Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 27)

2.2.4.1. ác đặc điểm chung của đối tư ng nghiên cứu

- Tuổi: tính b ng năm, được chia thành 4 nhóm tuổi dương lịch (tính tròn năm) cho đến thời điểm nghiên cứu

+ Nhóm <50 tuổi + Nhóm 50-59 tuổi + Nhóm 60-69 tuổi + Nhóm >70 tuổi.

- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu. - Giới tính: chia thành 2 nhóm nam, nữ.

- Tiền s bệnh: dựa vào đơn thuốc, giấy ra viện, hỏi bệnh chia 3 nhóm + Bệnh đái tháo đường

+ Bệnh mạch vành

+ Bệnh động mạch ngoại biên

2.2.4.2. Tỷ lệ, mức độ rối loạn li id máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

- Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu chung theo ATPIII tại bảng 2.1

Bảng 2.1. Đánh giá rối loạn lipid máu theo ATP III [76]

Lipid máu Giá trị (mmol/L)

Cholesterol TP ≥5,2

TG ≥1,7

LDL-c ≥3,36

Có rối loạn lipid máu khi có ít nhất một trong các thành phần lipid nói trên bị rối loạn.

- Đánh giá các mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu theo ATPIII dựa vào bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá các mức độ rối loạn từng thành phần lipid máu theo ATPIII (2001) [76]

Loại lipid Trị số mg% Trị số mmol/l Mức độ

Cholesterol 200 200-239 240 5,17 5,17-6,19 6,2 Bình thường Cao giới hạn Cao Triglycerid 150 150-199 200-499 500 1,7 1,7-2,259 2,26-5,649 5,65 Bình thường Cao giới hạn Cao Rất cao HDL-c  40 40-60 60 1,03 1,03-1,54 1,55 Thấp Bình thường Cao LDL-c 100 100-129 130-159 160-189 190 2,58 2,58-3,35 3,36-4,12 4,13-4,89 4,90 Tối ưu Gần tối ưu Cao giới hạn Cao Rất cao

2.2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp

+ BMI: Các đối tượng chia làm 2 nhóm

- Có thừa cân-béo phì theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á năm 2000, béo là khi BMI ≥23kg/m2

- Không thừa cân-béo phì.

+ Vòng eo: các đối tượng chia thành 2 nhóm

- Nhóm béo phì vùng bụng. Được xem là béo bụng khi số đo 80cm đối với nữ, số đo ≥90cm đối với nam [37].

- Nhóm không béo phì vùng bụng.

+ Tính tỷ số vòng eo/vòng mông: các đối tượng chia thành 2 nhóm - Nhóm béo phì trung tâm , tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì trung tâm dựa vào tỷ vòng eo/vòng mông 0,85 ở nữ và ≥0,9 ở nam [37].

- Nhóm không béo phì trung tâm. - Uống rượu: chia 2 nhóm

+ Có uống rượu là một ngày uống >60mL (>40 độ cồn) hoặc >660mL bia (>2 lon hoặc >3 ly dung tích 220mL), một tuần uống quá 3 lần

+ Không uống rượu là uống một ngày ≤60mL hoặc ≤660mL bia, một tuần uống không quá 3 lần [15].

- Hút thuốc lá: chia 2 nhóm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có hút thuốc lá: theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, xác định hút thuốc lá khi bệnh nhân hút ít nhất 10 điếu/ngày, liên tục trong ít nhất 5 năm.

+ Không hút thuốc ở bệnh nhân nam: khi bệnh nhân không hút hoặc bỏ thuốc lá trên 2 tháng [15].

- Vận động thể lực: chia 2 nhóm

+ Nhóm không hoạt động thể lực: không có vận động quá 30 phút và không ra mồ hôi.

+ Nhóm hoạt động thể lực: như đi bộ trong 30 phút, chạy xe đạp trong 30 phút với điều kiện phải ra mồ hôi...[15].

2.2.4.4. Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng phụ cuả rosuvastatin trong điều trị rối loạn lipid máu

- Những bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu thỏa mản các tiêu chuẩn sau: khi đã áp dụng biện pháp điều trị thay đổi lối sống sau 3 tháng không hiệu quả mà LDL-c ≥160mg% (≥4,1mmol/L) và/hoặc CT ≥240mg% (≥ 6,1mmol/L) thì được chọn vào điều trị và chia thành 2 nhóm

+ Nhóm nghiên cứu: điều trị b ng rosuvastatin 20mg/ngày + Nhóm chứng: điều trị b ng atorvastatin 20mg/ngày * Phương pháp điều trị:

- Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)

+ Thay đổi chủ yếu là chế độ ăn: giảm mỡ, đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh,

chất xơ, ăn nhiều cá và hạn chế thịt.

+ Thay đổi trong hoạt động thể lực: tập luyện như đi bộ, chạy xe đạp…

ít nhất 30 phút/ngày, trong 5 lần/tuần, với điều kiện phải đổ mồ hôi. + Tích cực kiểm soát cân nặng.

- Dùng thuốc đồng thời với thay đổi lối sống ở các bệnh nhân có bệnh mạch vành hoặc tương đương bệnh mạch vành.

- Với các yếu tố nguy cơ khác, sau 3 tháng thay đỏi lối sống mà LDL-c hoặc CT không giảm thì được điều trị b ng thuốc với viên rosuvastatin 20mg hoặc atorvastatin 20mg cũa hảng Pharmacy sản xuất. Đồng thời kết hợp với thay đổi lối sống.

* Thời gian điều trị: trong 3 tháng

* Theo dõi: trong 3 tháng điều trị b ng rosuvastatin hay atorvastatin và được kiểm tra xét nghiệm máu 3 lần:

- Lần một: trước khi dùng rosuvastatin hay atorvastatin 20mg tất cả mỗi bệnh nhân đều được hỏi bệnh và khám lâm sàng một cách toàn diện, làm bệnh án chi tiết theo mẫu riêng, làm các xét nghiệm như lipid máu, chức năng gan, thận và nồng độ CK…

- Lần hai: sau 4 tuần điều trị b ng rosuvastatin hay atorvastatin 20mg làm xét nghiệm như trên để đánh giá tác dụng của thuốc. Nếu men gan tăng trên 3 lần so với bình thường phải ngưng thuốc.

- Lần ba: sau 8 tuần nữa làm xét nghiệm như trên và đánh giá kết quả điều trị của rosuvastatin hay atorvastatin.

* Đánh giá kết quả:

- Đánh giá các kết quả điều trị của từng loại rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn kiểm soát LDL-c, CT, HDL-c của ATPIII [76]

+ Kiểm soát LDL-c:

∙ Kiểm soát được khi LDL-c < 3,36mmol/L

∙ Kiểm soát không được khi LDL-c ≥ 3,36mmol/L

+ Kiểm soát CT:

∙ Kiểm soát được khi CT <5,2mmol/L

∙ Kiểm soát không được khi CT ≥ 5,2mmol/L

+ Kiểm soát HDL-c:

∙ Kiểm soát tốt khi HDL-c ≥ 0,9mmol/L ∙ Kiểm soát không được khi < 0,9mmol/L (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá kết quả điều trị được gọi là tốt khi kiểm soát được cả ba thành tố là CT, LDL-c, HDL-c.

- Đánh giá các biến chứng của statin: + Đau cơ

+ Rối loạn tiêu hóa: chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, táo bón/tiêu chảy, nổi mẩn đỏ (thường gặp nhất).

+Tăng men gan khi SGOT>37U/L, SGPT>40U/L

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Trang 27)