Tiếp tục cụ thể hóa cơ cấu vị trí, tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 95)

quản lý cho phù hợp với thực tế địa bàn xã làm cơ sở cho việc quy hoạch, bố trí, sử dụng và phát huy vai trò quản lý của cán bộ

Quản lý nhà nƣớc ở địa bàn xã thực tế là mô hình quản lý thu nhỏ của xã hội, đầy đủ các hoạt động quản lý trên tất cả các lĩnh vực. Vì thế, công tác quản lý trên địa bàn xã vừa có tính toàn diện, vừa có tính cụ thể. Thực tế hiện nay trên địa bàn Nghi Lộc, mỗi xã cơ bản đều đã bố trí đủ số định biên từ 21 đến 25 cán bộ, công chức theo quy định loại hình xã và quy mô dân số. Tuy nhiên, việc cơ cấu vị trí, chức danh cán bộ, nhất là các chức danh QLNN về kinh tế ở cấp xã chƣa phù hợp và thiếu đồng bộ. Những xã chƣa đủ tiêu chuẩn để cơ cấu 02 Phó Chủ tịch UBND thì không có Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế mà Chủ tịch UBND xã phụ trách chung. Một số chức danh cơ cấu 2 đến 3 ngƣời không thật cần thiết nhƣ chức danh Tài chính - Kế toán. Có chức danh ghi chung không rõ chức danh từng vị trí nhƣ Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Giao thông thủy lợi nên quá trình điều hành, quản lý có những việc chồng chéo nhau, vừa thừa, vừa thiếu ngƣời phụ trách cụ thể hoặc có 2 ngƣời cùng một chuyên môn vào một chức danh, thiếu chuyên môn ở các ngành khác nên khi phân công quản lý, phụ trách một nội dung cụ thể của chức danh trên thì không phát huy đƣợc. Do vậy, cần tiếp tục cụ thể hóa cơ cấu vị trí, chức danh cán bộ quản lý từng lĩnh vực một cách cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của cấp xã để làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển chọn, sắp xếp, bố trí và phát huy vai trò của cán bộ trong quản lý và thực thi nhiệm vụ.

Việc xây dựng cơ cấu vị trí, chức danh theo yêu cầu công tác của từng xã vừa phải tuân thủ theo chiến lƣợc cán bộ chung của Đảng và chiến lƣợc

phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, vừa phải xem xét nhiệm vụ ƣu tiên trong từng giai đoạn và tính chất của địa bàn từng xã. Từ đó, quy định cụ thể số lƣợng định biên cho từng xã; quy định chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc phụ trách của từng chức danh cán bộ, công chức để tránh lạm quyền hay thiếu hiệu quả quản lý hoặc cấp trên phải giải quyết công việc của cấp dƣới. Tiến hành mô tả rõ yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh và các mối quan hệ phối hợp giữa các vị trí công tác.

Từ thực tế yêu cầu công tác quản lý trên địa bàn các xã hiện nay, cần điều chỉnh quy định đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý, để cơ cấu đủ mỗi xã có 02 Phó Chủ tịch UBND, trong đó có 01 Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh tế, 01 Phó chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội; những xã có ít định biên, Phó Chủ tịch UBND phụ trách mảng văn hóa xã hội có thể kiêm trực tiếp phụ trách, quản lý lĩnh vực Văn hoá.

Đối với các chức danh công chức xã, cần phân định rõ từng vị trí chức danh cụ thể: cán bộ Tài chính, cán bộ Địa chính, cán bộ Xây dựng, giao thông thủy lợi, cán bộ Nông nghiệp, cán bộ Văn hóa, cán bộ Chính sách, cán bộ Tƣ pháp, Cán bộ Văn phòng, Cán bộ Thống kê… trực tiếp phụ trách từng lĩnh vực cụ thể. Khi cần thiết hoặc theo yêu cầu tính chất địa bàn từng xã có thể giao cán bộ kiêm thêm một số công việc, ví dụ: cán bộ Xây dựng kiêm giao thông, thủy lợi; cán bộ Nông nghiệp kiêm khuyến nông; cán bộ Thông kê kiêm Kế hoạch... không để tên gọi các chức danh gộp chung nhƣ hiện nay vừa chồng chéo, thiếu cụ thể khó phát huy.

Từ thực tế phát triển của các xã vùng đồng bằng nên có quy định thêm chức danh cán bộ Kế hoạch phụ trách công tác quy hoạch, kế hoạch; cán bộ Công thƣơng phụ trách các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại. Đối với cán bộ Tài chính - Kế toán, cấp xã chỉ cần bố trí 1 định biên. Giảm bớt số lƣợng cán bộ điều, cán bộ bán chuyên trách, vừa

không đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ, vừa không đảm bảo chế độ chính sách cán bộ, khó phát huy đƣợc khả năng, trách nhiệm cán bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Trang 95)