Điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 50)

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhân tố tác động. Vì thế để phát triển đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phải nắm chắc và phát huy đƣợc những mặt tích cực, hạn chế tối đa những mặt tiêu cực trong từng nhân tố. Từ việc phân tích các nhân tố tác động, chúng ta có thể rút ra một số điều kiện cơ bản để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã nhƣ sau:

Một là, phải tạo đƣợc sự đồng bộ trong nhận thức và trách nhiệm của

việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã. Đổi mới quan niệm, nhận thức về đội ngũ cán bộ quản lý, chuyển từ quan niệm cán bộ quản lý gắn với chức quyền sang quan niệm mở là một chức nghiệp, một nghề lao động đặc biệt trong cơ cấu lao động xã hội, đòi hỏi phải có những phẩm chất và năng lực đặc biệt. Từ đó xây dựng đƣợc một hệ thống tiêu chuẩn có tính pháp lý cho từng loại cán bộ quản lý trên cả hai mặt: phẩm chất và năng lực. Trên cơ sở đó, tạo đƣợc chuyển biến tích cực trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, quản lý và đánh giá cán bộ quản lý ở cấp xã. Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phải dựa trên yêu cầu nhiệm vụ thực tế của từng địa phƣơng, yêu cầu nhiệm vụ đối với từng chức danh cần bố trí, đồng thời phải có tính chiến lƣợc lâu dài để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hội nhập ngày càng sâu trên lĩnh vực kinh tế. Căn cứ quy hoạch và yêu cầu chất lƣợng đối với từng chức danh cán bộ, phải xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực về mọi mặt của cán bộ quản lý, nhất là khả năng xử lý những vấn đề mới nảy sinh về phát triển kinh tế xã hội ở cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trƣờng. Đồng thời phải làm tốt công tác lựa chọn, sắp xếp, bố trí một cách phù hợp để phát huy tốt năng lực, sở trƣờng của từng cán bộ trên các lĩnh vực quản lý. Phải có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ để cán bộ phát huy tốt vai trò trách nhiệm trƣớc nhân dân, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quá trình thƣc hiện nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ.

Hai là, phải tiếp tục có sự đổi mới về cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và

thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã.

Cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ quản lý nói riêng là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân, là những ngƣời thƣờng xuyên, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân; tính chất chuyên môn hóa trong công việc quản lý có tính tƣơng đối do số lƣợng biên chế cấp xã. Vì thế việc tuyển dụng và các chế độ, chính

sách cũng cần phải tiếp tục có sự đổi mới. Trong những năm gần đây, việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp xã, nhất là việc tuyển dụng cán bộ công chức xã đã có những thay đổi; khắc phục đƣợc tình trạng bố trí theo "cảm tính", nâng cao dần đƣợc trình độ chuyên môn của cán bộ. Tuy nhiên, việc thi tuyển mới dừng lại ở việc kiểm tra nhận thức về một số vấn đề về QLNN, Luật cán bộ, công chức, khả năng sử dụng tin học văn phòng và kiến thức chuyên môn, nhiều vấn đề chƣa đƣợc kiểm tra một cách chuẩn xác, đặc biệt là khả năng và phƣơng pháp làm việc, nhất là khả năng thích ứng và xử lý những vấn đề mới nảy sinh ở cấp xã; khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề nảy sinh trƣớc dân. Bên cạnh đó, nhân sự tham gia quathi tuyển hầu hết là các sinh viên mới ra trƣờng, kinh nghiệm thực tế chƣa có nên việc xử lý công việc thực tiễn tại địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần thiết phải tiếp tục có sự đổi mới đồng bộ cả về cơ chế tuyển dụng, các quy định về bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý và các chính sách đối với cán bộ quản lý ở cấp xã.

Ba là, phải tạo đƣợc môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán

bộ quản lý ở cấp xã làm việc.

Cấp xã là nơi trực tiếp truyền tải, triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phƣơng, là nơi trực tiếp chỉ đạo, hƣớng dẫn nhân dân chấp hành và thực hiện các chủ trƣơng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, môi trƣờng, điều kiện làm việc của cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc thiếu thốn; các quy chế, quy định ràng buộc trách nhiệm của cán bộ, của công dân trong quá trình quản lý và xử lý công việc với dân chƣa cụ thể, thiếu đồng bộ nên còn nhiều vƣớng mắc. Để khắc phục đƣợc những hạn chế đó, cần thiết phải tiếp tục có những nghiên cứu để tạo các môi trƣờng, điều kiện làm việc thuận lợi để đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã phát huy tốt hơnvai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác của mình.

Bốn là, phải có các cơ chế để khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ

quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã.

Song song với các chế độ, chính sách nhƣ: Tiền lƣơng, phụ cấp, nghỉ phép,… cần có các cơ chế cụ thể, linh hoạt để khuyến khích động viên đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã phát huy hết vai trò, khả năng của mình, phấn đấu vƣơn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Có cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, tạo điều kiện cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý,… Có chính sách khen thƣởng kịp thời đối với những cán bộ thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ đƣợc giao hoặc có những sáng kiến trong quá trình quản lý, tham mƣu,…Đƣa vào quy hoạch các chức danh cao hơn đối với những cán bộ có triển vọng để tạo động cơ cho cán bộ tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

Năm là, phải làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đồng thời

phát huy cao độ ý thức và tinh thần tự giác của cán bộ quản lý.

Công tác quản lý, nhất là QLNN về kinh tế có nhiều vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quản lý và điều hành thu chi ngân sách, đầu tƣ xây dựng cơ bản. Cán bộ quản lý ở cấp xã là những ngƣời gần dân, trực tiếp xử lý các công việc nêu trên, liên quan đến nhiều mối quan hệ; nếu bản thân cán bộ không có ý thức tự giác, không tự tu dƣỡng, rèn luyện, không có bản lĩnh thì sẽ dễ bị chi phối, tác động; dễ bị mua chuộc bởi cám dỗ của đồng tiền, dẫn đến vi phạm. Vì thế để bảo vệ và phát triển đƣợc đội ngũ cán bộ thì phải thƣờng xuyên làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về kinh tế; đồng thời phát huy cao độ ý thức và tinh thần tự giác, tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ở cấp xã.

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 50)