5. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Những nghiên cứu về quá trình tái sinh rừng
Quá trình tái sinh rừng liên quan rất mật thiết tới các trạng thái thảm thực vật, xu hƣớng diễn thế, chất lƣợng đất rừng.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quá trình tái sinh rừng. Greig – smith (1967) đề ra phƣơng pháp và cách thức điều tra đo đếm cây tái sinh. Barmard, Rollet (1974) (1996) nghiên cứu về phân bố cây tái sinh rừng nhiệt đới và cho rằng, trong các ô có kích thƣớc nhỏ (1x1m; 1x1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố ngẫu nhiên (dẫn theo Nguyễn Thế Hƣng, 2003) [21].
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu ý nghĩa của nhân tố ánh sáng đối với cây tái sinh dƣới tán rừng. Theo Richards (1964) [37] rừng mƣa nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hƣởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của mầm non thƣờng không rõ. H. Lamprecht (1989) nghiên cứu nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài thực vật, đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành ba nhóm cây: nhóm cây ƣa sáng, nhóm cây nửa chịu bóng, nhóm cây chịu bóng. Nhƣng một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á nhƣ Budowski (1956), Antinot (1965), Bava (1954) cho rằng nhìn chung có đủ số lƣợng cây tái sinh mục đích có giá trị kinh tế (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1988) [10]. Van Steenis (1956) nghiên cứu có hai kiểu tái sinh phổ biến đó là kiểu tái sinh phân tán liên tục dƣới tán rừng của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống của các loài cây ƣa sáng (dẫn theo Lê Ngọc Công, 2004) [13]. Một số tác giả đề nghị trong nghiên cứu tái sinh rừng cần nghiên cứu quá trình ra hoa kết quả, mùa vụ hạt giống, các tác nhân phát tán giống, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với điều kiện khí hậu (Baur, 1976; Richards, 1964).
Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng ở nƣớc ta đã đƣợc nghiên cứu từ lâu với nhiều nội dung rất phong phú về rừng hỗn loài, đới ẩm thƣờng xanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17 Thái Văn Trừng (1878) [49] trong “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã nhấn mạnh một nhân tố sinh thái trong nhóm nhân tố khí hậu đã khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên của các xã trong thảm thực vật rừng đó là ánh sáng.
Phạm Đình Tam (1987) [39], nghiên cứu tình hình tái sinh dƣới các lỗ trống ở rừng thứ sinh vùng Hƣơng Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhận xét: số lƣợng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dƣới các lỗ trống khác nhau, lỗ trống càng lớn cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1993) [27], cho rằng nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên cho phép nắm vững các điều kiện cần và đủ để sự can thiệp của con ngƣời đi đúng hƣớng. Quá trình đó tùy thuộc vào mức độ tác động của con ngƣời mà ta thƣờng gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên với mức cao nhất là tái sinh nhân tạo.
Lê Mộng Chân (1994) [7], khi điều tra tổ thành loài cây ở vùng núi cao Vƣờn quốc gia Ba Vì, ông cho rằng tình hình tái sinh tốt là 4100 – 7440 cây/ha. Cây có triển vọng chiếm trên 60%. Thành phần cây tái sinh phần lớn là những cây chịu bóng.
Trần Xuân Thiệp (1995) [42] nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt chọn đã định lƣợng các cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau, rừng thứ sinh có số lƣợng cây tái sinh lớn hơn rừng nguyên sinh.