0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phát triển áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VINAVICO INCOM (Trang 59 -59 )

 Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là áp lực trực tiếp đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng thu lợi nhuận của Công ty. Đối với Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và khai thác mỏ Vinavico Incom, hiện nay Công ty đang phải cạnh tranh quyết liệt với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Số lượng lớn các doanh nghiệp trong ngành làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ trở nên gay gắt hiện tại trên thị trường xây dựng Công ty gặp phải một số đối thủ lớn có vị thế trong ngành xây dựng Việt Nam như:

Tổng Công ty Sông Đà, công ty xây dựng Bạch Đằng, công ty xây dựng Trường Sơn, công ty xây dựng Lũng Lô …Như vậy có thể thấy rằng sản phẩm - dịch vụ của Công ty trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm - dịch vụ của các công ty khác trên thị trường. Qua đó, có thể nói cường độ cạnh tranh trong ngành xây dựng là rất lớn. Do vậy, công ty cần phải chú trọng tới phân tích các điểm mạnh điểm yếu của nội bộ Công ty của mình và đối thủ cạnh tranh, từ đó có kế sách đúng đắn. Số lượng đối thủ cạnh tranh khá nhiều nên công ty cần chọn lựa những đối thủ cạnh tranh trực tiếp để đi sâu phân tích đánh giá tình hình rồi đưa ra những chiến lược cạnh tranh hợp lý nhằm đem lại hợp đồng xây dựng về cho Công ty.

 Các đối thủ tiềm ẩn

Sự đe doạ của các đối thủ tiềm tàng phụ thuộc nhiều vào các rào cản xâm nhập ngành. Xét đối với ngành xây dựng các rào cản thâm nhập không quá lớn các Công ty có thể tự do tham dự đấu thầu nhằm có thể trúng thầu các dự án . Do vậy, sự đe doạ của các đối thủ mới xâm nhập vào ngành là một mối đe dọa lớn và luôn hiện hữu trong quá trình tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài việc phân tích các vấn đề nêu trên, trong môi trường ngành công ty còn phải chủ yếu phân tích các đôi thủ cạnh tranh tiềm tàng. Đó là các tập đoàn xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia trên thị

trường xây dựng Vịet Nam, hiện nay một số doanh nghiệp có khoảng 50% đến 100% vốn đầu tư nước ngoài sắp ra đời , ngoài việc họ tham gia vào thị trường xây dựng thì họ còn muốn mở rộng khai thác các mỏ khoáng sản để trực tiếp sản xuất trên đất nước ta điển hình như công ty xi măng Phúc Sơn của Đài Loan, họ nhảy vào khai thác đá và đất phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất xi măng của mình . Có thể nói, đó là những đối thủ rất nặng kí, họ vừa có sức mạnh tài chính, phương tiện kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm...

 Khách hàng

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, cũng như các dịch vụ, các sản phẩm - dịch vụ ngày càng sẵn có và đa dạng, thông tin ngày càng cập nhật và đầy đủ hơn đối với khách hàng... Mà nhất là đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây. Ngành xây dựng là ngành có số lượng lớn các công ty và tốc độ phát triển mạnh đã làm cho chính công ty trong ngành phải chịu một áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Như vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách hang đòi hỏi Công ty phải không ngừng tăng cường công tác cải tiến chất lượng dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm - dịch vụ. Do đặc điểm về sản phẩm của công ty mà khách hàng của công ty rất đa dạng. Do vậy, công ty đang chịu rất nhiều sức ép từ phía khách hàng, trong lĩnh vực xây lắp ở Việt Nam hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là các bộ, cơ quan chủ quản, địa phương là chủ các công trình mà Công ty thi công được nhà nước đầu tư xây dựng công trình. Thông thường sức ép của các chủ công trình thể hiện như sau:

+ Xu hướng hạ thấp giá giao thầu xây dựng công trình vì chủ công trình có ý muốn chi phí thấp nhất. Giá giao thầu không chỉ bị ép ngày từ giai đoạn lập dự toán thiết kế mà còn bị ép xuống có khi tới vài chục phần trăm giá trị dự toán vì những chi phí qua rất nhiều giai đoạn trước khi công trình được khởi công cũng như trong qúa trình xây dựng. Sức ép từ phía chủ công trình còn tác động một cách gián tiếp đến giá giao thầu thông qua số đông các

doanh nghiệp tham gia dự thầu, làm cho các nhà thầu đua nhau giảm giá để giữ thế cạnh tranh.

+ Xu hướng chiếm dụng vốn kinh doanh cũng là một sức ép khá lớn đối với công ty. Các chủ công trình không thanh toán kịp thời cho các nhà thầu khi công trình đã hoàn thành, bàn giao thậm chí có công trình đã đưa vào sử dụng một thời gian mà vẫn chưa thanh toán hết; trong khi nhà thầu phải đi vay ngân hàng để đầu tư do đó chịu lãi suất đi vay. Với lãi xuất đi vay khá cao nhiều khi làm cho chi phí về vốn là khá lớn, dầu đến làm giảm sút lợi nhuận, làm thiệt hại cho công ty.

+ Ngoài ra các chủ công trình còn gây sức ép khi chậm trễ trong việc đảm bảo các điều kiện cho khởi công và xây dựng công trình như: hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật.

- Ngoài ra trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chủ yếu là đá trắng và đất phục vụ cho quá trình xây dựng cũng như chế biến xi măng thì khách hang chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp trong ngành xi măng, và các Công ty xây dựng, bên cạnh đó Công ty còn tham gia xuất khẩu sang một số nước trong khu vực như Đài Loan, Lào…

 Các nhà cung cấp

Bao gồm các nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật liệt xây dựng cung để phục vụ cho việc khai thác khoáng sản và thi công các công trình xây dựng.

Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Nga, Đức, Nhật, Hàn Quốc... họ là những nhà cung cấp độc quyền máy móc thiết bị. Do vậy, công ty chịu rất nhiều sức ép từ phía họ, họ thường xuyên nâng giá cao hơn giá thị trường hoặc giao những máy móc không đủ chất lượng hoặc đã lạc hậu. Một phần, do sơ suất, thiếu sót trong khâu ký hợp đồng, các điều khoản chưa được chặt chẽ, chưa có điêù kiện ràng buộc nhà cung cấp vì vậy công ty thường phải chịu thiệt thòi.

Đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như các doanh nghiệp kinh doanh cát, đá, sỏi... hoặc chính quyền địa phương nơi có nguồn nguyên liệu để khai thác thì sức ép của họ là nâng giá vật liệu lên hoặc gây ra những thủ tục phiền hà cho việc có được những vật liệu xây dựng đó, bên cạnh đó là sự khó khăn trong việc có giấy phép khai thác khoáng sản ở một số tỉnh ở trên vùng Tây Bắc Bộ do thủ tục phức tạp dẫn đến Công ty phải mất rất nhiều thời gian cũng như tiền của mới có giấy phép khai thác khoáng sản.

2.3 Đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VINAVICO INCOM (Trang 59 -59 )

×