5. Cấu trúc của luận văn
1.3. Những nghiên cứu về thực vật ở Thái Nguyên
1.3.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu đƣợc chú ý tại Thái Nguyên.
Đặng Kim Vui (2002) [51] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nƣơng rẫy để làm cơ sở đề xuất các giải pháp khoanh nuôi làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã đƣa ra kết luận: Đối với giai đoạn phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18 hồi từ 1-2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa thảo (Poaceae) có số lƣợng lớn nhất là 10 loài. Sau đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài….Giai đoạn 3 - 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.
Lê Ngọc Công (2004) [13], nghiên cứu thành phần loài cây tái sinh ở Thái Nguyên đã bƣớc đầu thống kê đƣợc 654 loài thuộc 468 chi của 160 họ, trong đó có nhiều cây gỗ quý: Lát, Sến, Táu, Dẻ, Trai, Nghiến…
Lê Đồng Tấn (2007) [41] với đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp, qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc ở Thái Nguyên - Bắc Kạn đã thống kê đƣợc hệ thực vật Thái Nguyên - Bắc Kạn khá phong phú và đa dạng.
Kết quả đã ghi nhận đƣợc 838 loài thuộc 5 ngành 142 họ 479 chi trong đó:
- Ngành thông đất có 2 họ 3 chi 8 loài - Ngành cỏ tháp bút có 1 họ 1 chi 2 loài - Ngành dƣơng xỉ có 14 họ 29 chi 53 loài - Ngành hạt trần có 5 họ 8 chi 10 loài
- Ngành hạt kín có 120 họ 439 chi 765 loài gồm: + Lớp hai lá mầm 97 họ 357 chi 627 loài + Lớp một lá mầm 23 họ 82 chi 138 loài.
Đinh Thị Phƣợng, Lê Ngọc Công, Trần Đình Lý (2009) [35], khi “Nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật rừng thứ sinh ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ” đã thống kê đƣợc 104 loài thuộc 65 chi, 45 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Ngọc lan (Magnoliophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và Thông (Pinophyta).
Ngô Xuân Hải, Đặng Kim Vui (2010) [17], khi nghiên cứu đa dạng thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 5 kiểu thảm thực vật rừng theo nhƣ phân loại thực vật Việt Nam của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19 Thái Văn Trừng. Thành phần thực vật ở đây có tới 1086 loài, thuộc 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau. Đó là ngành Thạch Tùng, ngành Mộc Tặc, ngành Thuỷ Long Cốt, ngành Hạt Trần và ngành Hạt Kín. Trong đó các loài điển hình là Nghiến, Trai lý, Trai đại bao, Đẻn, Thị đá...Có 44 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 22 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ –CP.
1.3.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của loài. Vì vậy việc nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bất kì một hệ thực vật nào.
Ở Thái Nguyên có một số công trình nghiên cứu về thành phần dạng sống của thực vật góp phần vào các công trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Đặng Kim Vui (2002) [51] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nƣơng rẫy ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên phân chia dạng sống thực vật dựa vào hình thái cây: Cây gỗ, cây bụi, dây leo và cây cỏ, ông đã xác định đƣợc 17 kiểu dạng sống trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi: Cây bụi, cây bụi thân bò, cây bụi nhỏ, cây bụi nhỏ thân bò, cây nửa bụi.
Lê Ngọc Công (2004) [13] khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở tỉnh Thái Nguyên đã phân chia thực vật thành các dạng sống cơ bản nhƣ sau: Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về thành phần loài và thành phần dạng sống thực vật trong từng kiểu thảm đã đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm từ khá sớm. Đặc điểm thành phần loài và dạng sống là một trong các chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa kiểu thảm thực vật này với kiểu thảm thực vật khác.