Tác dụng phụ của thuốc rosuvastatin và atorvastatin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 79 - 81)

, pBình thường Rối loạn

n Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) Rosuvastati 49 96,1 2 3,9 4,

4.4.2. Tác dụng phụ của thuốc rosuvastatin và atorvastatin

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp b ng nhóm thuốc statin là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong đó có rosuvastatin và atorvastatin. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần phải theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân. Đồng thời trong quá trình s dụng thuốc cần chú ý đến tương tác thuốc với một số nhóm thuốc khác và cần chú ý nhất về các bệnh cơ trong quá trình điều trị ở những tháng đầu và thời gian điều chỉnh liều sau đó.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau 3 tháng điều trị cho thấy men gan có tăng SGOT khi điều trị b ng rosuvastatin là 7,8% còn atorvastatin là 13% và tăng SGPT là 11,8% và 16,7%, không có trường hợp nào tăng men gan trên 3 lần. Đồng thời không có trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ.

Theo nghiên cứu của Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Đào, Phạm Thị Tuyết Hạnh đánh giá kết quả điều chỉnh lipid máu của simvastatin sau 4 tuần điều trị không có sự thay đổi men gan được ghi nhận như sau: SGOT trước điều trị 35,931±5,38U/L, sau điều trị 35,18±11,22U/L, SGPT trước điều trị 35,0419±0,60U/L, sau điều trị 35,04±15,99U/L, qua đó ta thấy nghiên cứu của Phan Long Nhơn khong thấy có trường hợp nào gây ra tác dụng phụ [25]

Bệnh cơ theo quy định creatine kinase (CK) cao hơn ba lần so với giới hạn trên của bình thường (ULN) xảy ra ở 0,1% -0,4% bệnh nhân 5-40 mg rosuvastatin với tốc độ tổng thể là 0,2% cho tất cả các liều. Không có trường hợp tiêu cơ vân đã được báo cáo [66].

Nhiễm độc gan như định nghĩa là tăng men alanin (ALT) b ng ba lần so với mức bình thường đã được báo cáo là 0,5%, 0,1%, 0,1%, và 0,3%, số bệnh nhân dùng 5, 10, 20, và 40 mg rosuvastatin [66].

Protein niệu dương tính đã được báo cáo trong 0,2%, 0,6%, và 0,7% số bệnh nhân 5, 10, hoặc 20 mg rosuvastatin so với 0,6% dùng giả dược. Tỷ lệ protein niệu tương tự như báo cáo với atorvastatin, simvastatin và pravastatin qua các phạm vi liều. Protein trong nước tiểu chủ yếu là trọng lượng phân t thấp, cho thấy giảm tái hấp thu so với tăng độ lọc cầu thận là nguyên nhân chính. Protein niệu được báo cáo là thoáng qua và không liên quan đến việc giảm độ lọc cầu thận (GFR) trong thời gian dài theo dõi [66].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi SGOT và SGPT không đáng kể. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu khác ở trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi với cở mẫu còn nhỏ, liều dùng còn ở mức thấp là 20mg/ngày đối với rosuvastatin và atorvastatin do đó cần có những nghiên cứu khác lớn hơn về các tác dụng không mông muốn của statin.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về rối loạn lipid máu ở 260 bệnh nhân tăng huyết áp, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)