Hỏi bệnh, thăm khám bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục)
2.2.5.1. Xét nghiệm men gan và lipid máu
Chuẩn bị đối tượng: các số liệu được thu thập vào buổi sáng, bệnh nhân được chuẩn bị như sau:
- Buổi sáng ngày làm xét nghiệm, bệnh nhân nhịn ăn sáng. Thời điểm lấy mẫu là vào buổi sáng cách bữa ăn tối hôm trước trên 12 giờ. Bệnh nhân lấy máu ở tư thế ngồi và buộc garo trên chỗ lấy máu không quá 1 phút. Lấy 2mL máu tĩnh mạch để đông tự nhiên, tách huyết thanh và thực hiện xét nghiệm ngay.
- Bệnh nhân được làm các xét nghiệm để loại trừ tăng huyết áp có nguyên nhân, đánh giá chức năng gan, thận và các tiêu chuẩn loại trừ khác như định lượng SGOT, SGPT.
- Các thông số sinh hóa được thực hiện với máy Microlab 300 (2008) do Hà Lan sản xuất, và máy đo mật độ quang học Photometer 4010 (Nhật Bản). S dụng các bộ kit chế sẵn của hãng Wako pure Chemical Industries (Nhật Bản): triglycerid, cholesterol toàn phần, HDL-c, LDL-c. Thực hiện tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
- Định lượng cholesterol toàn phần, TG và HDL-cholesterol (mmol/L) theo phương pháp enzym so màu với các phản ứng lần lượt là CHOP-PAP (cholesterol oxydase phenazon amino peroxydase), GPO-PAP (glycerol phosphat oxydase phenazon amino peroxydase), CHOP-PAP (cholesterol oxydase phenazon amino peroxydase). LDL-cholesterol được tính theo công thức Friedewald
+ Định lượng cholesterol toàn phần theo nguyên tắc [8] Cholesterolester +H20 Cholesterol + RCOOH
Cholesterol + 02 Δ4-Cholestenon + H20
H20 oxy hóa N - (2 hydroxy-3-sulfopropyl) - 3,5 dimethoxyanilin và 4 amino- atipyrin dưới sự xúc tác của peroxidase tạo thành hợp chất có màu
xanh dương. Chất này được xác định b ng phương pháp đo phổ hấp phụ ở bước sóng 600nm. Đậm độ màu sẽ tỷ lệ với lượng H20 tham gia phản ứng. Lượng H20 tỷ lệ với lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh. Như vậy, nồng độ cholesterol toàn phần được xác định gián tiếp thông qua chất màu hình thành.
+ Định lượng triglycerid huyết thanh theo nguyên tắc loại bỏ glycerol tự do b ng glycerolkinase, glycerol 3 phosphat oxidase và catalase sau đó tiến hành các phản ứng:
Triglycerid + H2O Glycerol + RCOOH
Glycerol + ATP Glycerol-3-phosphat + ADP
Glycerol-3-phosphat + O2 H20 + Dihydroxyaceton - phosphat H20 oxy hóa N - (2 hydroxy-3- sulfopropyl) - 3,5 dimethoxyanilin và 4 amino - atypirin dưới sự xúc tác của peroxidase tạo thành hợp chất có màu xanh dương. Chất này được xác định b ng phương pháp đo phổ hấp thụ ở bước sóng 600nm. Đậm độ màu sẽ tỷ lệ với lượng H20 tham gia phản ứng. Lượng H20 tỷ lệ với lượng triglycerid trong huyết thanh. Như vậy nồng độ triglycerid được xác định gián tiếp thông qua lượng chất màu hình thành.
+ Định lượng HDL-cholesterol (HDL-c) theo nguyên tắc loại bỏ LDL, VLDL và chylomicron b ng thuốc th có chứa kháng thể beta lipoprotein người, sau đó tiến hành các phản ứng:
HDL-cholesterol + H20 Cholesterol + RCOOH Cholesterol + O2 Δ4- Cholestenon + H20
H20 oxy hóa N - (2 hydroxy-3- sulfopropyl)- 3,5 dimethoxyanilin và 4 amino-atypirin dưới sự xúc tác của peroxidase tạo thành hợp chất có màu xanh dương. Chất này được xác định b ng phương pháp đo phổ hấp thụ ở bước sóng 600nm. Đậm độ màu sẽ tỷ lệ với lượng H20 tham gia phản ứng.
Lượng H20 tỷ lệ với lượng HDL-c trong huyết thanh. Như vậy nồng độ HDL- c được xác định gián tiếp thông qua lượng chất màu hình thành.
+ Định lượng LDL-cholesterol theo công thức Friedewald [29]. LDL-c = TC HDL-c TG / 2,2 (mmol/L)
LDL-c = TC HDL-c TG / 5 (mg/dl)
Công thức này chỉ được áp dụng khi huyết thanh lúc đói không có chylomicron và nồng độ triglycerid thấp hơn 400mg/dL (4,7mmol/L). Nếu nồng độ triglycerid cao hơn, LDL-c được định lượng theo phương pháp tương tự như định lượng HDL-c.
2.2.5.2. Khám lâm sàng
* Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu: - Phiếu thu thập số liệu (phụ lục).
- Đo huyết áp b ng ống nghe và máy đo huyết áp đồng hồ hiệu ALPKA2 (Nhật Bản), chuẩn hoá b ng huyết áp thuỷ ngân của Nhật Bản có độ sai số đến 1cmHg.
- Đo chiều cao: b ng thước staley mã số 04.116 Microtoise của pháp, có mức chia nhỏ nhất b ng centimet (cm), có độ chính xác đến 1cm.
- Đo cân nặng: dùng cân điện t của nhật, ghi kết quả b ng kilogram (kg) với một số lẻ, độ chính xác từng gam.
* Kỹ thuật thu thập các số liệu: - Đo huyết áp:
+ Trước khi đo huyết áp cho bệnh nhân nghỉ ngơi thoải mái 5-10 phút, không dùng cà phê, hút thuốc lá, tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo. Đo trên tay trái, để trần vùng chi đặt băng quấn. Khi đo, bệnh nhân có thể n m ng a hoặc ngồi có tựa lưng, chân không bắt chéo, bàn chân chạm sàn, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo.
+ Đo huyết áp: băng quấn đặt ngang mức tim, bệnh nhân ở tư thế ngồi. Mép băng quấn trên l n khuỷu 3cm. Bơm túi hơi với tốc độ 2-4mm/giây. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm lên tiếp 30mmHg nữa và sau đó mở van cho áp lực giảm xuống từ từ (2mm/giây). HA tâm thu tương ứng với tiếng đập đầu tiên. HA tâm trương tương ứng với tiếng đập biến mất. Đo ít nhất 2 lần cách nhau 5 phút. Tính HA dựa trên trị số trung bình 2 lần đo nếu giữa 2 lần đo đầu tiên chênh lệch 5mmHg thì đo thêm 1-2 lần nữa và cũng lấy trị số trung bình [16],[76].
- Đo nhân trắc:
+ Trước khi thu thập các thông số về nhân trắc, bệnh nhân đã nhịn ăn sáng và đi vệ sinh. Khi tiến hành thu thập các thông số, đối tượng được hướng dẫn đứng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, đuôi mắt và bờ trên lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất. Tất cả các số đo nhân trắc đều được đo 2 lần lấy trung bình và ghi vào hồ sơ.
+ Chiều cao: bệnh nhân không đi giầy, dép, không đội mũ, khăn, hai chân chụm lại hình chữ V, đảm bảo 4 điểm chạm vào thước đo là vùng chẩm, xương bả vai, mông và gót chân. Người đo kéo eke gắn sẵn trên thước đo lên cho quá đầu, hạ dần xuống đến chạm đỉnh đầu. Kết quả tính b ng đơn vị cm và sai số không quá 0,5cm [3].
+ Cân nặng: bệnh nhân mặc quần áo mỏng không mang vác bất cứ vật gì trên người, đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân, khi kim báo trọng lượng hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả. Kết quả được biểu thị b ng đơn vị Kg và sai số không quá 100g [2].
+ Vòng eo: bệnh nhân thở nhẹ đều đặn, đo vào cuối thì thở ra không làm co cơ. Vòng eo được đo vòng ngang qua mốc rốn và điểm cong nhất của xương sống thắt lưng. Kết quả tính b ng cm [18].
+ Vòng mông: vòng mông đo ngang qua chỗ nhô của 2 mấu chuyển lớn xương đùi [18].
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI): được tính dựa theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới [37].
Cân nặng (kg) BMI =
Bình phương chiều cao (m2)
2.2.5.3. uá tr nh điều trị ằng thay đổi lối sống và theo d i
- S dụng viên rosuvastatin hoặc atorvastatin của hãng Pharmacy, sản xuất tại Việt Nam.
- Hướng dẫn bệnh nhân thay đổi lối sống chủ yếu là thay đổi trong chế độ ăn và thay đổi trong hoạt động thể lực.
+ Chế độ ăn: giảm mỡ, hạn chế đường và chất ngọt, ăn nhiều rau cải xanh và chất xơ.
+ Với bệnh nhân chỉ tăng CT máu: kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục… Các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da…hạn chế ăn trứng gà, vịt.
+ Với các bệnh nhân có tăng cả TG kèm theo thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh, kẹo, rượu-bia, hạn chế các chất bột như bánh mì…
+ Các thức ăn nên dùng thường xuyên là dầu đậu nành, các loại rau quả tươi, thịt nạc…
+ Vận động thể lực: như đi bộ, đi xe đạp ít nhất 30 phút/ngày trong 5 lần/tuần với điều kiện phải đổ mồ hôi.
- Các bước theo dõi khi điều trị thay đổi lối sống.
+ Lần thăm khám 1. Bắt đầu điều trị thay đổi lối sống: giảm thức ăn mỡ kiêng đồ ngọt, ăn nhiều chất xơ, rau xanh.
+ Lần thăm khám 2 (4 tuần sau lần thăm khám 1) cho làm lại xét nghiệm lipid máu toàn bộ và đánh giá đáp ứng LDL-C. Nếu mức LDL-C chưa đạt thì cần điều trị tích cực hơn: chế độ ăn như trên nhưng có nhiều chất xơ và rau xanh hơn, tăng cường tập thể dục ít nhất là đi bộ trong 30 phút/ngày/7 lần/tuần..
+ Thăm khám lần 3 (8 tuần sau lần khám 2). Cũng làm các xét nghiệm như trên và đánh giá đáp ứng LDL-C. Nếu mức LDL-c chưa đạt thì dùng thuốc hạ LDL-C.