Một số yếu tố liên quan với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 67 - 72)

, pBình thường Rối loạn

n Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Rosuvastati 49 96,1 2 3,9 4,

4.3. Một số yếu tố liên quan với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

huyết áp nguyên phát

.3.1. Liên quan giữa béo phì với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Không chỉ về mặt thẩm mỹ, mà theo cảnh báo của các nhà chuyên môn tim mạch và nội tiết thì béo vòng eo hay béo cả tổng trạng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường (ĐTĐ). Những người béo vòng bụng có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và ĐTĐ typ 2 gấp 2 lần so với người không béo vòng bụng.

BMI là một trong những thông số tốt giúp đánh giá, phân độ tình trạng béo phì và nguy cơ tim mạch cũng như hội chứng chuyển hóa. T vong do bệnh tim mạch thấp nhất là BMI từ 22,5-25,5kg/m2, cứ tăng BMI mỗi 5kg/m2

thì gia tăng 30% nguy cơ t vong do bệnh tim mạch [49]. Dựa vào phân loại BMI theo người Châu Á, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ béo phì có liên quan với rối loạn lipid máu, ở nhóm có béo phì chiếm 97,5% cao hơn so với nhóm không béo phì (p<0,001).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Lê Thị Ánh Như [26] là 91,2%; Lê Thế Trung, Đỗ Đình Xuân, Trần Văn Long [38] là 80,8% và của Nguyễn Thị Diễm là 49,38% [6]. Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi chưa có sự

tương đồng với các nghiên cứu trên có lẽ chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau.

Mối liên quan giữa BMI và các dạng rối loạn lipid máu từ kết quả nghiên cứu cho chúng tôi thấy, những người thừa cân béo phì có tỷ lệ tăng TC, TG, LDL-c cao hơn và đồng thời HDL-c cũng giảm nhiều hơn những người không thừa cân béo phì và điều có ý nghĩa thống kê. Theo nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu Y khoa của Anh nồng độ non-HDL-c tăng theo mức BMI, trong khi đó HDL-c giảm theo mức độ tăng BMI có sự tương đồng với nghiên cứu chúng tôi [49].

Mặc dù BMI, vòng eo, chỉ số vòng eo/vòng mông và tình trạng rối loạn lipid máu có liên quan chặt chẽ với nguy cơ tim mạch [54], nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu vòng eo có độ nhạy cao trong hội chứng chuyển hóa so với chỉ số BMI và chỉ số VE/VM [37]. Bởi vì vòng eo liên quan khối lượng mỡ ở bụng và liên quan đến các nguy cơ tim mạch nhiều hơn BMI [80]. Béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và đột t do động mạch vành, mối liên quan này đã được nghiên cứu Framingham chỉ ra từ thập niên 80 của thế kỷ XX bởi vì béo phì không những đề kháng insulin và đái tháo đường mà còn tham gia vào tiến trình rối loạn lipid máu, sinh ra xơ vữa mạch, thúc đẩy quá trình viêm và tăng cường sinh xơ vữa mạch độc lập với những tác động trên sự đề kháng insulin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi béo phì vòng bụng theo vòng eo có mối liên quan chặt chẽ với rối loạn lipid máu và ở mức cao hơn những người không béo bụng là 97,9%, đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Văn Thành [36] là 87,4% và Lý Minh Quang [33] là 63,8%, Đặng Văn Lắm là 85,4% [20].

Liên quan giữa vòng eo và các thành phần lipid thì kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thành thì TC, TG, LDL-c và giảm HDL-c ở người có vòng bụng

tăng điều cao hơn những người bình thường (87,5% so với 57,9%; 87,5% so với 68,3%; 77,1% so với 55,5% với p<0,01 và giảm HDL-c 29,2 so với 19,5%) [36].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm lần lượt là 89,1% và 53,1% so với 66,2% và 46,7% với p=0,003 [6] và của Đặnh Văn Lắm lần lượt là CT là 90,3% so với 86,2%; TG là 92,5% so với 75,9%; LDL-c là 92,6 so với 85,5%; giảm HDL-c là 93,8% so với 84,4% [20].

Theo tác giả G.Neil Thomas và cộng sự nghiên cứu béo phì trung tâm lên yếu tố nguy cơ tim mạch ở người Trung Quốc cho biết những người có vòng eo tăng (nam>90cm, nữ>80cm) có sự gia tăng TG hơn những người có vòng eo bình thường. Vòng eo liên quan mạnh mẽ với HDL-c và chỉ số đề kháng insulin. Điều này, được lý giải là do mỡ tích tụ ở trung tâm có hoạt động về chuyển hóa mạnh hơn mỡ ngoại biên và nhạy cảm hơn đối với sự phân giải lipid gây ra bởi catecholamin nhưng giảm nhạy cảm đối với hoạt động chống tiêu mỡ của insulin. Sự gia tăng các sản phẩm của mỡ tự do cùng với sự gia tăng TG, VLDL tạo nên sự giảm thanh thải insulin, tăng sự hình thành glucose trong cơ thể và tăng đề kháng insulin dẫn đến giảm hấp thu glucose ở cơ xương. Những bất thường này là điều kiện thuận lợi tạo nên hội chứng chuyển hóa [57].

Theo Caria Moreria và cộng sự nghiên cứu những người từ 15 đến 18 tuổi có hội chứng chuyển hóa cho biết có 32,9% có vòng eo tăng và tăng TG chiếm 4,4% [51]. Như vậy, béo phì trung tâm không những gây hậu quả nghiêm trọng bởi bệnh tim mạch và chuyển hóa mà còn liên quan đến bệnh lý ở cơ quan khác như gây xơ gan không do rượu [49].

Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ béo vòng bụng theoVE/VM ở người có rối lọai lipid máu chiếm 89,4% so với người không béo bụng là 69%, kết quả của chúng tôi cao hơn Lê Văn Thành [36] là 86,8% và Lê Thế

Trung [38] là 59,6%. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi và Lê Thế Trung có sự tương đồng về chỉ số vòng eo/vòng mông càng lớn thì nguy cơ rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan với rối loạn lipid máu rất cao.

Tỷ số VE/VM là phương pháp đơn giản đễ đánh giá phân phối mỡ trong cơ thễ, nó có liên quan đáng kể đến rối loạn lipid máu và nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành [68].

Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem mối liên quan giữa tỷ số này với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào nh m mục đích cảng báo nguy cơ bệnh lý cho đối tượng này, khi tỷ số VE/VM≥0,85 đối với nữ và VE/VM≥0,9 đối với nam tức là béo trung tâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm có béo trung tâm có rối loạn lipid máu cao hơn hẳn với nhóm còn lại (89,4% so với 69% với p<0,01), tỷ lệ rối loạn CT, TG, LDL-c cũng theo quy luật trên đều có ý nghĩa thống kê. Riêng HDL-c giảm theo quy luật trên nhưng không có ý nghĩa thống kê. Theo tác giả Phan Long Nhơn cũng có kết luận là nhóm béo phì dạng nam có rối loạn lipid máu chiếm 49,28% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê so với nhóm không béo phì [25].

Tóm lại, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng giống như nhiều nghiên cứu của các tác giả khác là có mối liên quan giữa tỷ số VE/VM với nguy cơ rối loạn lipid máu nhất là CT, TG, LDL-c.

4.3.2. Liên quan thói quen uống rư u với rối loạn lipid máu

Hàng năm, lượng rượu tiêu thụ ở nước ta là rất lớn, ở người Việt Nam có thói quen uống rượu khi gặp bạn bè, khi có tiệc, khi liên hoan. Uống rượu không những làm ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, có hại sức khỏe...uống rượu nhiều > 30g/ngày theo tác giả Xiao-Guang Yao và cộng sự thì có thể gây tăng huyết áp và rối loạn TG máu (OR= 2,22, p= 0,0004) [6],[79].

Qua nghiên cứu của chúng tôi thì những nhóm người tăng huyết áp có rối loạn lipid máu tỷ lệ uống rượu là 91,2%, cao hơn nghiên cứu của Lê Thị

Vẻ [40] là 35% và Nguyễn Đức Hoan [12] là 55,7%. Lý Minh Quang [33] khi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại bệnh viện Đa Khoa Huyện Phụng Hiệp Tỉnh Hậu Giang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp có uống rượu là 49,66%. Kết quả điều tra y tế công cộng của Tổ chức Y tế thế giới cho biết có khoảng 70% đàn ông và 4% nữ thường xuyên uống rượu, bia. Trong số này có 6% đàn ông được xem là uống “nhiều rượu” ở mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe [29].

Theo Yin Ruixing và cộng sự cho biết nồng độ TC, TG, HDL đều tăng ở người có uống rượu so với người không uống rượu (4,72mmol/L, 0,97mmol/L, 2,07mmol/L so với 4,49mmol/L, 0,91mmol/l, 1,97mmol/L) (p<0,001). Tuy nhiên sự giảm HDL chỉ xảy ra ở người uống rượu lượng trung bình < 30g/ngày [31].

Jinhee Kim và cộng sự ghi nhận có mối liên quan giữa việc s dụng rượu và hội chứng chuyển hóa, s dụng rượu > 25g/ngày thì có ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng tần xuất hội chứng chuyển hóa đồng thời gây giảm HDL-c (p= 0,001) (OR= 2,26) [31].

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy uống rượu nhiều (≥ 60g rượu/ngày) là yếu tố nguy cơ của chảy máu não và nhồi máu não. Tần suất THA và nguy cơ xuất huyết não tăng lên với sự gia tăng uống rượu. Uống rượu mức độ ít và trung bình (12-24 gam/ngày) làm giảm nguy cơ đột quỵ thông qua việc tăng HDL-c, chống ngưng kết tiểu cầu và còn làm thuận lợi cho những yếu tố tan sợi huyết [70],[73].

Như vậy, uống rượu lượng ít có khả năng bảo vệ tim mạch thông qua việc tăng HDL. Tuy nhiên uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như giảm HDL, xơ vữa mạch đặc biệt là động mạch cảnh. Bilva JM và cộng sự ghi nhận uống rượu dù ở mức ít cũng làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh so với người không uống rượu (r= 0,03, p= 0,011).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)