5. Cấu trúc của luận văn
4.2.3. Thành phần dạng sống thực vật trong trạng thái thảm thực vật trong khu
khu vực nghiên cứu
Có rất nhiều cách phân chia dạng sống, nhƣng trong đề tài này, chúng tôi phân loại dạng sống theo thang phân loại của Raunkiaer. Raunkiaer (1934) chia các dạng sống của thực vật ra thành 5 nhóm dạng sống cơ bản:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44 1. Phanerophytes (Ph) - cây có chồi trên đất.
2. Chamephytes (Ch) - cây chồi sát đất. 3. Hemicriptophytes (He) - cây chồi nửa ẩn. 4. Criptophytes (Cr) - cây chồi ẩn.
5. Theophytes (Th) - cây một năm.
Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống đƣợc trình bày ở bảng 4.4
Bảng 4.4. Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC Dạng sống Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th Số loài 78 13 20 4 9 Tỷ lệ (%) 62,9 10,5 16,1 3,2 7,3
Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có đầy đủ cả 5 nhóm dạng sống. Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất 78 loài (62,9% tổng số dạng sống của khu vực nghiên cứu), tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) 20 loài chiếm 16,1%. Nhóm cây chồi sát đất (Ch) có 13 loài chiếm 10,5%, nhóm cây một năm (Th) 9 loài chiếm 7,3%, nhóm cây chồi ẩn (Cr) 4 loài chiếm 3,2%. 10.5 7.3 62.9 16.1 3.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Ph Ch He Cr T h Dạng sống T ỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45 Từ kết quả thống kê về thành phần dạng sống trong bảng 4.4, chúng tôi đã xây dựng phổ dạng sống của thực vật trong các kiểu thảm thực vật ở KVNC nhƣ sau:
SB = 62,9Ph + 16,1He + 10,5Ch + 7,3Th + 3,2Cr
Trong KVNC, sự phân bố về dạng sống của thực vật trong các trạng thái cũng không giống nhau. Kết quả thống kê về thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật đƣợc thống kê trong bảng 4.5 và hình 4.5.
Có thể nói, dạng sống thực vật ở đây thể hiện đƣợc tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới - Ph) trong trạng thái rƣ̀ng thƣ́ sinh , thảm cây bụi chiếm ƣu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại.
Bảng 4.5. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Dạng sống Các trạng thái thảm thực vật
Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ
Ph Số loài 73 54 4 Tỷ lệ (%) 73 58,7 10,8 He Số loài 17 15 14 Tỷ lệ (%) 17 16,3 37,8 Ch Số loài 4 11 8 Tỷ lệ (%) 4 12 21,6 Th Số loài 3 8 9 Tỷ lệ (%) 3 8,7 24,3 Cr Số loài 3 4 2 Tỷ lệ (%) 3 4,4 5,4 Tổng cộng 100 92 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 58.7 17 37.8 12 8.7 10.8 73 16.3 21.6 4 24.3 3 3 4.4 5.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Rừng t hứ sinh T hảm cây bụi T hảm cỏ
T rạng t hái T ỷ lệ (%) P h He Ch T h Cr
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm thực vật tại KVNC
* Trạng thái thảm cỏ.
Trạng thái này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Tỷ lệ dạng sống giảm dần từ nhóm cây chồi nửa ẩn (He) đến nhóm cây một năm (Th), nhóm cây chồi sát đất (Ch) , cây chồi trên đất (Ph) và cây chồi ẩn (Cr). Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) gồm 14 loài chiếm 37,8%: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), cỏ luồng (Pteris sp), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Thài lài (C.nudiflora), Bọ mắm (P.zeylanica), Trân trâu đứng (Lysimachia decurrens), Chỉ thiên (Elephantopus scaber), Rau má (Centella asiatica), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera).
Nhóm cây một năm (Th) gồm 9 loài chiếm tỷ lệ 24,3 %: Dền gai (Amaranthus spinosus), Rau má lá rau muống (Emialisa sonchifolia), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intypus), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Thảo quyết minh (Casia tora), Tù tì (Drymaria diandra), Cỏ rác (Microstegium vagans), Nhọ nồi (Eclipta prostrate).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47 Nhóm cây chồi sát đất (Ch) gồm 8 loài chiếm 21,6 %: Đại kế (Cirsium japonicum), Tiểu kế (C.Lineare), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Thóc lép (D.gangeticum), Xấu hổ (Mimosa pudica), Sói rừng (Alchornea rugosa), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Dây ông lão (Clematis armandii).
Nhóm cây chồi trên đất (Ph) gồm 4 loài chiếm 10,8%: Màng tang (Litsea cubeba), Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Bông bạc (Vernonia arborea), Vuốt hùm (Caesalpinia).
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ thấp nhất gồm 2 loài chiếm 5,4%: Guột (Dicranopteris lineari), Cậm cang (S.perfoliata),
* Trạng thái thảm cây bụi
Ở trạng thái này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống nhƣng so với thành phần dạng sống ở trạng thái thảm cỏ thì tỷ lệ giữa các nhóm dạng sống đã có sự thay đổi. Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất với 54 loài chiếm 58,7 % tổng số loài, chủ yếu là các loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M.sanguineum), Đơn nem (Maesa perlaria), Tổ kén (Helicteres hirsuta)...Sau đó đến nhóm cây chồi nửa ẩn (He) với 15 loài chiếm 16,3%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) với 11 loài chiếm 11,96%; nhóm cây một năm (Th) với 8 loài chiếm 8,7%, thấp nhất vẫn là nhóm cây chồi ẩn (Cr) với 4 loài chiếm 4,4%.
Ở trạng thái thảm cây bụi, các cây chồi trên đất đều có kích thƣớc trung bình và nhỏ. Các loài thuộc kiểu dạng sống cây một năm (Th) thƣờng phân bố nhiều trong họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae). Vào mùa khô hạn những loài này thƣờng bị tàn lụi, chờ dịp thuận lợi trong năm tới để sinh trƣởng.
* Trạng thái rừng thứ sinh
Ở trạng thái này có cả 5 nhóm dạng sống với số lƣợng loài phong phú đa dạng nhất (100 loài). Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), chồi sát đất (Ch), cây một năm (Th),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48 thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) có 73 loài chiếm 73%, chủ yếu là các loài: Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu da xoan (Allospondias), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Núc nác (Oroxylum indicum), Ba gạc (Rouwolfia sp), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (C.tonkinensis), Thành ngạnh (Crotoxylum cochinchinensis), Vù (V.odorata), Me rừng (Phyllanthus emblica), Lim (Erythrophloeum fordii)...
Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) gồm 17 loài chiếm 17%: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)...
Nhóm cây chồi sát đất (Ch) gồm 4 loài chiếm 4 %: Lạc tiên ( Passiflora foetida), Sói láng (Sarcandra glabra), Đồng tiền ( Desmodium elegans), Cỏ lào (Eupatorium odoratum).
Nhóm cây một năm (Th) gồm 3 loài thân thảo chiếm 3%: Dền gai (Amaranthus spinosus), Tù tì (Drymaria diandra), Cỏ rác (Microstegium vagans).
Nhóm cây chồi ẩn (Cr) gồm 3 loài chiếm 3%: Riềng rừng (Alpinia conchigera), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Cậm cang (S.perfoliata).
* Nhận xét
Ở cả 3 trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu đều có đầy đủ 5 nhóm dạng sống là cây chồi trên đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây một năm (Th). Theo quá trình phát triển của thảm thực vật thì tỉ lệ của nhóm cây chồi trên mặt đất tăng dần từ trạng thái thảm cỏ đến thảm cây bụi sau nƣơng rẫy và cao nhất ở rừng thứ sinh. Sự thay đổi tỉ lệ các nhóm dạng sống giữa trạng thái là hoàn toàn hợp với quy luật vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49 điều kiện ngoại cảnh thay đổi theo thời gian phục hồi nên hệ thực vật cũng phải có sự thay đổi để thích nghi với môi trƣờng.