Đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài

Một phần của tài liệu chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ vinavico incom (Trang 63)

2.3.2.1 Cơ hội

- Gia nhập AFTA, WTO là điều kiện thuận lợi của Công ty có thể hội nhập khu vực, phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại,dịch vụ, thuế nhập khẩu được cắt giảm đặc biệt là các mặt hang máy móc thiết bị vật tư mà Công ty hầu hết phải nhập về, bên cạnh đó Công ty có thể mở rộng thị trường và cơ hội kinh doanh.

- Ngành xây dựng Việt nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế đất nước.

- Thị trường trong nước và thế giới còn nhiều tiềm năng.

- Cùng với sự tăng trưởng cao của đất nước, Công ty cũng đạt được sự tăng trưởng đáng kể, thể hiện tổng doanh thu tăng nhanh trong vài năm trở lại đây.

- Khoa học công nghệ phát triển và quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị và tiếp cận được những công nghệ tiên tiến trên thế giới

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà nước đã làm hình thành hang loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ là cơ hội cho Công ty trong việc mở rộng sang lĩnh vực khác

- Sự ra đời và sửa đổi của một số của một số luật(luật đấu thầu, luật doanh nghiệp) góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về đấu thầu, đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho việc cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh

2.3.2.2 Thách thức

- Hiện nay tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực biến động hết sức phực tạp như cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên toàn cầu.

- Cường độ cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ hiện tại là rất lớn.Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực xây dựng do đó cường độ cạnh tranh giữa các Công ty là rất cao bên cạnh đó là về quy mô cũng như tiềm lực tài chính của một số Công ty là tương đối lớn như Tổng Công Ty Sông Đà, công ty xây dựng Bạch Đằng, công ty xây dựng Trường Sơn, công ty xây dựng Lũng Lô … đó sẽ là một thách thức không nhỏ cho Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom có thể cạnh tranh trực tiếp đối với họ.

- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới:

Việt Nam gia nhập WTO đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội song bên cạnh đó cũng là nhiều thách thức. Công ty phải đối mặt với sự suất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới trong điều kiện và môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.

- Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư. Đó là sức ép từ phía khách hang mà bất cứ Công ty nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều phải đối mặt.

- Xuất hiện liên doanh xây dựng .

- Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên đã gây không ít khó khăn cho Công ty trong quá trình hoạt động,việc nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài như :Chính sách tự do hoá mậu dịch cũng tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty và tạo nhiều cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG III

CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC

MỎ VINAVICO INCOM

3.1 Phương hướng phát triển ngành xây dựng và một số định hướng trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty Vinavico Incom.

3.1.1 Phương hướng phát triển ngành xây dựng

Nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Ngành, mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2008 - 2012 và những năm tiếp theo là: “Phát triển ngành Xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, VLXD, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ xây dựng hiện đại trong thi công xây lắp các công trình lớn và phức tạp như: Công trình thuỷ điện, nhiệt điện, nhà cao tầng, công trình có khẩu độ hoặc chiều cao lớn, cầu, hầm, công trình ngầm, công trình dầu khí, v.v...; phấn đấu đạt giá trị tăng thêm từ 10 - 10,2%/năm”.

Trong đó nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của ngành Xây dựng trong giai đoạn mới là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đặc biệt chúng ta cần tiếp tục đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới và CPH doanh nghiệp Nhà nước, hình thành một số Tập đoàn mạnh trong các lĩnh vực chủ yếu như công nghiệp xây dựng, công nghiệp xi măng, phát triển đô thị và bất động sản, đầu tư tài chính… đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp, nhà thầu nước ngoài trong việc thực hiện các dự án lớn đồng thời có khả năng vươn ra nhận thầu các công trình lớn ở nước ngoài.

3.1.2 Kế hoạch, phương hướng và mục tiêu của công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ vinavico incom.

Kế hoạch.

Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ %

Thực hiện Kế hoạch tăng trưởng

1 Tổng giá trị sản lượng 13% 45,196,642,761 94,000,000,000 208%

2 Tổng doanh thu. đồng 38,000,000,000 62,000,000,000 163%

3 Lợi nhuận sau thuế đồng 3,600,000,000 4,700,000,000 131%

4 Vốn điều lệ dự kiến tăng. đồng 26,778,000,000 50,000,000,000 187%

5 Thu nhập bình quân (tháng) đồng 2,686,471 3,000,000 112%

6 Chia cổ tức % 15 13 87%

8 Đầu tư đồng 6,903,854,165 14,000,000,000 203%

Chỉ tiêu

TT Đơn vị

Bảng 5: Bảng thể hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009

Phương hướng

Để thực hiện thành công kế hoạch năm 2009, Cty Vinavico incom sẽ thực hiện phát triển theo những định hướng chủ đạo sau:

− Xây dựng và phát triển Cty ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực thi công cầu đường và khai thác mỏ tại Việt nam.

− Để thực hiện kế hoạch phát triển với nhiều dự định mở rộng, sang nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Mục tiêu.

Vì vậy trong năm 2009 Cty sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

− Tập trung thực hiện các HĐ xây lắp làm Chủ đạo.

− Mở rộng hoạt động đầu tư, ưu tiên phát triển sang lĩnh vực khai thác mỏ, đây là thị trường có tính cạnh tranh cao. Chuẩn bị đầu tư khai thác vào dự án khai thác mỏ đá trắng tại tỉnh Yên Bái, dự kiến được cấp phép trong tháng 3 tới.

− Mở rộng sang lĩnh vực xây dựng cầu, đường cao tốc, đây cũng là một lĩnh vực hết sức tiềm năng vì vậy Công ty sẽ hướng tới trong năm 2009 tới để tạo đà cho những năm tiếp theo.

− Đầu tư tài chính vào Công ty mẹ trong hệ thống Vinavico để nâng cao thương hiệu, năng lực cạnh tranh, để chiếm lĩnh thị phần các hạng mục công việc trong thời gian tới.

− Dự kiến tăng vốn điều lệ: từ 26,78 tỷ lên 50 tỷ đồng, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ công tác đầu tư sang lĩnh vực mỏ theo định hướng.

− Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết với công ty và kiện toàn bộ máy theo mô hình quản trị thương hiệu theo hệ thống Vinavico phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.

− Duy trì sự phát triển ổn định theo đúng định hướng, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đề ra, củng cố lòng tin với các cổ đông để tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Xây dựng văn hóa Công ty theo hệ thống của Công ty mẹ Vinavico để đưa Vinavico incom lên một tầm cao mới.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau. Qua đó ta có thể đưa ra ba căn cứ cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Khách hàng

- Khả năng của doanh nghiệp - Đối thủ cạnh tranh

3.2.1 Căn cứ vào khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải phụ thuộc vào khách hàng, hay nói cách khác là phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy, người ta nói khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược kinh doanh.

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm, dịch vụ do ngành cung cấp . Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả các khách hàng tiềm ẩn.Khách hang là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp.Khách hàng của doanh nghiệp có thể là người tiêu dung trực tiếp và cũng có thể là doang nghiệp thương mại.

Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh , là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng vể giá cả,…, đều tác động trực tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ .Doanh nghiệp sẽ thành công khi giữ được chữ “tín’’ đối với khách hàng và uy tín đó chỉ đạt được khi doanh nghiệp thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Để chiến lược kinh doanh thực sự dựa vào khách hàng khi xây dựng chiến lược doanh nghiệp phải phân chia thị trường.Trên cơ sở đó xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phải có bổn phận chiếm được. Các nhà chiến lược thường sử dụng hai cách phân chia thị trường là:

• Phân chia theo mục tiêu: căn cứ vào mục đích của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.

• Phân chia theo khả năng đáp ứng của khách hàng: xem xét khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp so với yêu cầu của thị trường. Sự phân chia này sẽ giúp cho doanh nghiệp chọn được phần phù hợp của thị trường với khả năng và nguồn lực của mình, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao.

3.2.2 Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, sự phát triển của doanh nghiệp tăng nhanh hơn so với nhu cầu của thị trường, và sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải biết phát huy tối đa các thế mạnh của mình trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Khả năng khai thác thế mạnh của một doanh nghiệp trong thực tế rất đa dạng bởi vì bất cứ một doanh nghiệp nào so với các doanh nghiệp khác cũng có mặt mạnh hơn, mặt kém hơn. Khi hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần khai thác triệt để mặt mạnh và dần khắc phục những mặt còn yếu kém. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải biết nhân tố nguồn lực một cách hiệu quả. Ba nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp là: con người, tiền vốn, vật lực phải được sử dụng sao cho cân đối và có hiệu quả thì sẽ phát huy cao độ thế mạnh của doanh nghiệp. 3.2.3 Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Công ty. Nếu khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty đòi hỏi sự thoả mãn khách hàng để thu lợi nhuận thì đối thủ cạnh tranh chính là một trong những tác nhân chính yếu ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt và hợp lý doanh nghiệp cần căn cứ vào sự so sánh các khả năng của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh để thông qua đó doanh nghiệp tìm ra được lợi thế cho mình.

Khi một doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh với các đối thủ khác trong một ngành kinh doanh nào đó thì có hai vấn đề cần phải xem xét:

• Những cản trở với doanh nghiệp khi xâm nhập vào một ngành kinh doanh.

• Phản ứng của đối thủ cạnh tranh trong ngành đó. Dựa vào những câu trả lời các vấn đề trên doanh nghiệp mới ra các quyết định phù hợp. Trên đây, chúng ta đã phân tích những cơ sở chủ yếu để xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh là chiến lược nhiều chiều, phục vụ mục tiêu đa nhân tố nên tuỳ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như luật pháp, chính sách của nhà nước, khoa học - công nghệ...

3.2.4. Xây dựng ma trận SWOTMa trận SWOT Ma trận SWOT

Ma trận Cơ hội- Thách thức/ Điểm mạnh- Điểm yếu

Ma trận

Cơ hội (O)

1- Gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi của Công ty có thể hội nhập khu vực, phát triển sản xuất công nghiệp,thương mại,dịch vụ đồng thời Công ty có thể mở rộng thị Thách thức (T)

1- Hiện nay tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực biến động hết sức phực tạp như cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên toàn cầu. 2- Cường độ cũng như khả năng cạnh tranh của

trường và cơ hội kinh doanh.

2- Ngành xây dựng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Đòi hỏi cần phải phát triển mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng.

3- Khoa học công nghệ phát triển và quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình đầu tư đổi mới trang thiết bị và tiếp cận được những công nghệ tiên tiến trên thế giới

4- Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà nước đã làm hình thành hang loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ là cơ hội cho Công ty

các đối thủ hiện tại là rất lớn.Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực xây dựng như Tổng Công Ty Sông Đà, công ty xây dựng Bạch Đằng, công ty xây dựng Trường Sơn, công ty xây dựng Lũng Lô … đó sẽ là một thách thức không nhỏ cho Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom có thể cạnh tranh trực tiếp đối với họ.

3- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới: Việt Nam gia nhập WTO đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội song bên cạnh đó cũng là nhiều thách thức. Công ty phải đối mặt với sự suất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới trong điều kiện và môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.

trong việc mở rộng sang lĩnh vực khác

5- Sự ra đời và sửa đổi của một số của một số luật(luật đấu thầu, luật doanh nghiệp) góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về đấu thầu, đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho việc cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh

4- Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư. Đó là sức ép từ phía khách hang mà bất cứ Công ty nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều phải đối mặt. 5- Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên đã gây không ít khó khăn cho Công ty trong quá trình hoạt động,việc nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài như :Chính sách tự do hoá mậu dịch… tạo nhiều áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ vinavico incom (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)