Tỉ lệ rối loạn lipid máu chung ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 62 - 67)

, pBình thường Rối loạn

4.2.1.Tỉ lệ rối loạn lipid máu chung ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên

n Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Rosuvastati 49 96,1 2 3,9 4,

4.2.1.Tỉ lệ rối loạn lipid máu chung ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên

Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Tăng LDL-c, giảm HDL-c và tăng triglycerid, là những yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành. Mức LDL-c càng cao thì nguy cơ bị bênh động mạch vành càng lớn. Theo Trương Thanh Hương và Trương Quang Bình thì tỷ lệ bệnh động mạch vành có rối loạn lipid máu gần 67%. Vì vậy, rối loạn lipid là vấn đề thường gặp và rất trầm trọng. Do đó, chúng ta cần phải điều trị phòng ngừa tiên phát và phòng ngừa thứ phát cho mọi người [25].

Nghiên cứu của chúng tôi trên 260 bệnh nhân tăng huyết áp có 224 người rối loạn lipid máu, chiếm tỷ lệ 86,2%. Tăng huyết áp kèm theo rối loạn lipid máu kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng mạn tính về mạch máu. Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung cho nhóm tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi gần b ng với nghiên cứu của Lê văn Thành [36] là 84,8%, cao hơn nghiên

cứu Trương Thanh Hương [14] là 78,5%, Lý Lan Chi [4] là 67,9%, Phan Đồng Bảo Linh [21] là 68,49%, Đặng Văn Lắm [20] là 79,7%. Sự khác biệt này có lẽ do thời điểm nghiên cứu khác nhau, cỡ mẫu nghiên cứu cũng khác nhau vì thế nên chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

Tỷ lệ rối loạn lipid máu kèm tăng huyết áp ở nam giới trong nghiên cứu cũa chúng tôi chiếm 30,4% và nữ giới chiếm 55,8%. Tất cả các nhóm tuổi đều có rối loạn lipid máu và tăng dần theo độ tuổi, từ những điểm nói trên đã có sự tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Thành [36].

Như vậy, bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ rối loạn lipd máu cao dể đưa đến biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, thận, não. Nhưng điều này ít được người dân quan tâm đến, do đó chúng ta cần có biện pháp dự phòng và điều trị tích cực nh m hạn chế tối đa các biến chứng nặng nề cho người bệnh.

.2.2. Tỉ lệ rối loạn từng thành phần lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

Từ lâu, TG đã được coi là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch do TG có trong tất cả các thành phần lipoprotein nhưng chủ yếu n m trong VLDL, những tiểu phần VLDL này có thể chuyển thành LDL-c trong quá trình chuyển hóa lipoprotein nội sinh và trực tiếp đưa CT vào thành động mạch. Nồng độ LDL-c trong huyết tương càng cao càng có nguy cơ ứ đọng CT trong nội mạc thành mạch tạo nên các tế bào bọt và cuối cùng phát triển thành mảng xơ vữa [24].

Qua nghiên cứu của chúng tôi về tăng huyết áp có rối loạn lipid máu nhận thấy tỷ lệ tăng triglycerid rất cao chiếm đến 75,4%, cholesterol chiếm 68,8%, tiếp đến LDL-c tăng 36,5% và HDL-c giảm 23,1%, riêng về giới tính tỷ lệ nữ tăng hơn nam lần lượt từ mức là 25,3% đến 50,1% và 25% đến 48,3% đối với triglycerid và cholesterol máu. Theo nghiên cứu của Trương Thanh Hương (2003) nghiên cứu 362 bệnh nhân tăng huyết áp tại Hà Nội đã ghi nhận tăng triglycerid máu là 46,7%, tăng cholesterol máu 64,4%, tỷ lệ

giữa nam và nữ là 49% và 51%. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng triglycerid trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn số liệu của Trương Thanh Hương có lẽ liên quan đến địa điểm và thời gian nghiên cứu [14].

Hiệp Hội xơ vữa Động Mạch Châu Âu cho r ng triglycerid là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, là tác nhân gây xơ vữa. Khi triglycerid tăng trên 2,3mmol/L, thì nguy cơ xơ vữa động mạch cần được đặt ra, có thể giải thích là triglycerid máu được phân phối trong tất cả lipoprotein nhưng chủ yếu n m trong VLDL. Như vậy, triglycerid tăng chứng tỏ có sự tăng tiểu phần VLDL. Những tiểu phần VLDL này có thể chuyển thành LDL-c trực tiếp đem cholesterol vào thành động mạch [1].

Từ nghiên cứu Trần Đắc Hải [9] Bệnh viện Gang Thép về hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu b ng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp thì kết quả rối loạn triglycerid tương đồng với nghiên cứu chúng tôi. Nghiên cứu Hoàng Minh Tâm [34] về chỉ số lipid máu ở bệnh nhân nữ tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên có tỷ lệ tăng triglycerid cao hơn chúng tôi, có lẽ do tác giả nghiên cứu trên đối tượng nữ.

Các nghiên cứu tiếp theo của Trần Thị Mỹ Loan [23], Đỗ Trung Quân [32], Cao Mỹ Phượng [31], Đỗ Đình Xuân [42], Đào Thị Dừa [7], Bùi Nguyên Kiểm [17], Nguyễn Thị Diễm [6], cho thấy có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và với kết quả của chúng tôi có thể do sự chọn lựa đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm không giống nhau.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của HDL-c đối với bệnh mạch vành, LDL-c là yếu tố quan trọng trong quá trình xơ vữa, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, LDL-c được gọi là yếu tố tiên lượng xấu, một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành [13]. Trong khi đó yếu tố HDL-c là yếu tố có lợi, có tác dụng chống lại quá trình xơ vữa. Ngoài tác dụng vận chuyển ngược cholesterol từ các tế bào bọt và tế bào

mạch máu về gan, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp chống lại xơ vữa và những dữ liệu dịch tễ học cho thấy r ng cứ giảm 1% của HDL-c sẽ giảm 2-4% nguy cơ mạch vành. Do vậy, giảm HDL-c là một yếu tố nguy cơ độc lập của động mạch vành [5].

Theo khuyến cáo của ATPIII thì LDL-c là mục tiêu chính của điều trị rối loạn lipid máu, khi giảm LDL-c xuống 1% thì nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 2%. Các công trình nghiên cứu can thiệp gần đây đã nêu lên khái niệm rất tích cực trong điều trị tăng LDL-c là: LDL-c càng thấp càng tốt. Cũng như các nghiên cứu về sinh bệnh học, dịch tễ học và điều trị can thiệp cho thấy r ng trong việc chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu thì LDL-c là mục tiêu hàng đầu [13].

Một phân tích gộp gồm 17 nghiên cứu đã chứng minh cứ tăng nồng độ triglycerid mỗi 1mmol/L liên quan với việc tăng 32% nguy cơ động mạch vành đối với nam giới đến 76% đối với nữ giới. Do đó trong điều tri tăng triglycerid phải bao gồm cả thay đổi lối sống và dùng thuốc. Riêng đối với mức độ tăng tryglycerid vừa thì việc thay đổi lối sống cũng có thể làm cho mức triglycerid trở về bình thường [72].

Tóm lại, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tăng triglycerid rất cao chiếm 75,4%, tăng LDL-c 36,5% và giảm HDL-c 23,1%. Kết quả này góp phần khẳng định LDL-c cao là yếu tố độc lập của bệnh mạch vành và việc kiểm soát cũng như điều trị hạ thấp LDL-c là mục tiêu cần thiết để giảm mức nguy cơ bệnh mạch vành. Theo khuyến cáo của ATPIII thì mức khuyến cáo đối với nguy cơ bệnh mạch vành và tương đương với động mạch vành thì LDL-c < 100mg/dL là lý tưởng nhất [15],[77].

.2.3. Mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu như sau: cholesterol ở mức cao giới hạn là 26,3% và cao là 56,7%; triglycerid ở mức cao giới hạn là 21,4%, cao là 60,7%; LDL-c ở mức cao giới hạn là 46,4%, cao là 28,1%; HDL-c giảm 48,2%.

Nghiên cứu tình hình rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có tổn thương động mạch vành của Phan Đồng Bảo Linh, Nguyễn C u Lợi, Huỳnh Văn Minh [21] nhận thấy r ng cholesterol ở mức cao giới hạn 36,99% và cao 12,3%; triglycerid ở mức cao giới hạn 17,81% và cao 23,29%; HDL-c giảm 9,59% ở mức cao là 9,59%.

Khảo sát nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm thấy cholesterol ở mức cao giới hạn 35,7% và cao 12,7%; triglycerid ở mức cao giới hạn là 37,3% và cao là 39,1%; HDL-c giảm là 52,8% và cao7,5%; LDL-c cao giới hạn là 25,5% và cao là 7,1% [6].

Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hoàng Nga, Mai Khắc Sơn, Trần Ngọc Thân [30] nhận thấy cholesterol ở mức cao giới hạn là 35,99% và cao là 29,09%; LDL-c ở mức cao giới hạn là 26,14% và cao 32,08%; triglycerid ở mức cao giới hạn là 23,08% và cao là 42,61%; HDL-c giảm là 15,87% và mức cao là 35,42%.

Nghiên cứu của chúng tôi và Nguyễn Thị Diễm [6] kết quả có một vài chỉ số chưa được tương đồng, điều nầy có thể lý giải là do độ tuổi dân số nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm thực hiện trên người trẻ trong khi nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác thì đối tượng nghiên cứu thực hiện trên người có độ tuổi cao hơn. Nghiên cứu của Phan Đồng Bảo Linh [21] thì do có sự khác biệt về cỡ mẫu, vị trí địa lý đồng thời đối tượng nghiên cứu có kết hợp thêm bệnh mạch vành vì thế sự chênh lệch các kết quả là tất yếu.

Theo Ginsburg và cộng sự bệnh nhân bị bệnh động mạch vành có triglycerid < 5,17mmol/l trong đó 59% HDL-c <0,9mmol/l [13]. Trong nghiên cứu PROCAM nam giới có HDL-c <0,9mmol/l có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 4 lần so với những người HDL-c >0,9mmol/l [13].

Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi đã góp một phần trong việc giúp nhận rõ vai trò của rối loạn lipid máu. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch vành, do đó cần có thái độ phòng ngừa và điều trị tích cực ngay từ đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 62 - 67)