tại Việt nam tăng mạnh trong vòng 8 năm trở lại đây, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình (chiếm khoảng 55% tổng doanh thu quảng cáo)

Doanh số quảng cáo năm 2007 tại Việt Nam vào khoảng 952 triệu USD, cao nhất từ trƣớc tới nay. Giai đoạn từ 1992 đến 1995 doanh số quảng cáo nằm trong khoảng từ 8,1 đến 68 triệu USD; từ 1996 đến 2000 ở mức 100 triệu USD.

Phân bố quảng cáo năm 2007 cho thấy có khoảng 523,6 triệu USD là quảng cáo truyền hình, 300 triệu USD trên báo viết và ấn phẩm, 114,9 triệu USD quảng cáo ngoài trời và 13,5 triệu USD trên phát thanh. Số liệu này chƣa bao gồm hoạt động quảng cáo bằng các hình thức tài trợ, hợp tác xây dựng chƣơng trình quảng cáo trên internet, thƣ chào hàng trực tiếp, sản xuất và in ấn các vật phẩm quảng cáo, cung ứng vật tƣ kỹ thuật, sản phẩm quảng cáo.

3.1.1.2. Dịch vụ SMS và 1900xxxxxx

 Dịch vụ SMS

Xu hƣớng phát triển tìm kiếm thông tin trên Mobile là xu hƣớng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê của Informa Telecom & Media, doanh thu toàn cầu từ các dịch vụ dữ liệu trên điện thoại di động đã tăng 24% trong năm 2008, chiếm khoảng 15% tất cả các nguồn thu từ các nhà khai thác di động trên toàn thế giới trong đó nguồn thu đƣợc tạo ra bởi các dịch vụ phi thoại đạt 188,7 tỷ USD.

Nick Jotischky, nhà phân tích tài chính của Informa Telecom & Media cho biết: “các dịch vụ phi thoại đang trở thành mục tiêu chủ yếu đối với xu thế phát triển của các nhà cung cấp di động vào thời điểm tỷ lệ thâm nhập cao và giá giảm của dịch vụ thoại nhƣ hiện nay. Các dịch vụ dữ liệu không những có thể giúp đƣa ra các gói dịch vụ thích đáng hơn và giúp phân biệt với các nhà cung cấp cạnh tranh khác mà còn có thể giúp họ tăng mức ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao) và tạo ra khách hàng mới.

Trong vài năm trở lại đây, ngƣời dùng điện thoại di động đặc biệt là giới trẻ ở Việt nam đã biết đến những tính năng khác (nhƣ tải game, tải nhạc chuông, hình nền và thậm chí cả... bói toán) bên cạnh những tính năng truyền thống. Tất cả dịch vụ này đƣợc các công ty cung cấp nội dung (CP) triển khai với sự hợp tác của các nhà khai thác mạng (Telco) qua các đầu số nhắn tin (VD: 8xab) trên nền SMS. Việc sử dụng các

(màn hình, tốc độ xử lý, độ lớn bộ nhớ, nền tảng hệ điều hành, v..v..). Tuy vậy, khi những chiếc điện thoại thông minh đã có mặt nhan nhản trên thị trƣờng và nhu cầu sử dụng các tính năng đƣợc các CP mở đƣờng bằng các dịch vụ trên nền SMS thì các đơn vị phát triển ứng dụng cho điện thoại di động có đất dụng võ.

Cùng với xu hƣớng phát triển ứng dụng công nghệ mạng 3G thế hệ mới và công nghệ di động wimax ở Việt nam, các ứng dụng trên mobile đƣợc dự kiến sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới bất chấp những khó khăn không nhỏ về kỹ thuật, công nghệ. Nhiều ứng dụng thuần việt dành cho điện thoại di động đã đƣợc phát triển nhƣ: ứng dụng bản đồ (vimap), ứng dụng chat (Vitalk), ứng dụng mạng xã hội (Vihuni),.. và mới đây là ứng dụng nghe và tải nhạc (Felix Studio). Các CP hiện đang tích cực trong việc mobile hóa các nội dung số sẵn có (tra cứu trực tuyến, games online,…). Xu hƣớng này cũng đang đƣợc các “đại gia”, là các Telco lớn cổ súy bởi cuộc đua giá cƣớc các dịch vụ cơ bản (thoại và SMS thông thƣờng) cơ bản không thể tăng thêm nhiều đƣợc nữa. Khoảng 30 triệu ngƣời Việt nam chƣa sử dụng điện thoại di động sẽ đƣợc các Telco lôi kéo trong hơn một năm tới. Sau đó, nguồn thu có thể tăng trƣởng mạnh của các Telco chính là các dịch vụ nội dung số cung cấp. Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Công ty Viettel Telecom: “Hiện nguồn thu từ việc khai thác dịch vụ gia tăng trên nền SMS chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu của Viettel Telecom nhƣng tƣơng lai đây mới là nguồn doanh thu có thể tiếp tục tăng trƣởng mạnh.”

 Dịch vụ 1900xxxxxx

Đƣợc triển khai từ cuối năm 2002 đầu năm 2003, tuy không phát triển mạnh mẽ bằng các dịch vụ SMS mobile nhƣng dịch vụ tổng đài 1900xxxxxx cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Theo số liệu của VNPT, sau 02 tháng triển khai (20/01/2003) đã có khoảng ba triệu cuộc gọi điện thoại, nhắn tin của khách hàng tham gia dịch vụ.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều ứng dụng đã đƣợc tích hợp trên hệ thống tổng đài nhƣ ứng dụng về SMS, ứng dụng kết nối trực tuyến, ứng dụng nhánh

cho phép phân luồng nhiều trƣờng dữ liệu hơn,… nhiều dịch vụ mới đƣợc triển khai

trên hệ thống (chơi game, nghe nhạc trực tuyến, thể hiện ca khúc, tƣ vấn trực truyến, v..v..). Tuy vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng tiện ích đƣợc tích hợp trên điện thoại di động, dịch vụ 1900xxxxxx trong tƣơng lai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể tồn tại và phát triển.

3.1.2. Dịch vụ truyền hình trả tiền

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kinh tế, lƣợng ngƣời xem truyền hình trả tiền trên thế giới tăng nhanh, xu thế phát triển của Truyền hình trả tiền là tất yếu.

Đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật... thì tỉ lệ ngƣời xem truyền hình trả tiền (Pay TV) thông qua nhiều kênh: cáp, kỹ thuật số, Internet và trên điện thoại di động không còn xa lạ đối với ngƣời dân.

Hiện nay, có nhiều phƣơng thức thực hiện truyền hình trả tiền: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất (MMDS), truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH,…nhƣng chỉ có 2 phƣơng thức đƣợc khuyến nghị sử dụng và đã chứng tỏ đƣợc nhiều ƣu điểm cũng nhƣ có tính tƣơng hỗ nhau là truyền hình cáp CATV và truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH.

Theo phân tích của giới chuyên môn, do hạn chế của dịch vụ truyền hình truyền thống là sử dụng ăngten trời để điều chỉnh nên chất lƣợng hình ảnh luôn phụ thuộc vào thời tiết. Một khi thời biết có gió bão là chất lƣợng hình ảnh sẽ bị nhiễu theo. Đó là chƣa kể, nếu sử dụng dịch vụ ở các nhà cao tầng, khu chung cƣ hay cao ốc bị che chắn, hình ảnh sẽ bị biến dạng thành nhiều bóng khác nhau... Chính những hạn chế nhất định này, cùng với nhu cầu đƣợc xem nhiều kênh truyền hình trong và ngoài nƣớc đã tạo

nên xu hƣớng chuyển sang sử dụng dịch vụ truyền hình cáp hoặc kỹ thuật số trong dân chúng ngày càng phổ biến.

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt nam, truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số đang là hai phƣơng thức đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất, hơn 64%. Đáng chú ý là khi đƣợc hỏi bạn thích sử dụng loại truyền hình nào thì có tới 78,2% cho biết họ thích truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH trong đó phần ƣu ái luôn dành cho loại hình truyền hình cáp.

Giám đốc Trung tâm truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh Lê Đức Hùng nhận xét, do đặc thù về thu nhập, thói quen của ngƣời tiêu dùng Việt Nam, thể loại truyền hình truyền thống sẽ tồn tại song song với các dịch vụ truyền hình khác. Tuy nhiên, xu hƣớng khách hàng sử dụng truyền hình cáp đang ngày càng gia tăng.

Tại châu á Thái Bình Dƣơng, năm 2004 đã có khoảng 500 triệu máy thu truyền hình, 26% trong đó là thuê bao truyền hình trả tiền (so với 5% vào năm 1990), theo dự báo của các chuyên gia, con số này có khả năng đạt khoảng 55% vào năm 2010.

Bảng 2.8: Số liệu thuê bao truyền hình trả tiền khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2004

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và truyền hình trả tiền tại Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 76)