Đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ quản lý cấp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 101)

cấp xã

Do yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ và vai trò ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã trong tình hình mới nên đòi hỏi công tác tuyển dụng cán bộ quản lý cấp xã cũng phải có sự đổi mới để đảm bảo tuyển chọn đƣợc những cán bộ đảm bảo các tiêu chuẩn cả về phẩm chất và năng lực. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; trọng dụng những ngƣời có đức, có tài... Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý”. [21, tr.261]

Quá trình tuyển dụng cán bộ cần phải coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc; đồng thời cần vận dụng và hiểu đúng nghĩa vị trí và mối quan hệ chặt chẽ giữa đức và tài, tránh cực đoan, tuyệt đối hóa từng mặt.

Để lựa chọn đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với đặc điểm ở cấp xã, cần sử dụng nhiều phƣơng pháp để tuyển chọn nhƣ: thi tuyển, quan sát phát hiện năng khiếu, thử nghiệm trí tuệ, thử nghiệm tài năng nghề nghiệp, kiểm tra kỹ năng thực tiễn, phỏng vấn, trắc nghiệm kiến thức, trƣng cầu ý kiến.... Đồng thời thực hiện công khai, minh bạch quy trình tuyển dụng, cán bộ đảm bảo tuyển dụng đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.

Đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, bao gồm Bí thƣ, Phó bí thƣ Đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND,

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trƣởng các đoàn thể cấp xã phải thực hiện nghiêm Quy chế về giới thiệu cán bộ ứng cử và bổ nhiệm cán bộ. Việc giới thiệu cán bộ để bầu cử đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý phải đảm bảo tiêu chuẩn, có trình độ, phẩm chất và năng lực quản lý phù hợp với vị trí đảm nhiệm, đồng thời phải đảm bảo tính quy hoạch và có triển vọng phát triển. Việc thực hiện quy trình giới thiệu, bầu cử cần tiếp tục đổi mới theo hƣớng mở rộng dân chủ; áp dụng hình thức giới thiệu nhân sự để lựa chọn, bầu cử có số dƣ; quá trình giới thiệu, lấy phiếu tín nhiệm cần mở rộng theo nhiều kênh. Cán bộ quản lý cấp xã, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc, gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND xã là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận, chỉ đạo, giải quyết công việc cho dân, cần phải lấy thêm phiếu tín nhiệm của quần chúng nhân dân.

Đối với cán bộ công chức cấp xã, việc tuyển dụng phải đảm bảo quy trình, công khai minh bạch, phải căn cứ vào yêu cầu, vị trí và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức cần bố trí trên từng lĩnh vực. Nội dung thi tuyển cần phải tiếp tục đổi mới theo hƣớng vừa kiểm tra trình độ chuyên môn, nhận thức, kiến thức về quản lý nhà nƣớc; vừa phải kiểm tra đƣợc kỹ năng thực tế của ngƣời cần tuyển. Hình thức thi tuyển cũng cần mở rộng: thi viết, trắc nghiệm, phỏng vấn, sát hạch kỹ năng... để đánh giá sát hơn trình độ, khả năng cán bộ đáp ứng các yêu cầu QLNN về kinh tế.

Bố trí và sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trƣờng; đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc; giao việc đúng tầm với cƣơng vị thích hợp để cán bộ có điều kiện phát triển đƣợc khả năng và công hiến, đảm bảo tính phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi hỏi của công việc; xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí một cách chi tiết, cụ thể nhằm tạo chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ.

Sử dụng, bố trí cán bộ quản lý đúng - sai phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào vai trò, trách nhiệm cơ quan làm công tác cán bộ. Vì thế cần đổi mới từ chính bản thân tổ chức về những ngƣời làm công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 101)