Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Chương trình Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 37)

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ PHÁP LỆNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1 Một số vấn đề về cán bộ, công chức

5.Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức

Có thể nói việc tuyển dụng cán bộ – công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ – công chức có đủ phẩm chất, năng lực, đủ tiêu chuẩn vào những vị trí nhất định của bộ máy Nhà nước. Để đạt được những yêu cầu trên, công tác tuyển dụng cán bộ – công chức phải tuân thủ những nguyên tắc chủ yếu sau:

* Nguyên tắc bình đẳng: Tức là mọi công dân có nguyện vọng, có đủ điều kiện đều có cơ hội được tuyển dụng vào làm cán bộ – công chức.

* Nguyên tắc công khai: Xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và Pháp luật. Nguyên tắc này nhằm để kiểm soát hành vi của cơ quan, cá nhân có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng. Nội dung công khai có thể là: Điều kiện tuyển dụng, chỉ tiêu cần tuyển, thời gian nộp hồ sơ, thời gian hướng dẫn, nội dung, kế hoạch thi, chế độ ưu tiên…

* Nguyên tắc khách quan: Tức là xuất phát từ nhu cầu, vị trí công việc, cơ cấu công chức, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển. Nguyên tắc này nhằm loại trừ yếu tố chủ quan, lấy những tiêu chí định trước làm căn cứ để tuyển dụng. Do đó nguyên tắc này chính là nguyên tố đảm bảo tính vô tư, công bằng trong tuyển dụng.

* Nguyên tắc tuyển dụng xuất phát từ nhu cầu thực tế. Tức là việc miêu tả thực tế công việc, thiếu vị trí nào thì tuyển cán bộ – công chức vào vị trí đó đảm bảo đúng chuyên môn ngành nghề đào tạo, đúng trình độ, nhằm khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” trong bộ máy của chúng ta hiện nay.

* Nguyên tắc chất lượng: Nguyên tắc này đảm bảo chọn được người giỏi vào làm việc trong cơ quan Nhà nước.

* Nguyên tắc ưu tiên: là việc tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với một số đối tượng nhất định phù hợp với pháp luật, xuất phát từ chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những nguyên tắc trên đã thể hiện trong Điều 23 của Pháp lệnh Cán bộ – công chức. Công tác tuyển dụng cán bộ – công chức chủ yếu được thực hiện thông qua kỳ thi tuyển. Thi tuyển là hình thức mới được thực hiện ở nước ta trong những năm gần đây và được triển khai rộng từ khi Pháp lệnh Cán bộ – công chức có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/05/1998). Người trúng tuyển là người phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ điểm 5 trở lên theo thang điểm 10, được lấy từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế (tức là chỉ tiêu được phép trong kỳ thi). Người trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự theo quy định tại Điều 16 của NĐ 95/1998/NĐ –CP. Nội dung tập sự theo quy định tại điểm 2, mục 4 phần II của Thông tư 04/1999/TTTCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

b. Đào tạo bồi dưỡng

Bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức trước hết cần nhận thức rõ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức là một trong những mặt của hoạt động quản lí, phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhưng cần xác định rõ mục tiêu, mục đích cụ thể trong từng giai đoạn, từng thời kỳ để từng bước nâng cao năng lực, trình độ cán bộ - công chức đáp ứng yêu cầu của đất nước, Điều 26 của Pháp lệnh cán bộ – công chức ghi “Việc đào tạo, bó dưỡng cán bộ – công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch”. Vì vậy, “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí cán bộ – công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ năng lực của cán bộ – công chức”.

c. Về điều động biệt phái

* Cán bộ – công chức phải chấp hành sự điều động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi có nhu cầu công việc và xét khả năng làm việc của cán bộ – công chức có thể điều động từ Trung ương đến địa phương và ngược lại (Điều 28). Tuy nhiên, điều động cân bộ - công chức cần chú ý:

– Việc điều động công chức chỉ thực hiện khi cơ quan tiếp nhận cán bộ – công chức còn chỉ tiêu biên chế.

– Công chức điều động nếu nội dung công việc thay đổi thì được chuyển tiếp ngạch công chức và xếp lại hệ số lương tương đương với ngạch cũ.

– Khi điều động cán bộ – công chức, cơ quan có thẩm quyền cần chú ý xem xét tới hoàn cảnh gia đình và bản thân công chức điều động.

* Do yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lí cán bộ – công chức có quyền cử biệt phái cán bộ - công chức đến làm việc có thời hạn ở cơ quan, tổ chức đơn vị khác. Thời hạn cử biệt phái không quá 3 năm.

Việc cử biệt phái cán bộ – công chức được thực hiện trong các trường hợp:

– Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa có khả năng điều động công chức. – Do có những công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

“Cán bộ – công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức biệt phái cán bộ – công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ – công chức được biệt phái” (Điều 29).

d. Về hưu trí, thôi việc

Phần quy định về hưu trí và thôi việc của cán bộ – công chức trước hết phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động. Quy định này thể hiện cán bộ - công chức là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội. Điều 30 ghi rõ “cán bộ - công chức có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 145 của Bộ luật Lao động thì được hưởng chế độ hưu trí và các chế độ khác quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động”.

* Về hưu trí

Tuy nhiên, để đáp ứng đời hỏi khách quan của tình hình thực tế, Pháp lệnh cũng quy định ở một số ngành nghề và vị trí công tác thì thời gian công tác của cán bộ – công chức đã có đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí có thể kéo dài thêm. Thời gian kéo dài thêm không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt thì thời gian này kéo dài thêm (Điều 31).

Tại Nghị định số 71/2000/NĐ–CP ngày 23/11/2000 đã quy định có 3 đối tượng kéo dài thêm thời gian công tác:

– Những người trực tiếp làm công tác nghiên cứu ở cơ quan của Đảng, Nhà nước được bổ nhiệm và hưởng bảng lương chuyên gia cao cấp quy định tại NĐ 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

– Những người có học vị tiến sĩ khoa học làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo, những người có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy theo đúng chuyên ngành ở các Viện, Học viện và các trường Đại học.

– Những người thực sự có tài năng được cơ quan, tổ chức, đơn vị thừa nhận đang trực tiếp làm việc theo đúng chuyên môn thuộc các lĩnh vực Y tế, Giáo dục – Đào tạo, Khoa học Công nghệ, Văn hoá Nghệ thuật.

Điều kiện kéo dài thêm thời gian công tác của cán bộ – công chức là: – Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ – công chức thực sự có nhu cầu. – Cán bộ – công chức tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc.

Những quy định trên nhằm đáp ứng một thực tế là có những nhà khoa học có trình độ cao, có khả năng thực sự và chưa có người thay thế, có sức khỏe và bản thân tự nguyện, hoặc cơ quan có nhu cầu thì có thể tiếp tục làm thêm một thời gian nhằm sử dụng hợp lí chất xám của cán bộ – công chức.

Song để đảm bảo quyền nghỉ ngơi của cán bộ – công chức theo quy định của pháp luật, Thông tư số 19/2000/TT – TTCBCP ngày 24/4/2001 của Ban TCCBCP hướng dẫn thực hiện NĐ 71/2001/NĐ – CP ghi rõ: “trường hợp cán bộ - công chức thuộc đối tượng quy định kéo dài thời gian công tác, đến nay nam từ đủ 65 tuổi, nữ từ đủ 60 tuổi trở lên thì cơ quan làm thủ tục để cán bộ – công chức được nghỉ hưu theo chế độ hiện hành và không thực hiện kéo dài thêm thời gian công tác”.

* Về thôi việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chế độ thôi việc đối với cán bộ – công chức cũng được quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh, Chính phủ có Nghị định số 96/1998/NĐ –CP ngày 17/11/1998 hướng dẫn thực hiện điều này. Cán bộ – công chức được thôi việc trong các trường hợp:

– Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Người thôi việc được hưởng chế độ chính sách theo Điều 3 Nghị định 96/1998/NĐ–CP.

– Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý, được hưởng chế độ, chính sách theo Điều 2 của NĐ 96/1998/NĐ-CP.

Trường hợp cán bộ – công chức tự ý bỏ việc thì bị xử lí hình thức kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.

e. Về công tác quản lí cán bộ – công chức

Trong Pháp lệnh Cán bộ – công chức, nguyên tắc quản lí đã được ghi trong Điều 4: “Công tác cán bộ – công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Để thực thi có hiệu quả công tác quản lí cán bộ – công chức, tại Điều 33 của Pháp lệnh đã nêu ra 11 nội dung về công tác quản lí cán bộ – công chức bao gồm:

– Ban hành các văn bản pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ – công chức; – Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ – công chức;

– Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ – công chức; – Quyết định biên chế cán bộ – công chức;

– Tổ chức thực hiện việc quản lí, sử dụng và phân cấp quản lí cán bộ – công chức; – Ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch;

– Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ – công chức;

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ – công chức;

– Thực hiện thống kê cán bộ – công chức;

– Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định về cán bộ – công chức; – Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ - công chức.

Đây là những nội dung hết sức cơ bản, bao quát toàn bộ các công việc, cách thức, biện pháp quản lí cán bộ – công chức. Để làm rõ các nội dung quản lí ở trên, các Điều 34, 35, 36 của Pháp lệnh đã xác định rõ thẩm quyền quản lí, thẩm quyền quyết định về biên chế đối với từng đối tượng cụ thể.

Trên cơ sở quy định của Pháp lệnh, Chính phủ đã có NĐ 95/1998/NĐ - CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức, và Ban TCCBCP có Thông tư 04/1999TT - TCCP ngày 20/03/1999 hướng dẫn cụ thể về công tác này.

g. Về công tác khen thưởng và xử lí vi phạm

Khen thưởng và kỷ luật là những công cụ, biện pháp trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng đội ngũ công chức.

Khen thưởng là hình thức ghi nhận và ban thưởng cho công chức có thành tích những giá trị tinh thần và vật chất để động viên, khích lệ sự cống hiến của cán bộ – công chức. Trong pháp lệnh Cán bộ – công chức có quy định 5 hình thức khen thưởng (Điều 37).

– Giấy khen. – Bằng khen.

– Danh hiệu vinh dự Nhà nước. – Huy chương.

– Huân chương.

Ngoài ra, Pháp lệnh còn quy định “Cán bộ – công chức lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.” (Điều 38), nhằm động viên cán bộ – công chức có thành tích lao động xứng đáng.

Nếu khen thưởng là hình thức ghi nhận, ban thưởng công lao của cán bộ – công chức thì kỷ luật là hình thức xử lí, trừng phạt với mức độ khác nhau tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ – công chức nhằm góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm khác. Để đảm bảo công bằng, việc kỷ luật cán bộ – công chức nhất thiết phải được tiến hành thông qua Hội đồng kỷ luật, các trường hợp kỷ luật không thông qua Hội đồng đều không có hiệu lực pháp lí.

Pháp lệnh quy định nếu cán bộ – công chức vi phạm các quy định của Pháp lệnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong 6 hình thức kỉ luật sau (Điều 39).

– Khiển trách. – Cảnh cáo. – Hạ bậc lương. – Hạ ngạch. – Cách chức. – Buộc thôi việc.

Việc quy định 6 hình thức kỷ luật nhằm bảo đảm việc xem xét áp dụng hình thức kỷ luật được chính xác, phù hợp với mức độ vi phạm của cán bộ - công chức.

Để xem xét xử lí kỷ luật được công minh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/1998/NĐ–CP ngày 17/11/1998 để cụ thể hoá xử lí kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ có Thông tư số 28/1998/TT – BTCCBCP ngày 31/07/1999 hướng dẫn Nghị định số 97/1998/NĐ–CP.

Trong các văn bản trên, chúng ta cần chú ý một số vấn đề chính có tính nguyên tắc trong xử lí kỷ luật:

– Công chức chỉ bị xử lí kỷ luật khi vi phạm các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, các điều thuộc Chương III của Pháp lệnh Cán bộ – công chức và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Không xử lí kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật khi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình, phải thi hành quyết định của cấp trên quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ – công chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Đối với mỗi hành vi, vi phạm kỷ luật của công chức chỉ bị xử lí một hình thức kỷ luật. Khi cùng một lúc, công chức có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cảnh cáo và sẽ không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.

– Kể từ ngày có quyết định kỷ luật sau 12 tháng nếu công chức không tái phạm và không có những hành vi vi phạm đến mức phải xử lí kỷ luật thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.

– Về việc tạm đình chỉ công tác được Pháp lệnh quy định một cách cụ thể: “Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ – công chức có thể bị cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lí ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ – công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn trong việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời gian tạm đình chỉ không quá 15 ngày,

Một phần của tài liệu Chương trình Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành Giáo dục và Đào tạo (Trang 37)