Tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 39)

Đánh giá việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có thể nhìn ở nhiều góc độ khác nhau: Số lƣợng cán bộ đƣợc đƣa vào quy hoạch và đƣợc sử dụng trên các lĩnh vực quản lý; trình độ cán bộ, độ tuổi đƣợc trẻ hóa, vai trò và khả năng cán bộ, hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.v.v. Song để xem xét một cách tổng thể, việc phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý, cần chú trọng 3 tiêu chí cơ bản sau đây:

1.3.1.1. Quy mô đội ngũ cán bộ quản lý

Quy mô đƣợc biểu hiện qua số lƣợng cán bộ đƣợc quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển dụng và trƣởng thành trên các lĩnh vực quản lý qua từng giai đoạn. Tiêu chí để đánh giá quy mô của sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc thể hiện ở số lƣợng cán bộ đƣợc đƣa vào quy hoạch các chức danh quản lý; số lƣợng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển chọn, bố trí, sử dụng qua các giai

đoạn ra sao? Thực tế hiện nay, số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã làm công tác quản lý trên các lĩnh vực tăng, song công tác quản lý nhà nƣớc trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở cấp xã nhƣng chƣa quản lý và giải quyết có hiệu quả.

Quy mô phát triển của đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã còn đƣợc thể hiện ở quy mô và hàm lƣợng, tính chất công việc mà đội ngũ cán bộ quản lý ở cấp xã đảm nhiệm. Xã là cấp cơ sở, là mô hình thu nhỏ của xã hội, công việc quản lý ở cấp xã rất đa dạng. Số lƣợng cán bộ không thể ngày càng tăng, trong khi yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp xã phải có tầm quản lý ngày càng rộng hơn.

1.3.1.2. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý

Cơ cấu đƣợc biểu hiện qua sự hợp lý, đồng bộ trong việc quy hoạch, sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trong từng giai đoạn. Nó bao gồm cơ cấu về lĩnh vực quản lý; về độ tuổi, giới tính, trình độ cán bộ... Trong số cán bộ đƣợc quy hoạch, sắp xếp và bố trí, số cán bộ đƣợc bố trí làm nhiệm vụ quản lý trên các lĩnh vực ra sao? số cán bộ có trình độ về quản lý kinh tế, xã hội, chính trị chiếm tỷ lệ nhƣ thế nào? Cơ cấu độ tuổi, giới tính, cán bộ trẻ đã thực sự phù hợp chƣa? Cơ cấu đó đã thực sự có bƣớc phát triển và phát huy đƣợc vai trò và hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ hay không? Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hợp lý, đồng bộ sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trên các lĩnh vực. Do vậy phải thực sự chú trọng đến cơ cấu của đội ngũ cán bộ ngay từ khi quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo và sắp xếp, bố trí, sử dụng.

1.3.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở cấp xã nói riêng đƣợc biểu hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức

lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; trình độ, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và hiệu quả công tác của cán bộ quản lý,… đây đƣợc xem là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu số lƣợng chỉ biểu hiện về quy mô, cơ cấu biểu hiện về tính hợp lý, đồng bộ trong bố trí sử dụng thì chất lƣợng biểu hiện tính hiệu quả cụ thể của sự phát triển đội ngũ cán bộ, từ chất lƣợng quy hoạch, chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, chất lƣợng bố trí sử dụng đến chất lƣợng quản lý điều hành của cán bộ và cuối cùng là hiệu quả công tác và sự trƣởng thành của cán bộ. Chất lƣợng quy hoạch thể hiện ở số cán bộ đƣa vào quy hoạch đƣợc bố trí, sử dụng nhƣ thế nào? Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng thể hiện ở số cán bộ đƣợc bố trí đi đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, chính trị nâng lên ở mức độ nào? sau đào tạo, bồi dƣỡng phát huy hiệu quả ra sao? sự phù hợp giữa trình độ, chuyên ngành đào tạo với yêu cầu nhiệm vụ trong thực tiễn? Chất lƣợng bố trí, sử dụng thể hiện ở tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí cán bộ. Qua kiểm tra, đánh giá định kỳ, hàng năm, số cán bộ đƣợc sắp xếp, bố trí đã phát huy đƣợc sở trƣờng, năng lực và hiệu quả công tác nhƣ thế nào?

Chung quy lại, chất lƣợng cán bộ quản lý ở cấp xã đƣợc thể hiện ở nhiều nội dung, song tựu trung có ba nội dung cơ bản để đánh giá là: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Trƣớc hết nói về phẩm chất đạo đức, ngƣời cán bộ muốn xác lập đƣợc uy tín của mình trƣớc nhân dân thì phải có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen chi phối trực tiếp tới bản lĩnh, ý thức và hành động của ngƣời cán bộ thì càng đòi hỏi ngƣời cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của đất nƣớc, của tập thể lên trên hết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dƣỡng phẩm chất, đạo đức của ngƣời cán bộ. Ngƣời xác định: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy”, “cán bộ là ngƣời đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành

trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện đƣợc” [39, tr. 54]. Ngƣời cán bộ tốt ở đây phải là ngƣời có đủ cả năng lực trình độ lẫn đạo đức cách mạng. Bác yêu cầu: “Một ngƣời cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng” [39, tr.223] và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi ngƣời cán bộ - theo Bác, phải có đƣợc các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm. Bác nói: “Những ngƣời trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” [39, tr.104]. Nói về tiêu chuẩn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Ngƣời chỉ rõ yêu cầu đối với cán bộ là: “Phải có chính trị trƣớc rồi có chuyên môn; chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trƣớc tài ”[39, tr.26]. Để nhấn mạnh tiêu chuẩn đạo đức của ngƣời cán bộ, Bác viết: “Cũng nhƣ sông thì có nguồn mới có nƣớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức; không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân ” [39, tr. 252-253].

Thứ hai là trình độ, năng lực, đây là hai mặt của một cá nhân, nó vừa có tính quan hệ biện chứng với nhau, nhƣng nó lại vừa có tính tách bạch tƣơng đối. Phần lớn cán bộ có trình độ thì thƣờng là có năng lực tốt, song cũng có cán bộ có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao nhƣng năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý hạn chế. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt đƣợc kết quả. Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tƣ chất tự nhiên của cá nhân và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng nhƣ tự rèn luyện của cá nhân. Năng lực ở con ngƣời có nhiều cấp độ khác nhau, ở cấp độ cao thì đó là tài năng – thiên tài. Năng lực giúp cho những con ngƣời khác nhau trong cùng một hoàn

cảnh, một điều kiện nhƣ nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và đƣa ra các phƣơng pháp xử lý với các nhịp độ khác nhau và chính đây là điểm khác biệt giữa ngƣời này với ngƣời khác, tác động đến hiệu quả công tác quản lý của mỗi cán bộ. Vì thế vừa phải quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, vừa phải nêu cao tính tự giác rèn luyện của mỗi cá nhân.

Thứ ba là về khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đây là yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả công việc đƣợc giao của cán bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã của nƣớc ta hiện nay đông nhƣng không mạnh; trình độ chuyên môn của cán bộ hầu hết đƣợc nâng lên nhƣng phƣơng pháp, kỹ năng quản lý, điều hành, xử lý nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn ở từng địa bàn xã còn lúng túng, hiệu quả không cao, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Những hạn chế trên, một phần do đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phần lớn do dân bầu, xã cử, lại bị chi phối bởi quan hệ làng xóm, họ hàng, không đƣợc đào tạo bài bản nên trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế hạn chế; một phần do ý thức tự trau dồi rèn luyện về kỹ năng, phƣơng pháp công tác của cán bộ chƣa cao. Bên cạnh đó số cán bộ trẻ mới qua tuyển dụng thì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên lúng túng trong tham mƣu, quản lý. Từ thực tế đó, muốn nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, đòi hỏi cần phải tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cả về kỹ năng, phƣơng pháp quản lý cho đội ngũ cán bộ; trong đó cần coi trọng việc lựa chọn, bồi dƣỡng, dìu dắt cán bộ trẻ, cán bộ đã đƣợc tri thức hóa, chuyên môn hóa và có triển vọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “... cán bộ mới, vì công tác chƣa lâu, kinh nghiệm còn ít, có nhiều khuyết điểm, nhƣng họ lại có những ƣu điểm hơn cán bộ cũ, họ nhanh nhẹn hơn, thƣờng giàu sáng kiến hơn”[39, tr.237].

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 39)