1. Cơ cấu của hệ thống giáo dục
Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân. Củng cố các trường công, chuyển một số trường công sang bán công. Khuyến khích mở các trường dân lập. Cho phép mở trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm dạy nghề và trung học chuyên
nghiệp), giáo dục đại học. Không mở trường, lớp tư thục ở giáo dục phổ thông. Khuyến khích mở rộng các loại hình giáo dục và đào tạo không chính quy. Khuyến khích tự học, đảm bảo cho mọi công dân trong khuôn khổ Pháp luật có quyền được học, được thi, được chọn trường, chọn thầy, chọn nghề, được học tập ở trong nước và đi học ở nước ngoài.
2. Quy hoạch trường lớp
Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Đặc biệt phải sắp xếp hợp lí các trường đại học và cao đẳng, các viện nghiên cứu khoa học, gắn viện với trường, gắn công tác giáo dục đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học.
Đổi mới giáo dục bổ túc và bồi dưỡng đào tạo tại chức.
3. Thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục
Thanh toán nạn mù chữ còn có ở người lao động từ độ tuổi từ 15 đến 35, thu hẹp diện mù chữ ở độ tuổi khác.
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết là trẻ em từ 6 đến 14 tuổi. Đầy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nhất là ở các đô thị.
4. Hình thành bậc trung học mới
Để nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên, còn đa số tốt nghiệp có thể vào đời. Giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng liên kết giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp.
5. Mở rộng giáo dục nghề nghiệp
Từng bước phát triển nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao. Xây dựng các Trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; phát triển các trường, lớp dạy nghề dân lập, tư thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống, đãi ngộ thoả đáng các nghệ nhân làm việc truyền nghề.
6. Mở rộng hợp lí quy mô đào tạo đại học
Mở rộng hợp lí quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Phát triển bậc đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa; nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học với đa dạng hoá chương trình đào tạo, loại hình đào tạo... Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm cho mình và cho những người khác.
7. Từng bậc học, xác định lại mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp
Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cho phù hợp với thời đại là rất cần thiết.
Quan tâm đến giáo dục các môn học chủ nghĩa Mác – Lênin, chú trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của văn hoá nhân loại. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học các môn khoa học công nghệ, đặc biệt là các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lí. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thấm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất. Mở rộng dạy và học ngoại ngữ, tin học. Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn Nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
8. Nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ. Nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.
9. Phát triển giáo dục vùng cao
Củng cố phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn.
Thực hiện các biện pháp khả thi để ngăn chặn tình trạng sa sút về giáo dục ở miền núi. Củng cố và xây dựng một các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Coi trọng việc đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến địa phương.
Ở tất cả các cấp, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo. Nghị quyết này được thực hiện trong Đảng, trong các ngành, các cấp. Xây dựng Đảng vững và bồi dưỡng lại cán bộ Đảng, cán bộ quản lí trong ngành giáo dục.
Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để nhằm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo. Tăng dần ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Chấn chỉnh việc thu học phí. Thực hiện miễn học phí ở bậc tiểu học. Lập những quỹ hỗ trợ giáo dục do những tổ chức và cá nhân có khả năng ở trong và ngoài nước đóng góp, xóa bỏ những khoản đóng góp tùy tiện, không hợp lí.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọi người cùng với ngành giáo dục – đào tạo nhằm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục theo phương pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng môi trường giáo dục Nhà trường gia đình và xã hội.
11. Xây dựng đội ngũ giáo viên và quản lí giáo dục
Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo. Nhà nước có chính sách thu hút những học sinh giỏi vào học trường sư phạm, tăng mức đầu tư và tăng cường chỉ đạo để tạo ra những chuyển biến về chất ở những trường sư phạm.
Sắp xếp lại giáo viên theo chức danh và tiêu chuẩn kết hợp đào tạo giáo viên mới với bồi dưỡng thường xuyên những giáo viên đang làm việc.
12. Đổi mới quản lí giáo dục – đào tạo
Định rõ quyền hạn, trách nhiệm quản lí giáo dục và đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo, của các Bộ, các tỉnh, thành phố, của huyện, quận… về các khâu: quy hoạch, kế hoạch, tổ chức và cán bộ, tài chính, thanh tra và kiểm tra.
Tăng cường công tác thanh tra giáo dục của Nhà nước.
Công tác kế hoạch phát triển giáo dục phải bao gồm cả hệ thống giáo dục của Nhà nước và của trường bán công, dân lập, tư thục, có cơ chế gắn liền đào tạo với sử dụng.
Đề cao trách nhiệm quản lí Nhà nước của Bộ, các Sở Giáo dục – Đào tạo, đồng thời tăng cường quyền tự chủ của cơ sở, nhất là các trường đại học, mở rộng dân chủ trong Nhà trường.
Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản li giáo dục các cấp, chú trọng những cán bộ làm công tác nghiên cứu chính sách, cán bộ thanh tra giáo dục.