Thành phần loài thực vật trong trạng thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.2.Thành phần loài thực vật trong trạng thái thảm thực vật

(chiếm 32,1% tổng số chi), 37 loài (chiếm 29,8% tổng số loài).

Số lƣợng loài, chi, họ nhiều hay ít phản ảnh sự đa dạng, phong phú hay nghèo nàn của thực vật trong một kiểu trạng thái nào đó hay của toàn hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. Rừng thứ sinh có số lƣợng loài, chi, họ cao hơn so với 2 trạng thái còn lại vì rừng thứ sinh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển: diện tích lớn, đất tƣơng đối tốt, khí hậu tƣơng đối thuận lợi...Đặc biệt rừng thứ sinh có thời gian phục hồi lâu hơn thảm cây bụi và thảm cỏ. Trạng thái thảm cỏ và trạng thái thảm cây bụi có số lƣợng họ, chi và loài ít hơn nhiều so với rừng thứ sinh vì thời gian phục hồi ngắn và diện tích nhỏ. Nguyên nhân là vì những năm gần đây, ngƣời dân địa phƣơng đã ý thức đƣợc vai trò to lớn của rừng nên đã hạn chế đƣợc rất nhiều hiện tƣợng phá rừng làm nƣơng rẫy, bởi thế nên diện tích đất bỏ hoang sau nƣơng rẫy còn rất ít, thay vào đó là việc trồng rừng và bảo vệ rừng.

4.2.2. Thành phần loài thực vật trong trạng thái thảm thực vật * Trạng thái thảm cỏ * Trạng thái thảm cỏ

Trạng thái thảm cỏ tại khu vực nghiên cứu đƣợc hình thành khoảng 2-3 năm. Thành phần cây gỗ có chiều cao khoảng 1 – 1,5m chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phân bố với mật độ khoảng 217 cây/ha. Chủ yếu là Màng tang (Litsea cubeba) chiếm tỷ lệ cao, Vú bò đơn (F. simplicissima) và Bông bạc (Vernonia arborea) chiếm tỷ lệ ít hơn. Trạng thái thảm cỏ thứ sinh thƣờng xuất hiện trên đất sau nƣơng rẩy bỏ hoang hoá. Phổ biến và chiếm ƣu thế là các loài Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora)…

Trong KVNC thảm cỏ phân bố rải rác và có diện tích không lớn. Vì vậy, thành phần thực vật ở đây chủ yếu là các loài thân cỏ hạn sinh phát triển. Ở trạng thái này, chúng tôi thu đƣợc 19 họ, 34 chi, 37 loài. Nhƣ vậy, trong 3 trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40 thái thảm thực vật thì trạng thái này có số lƣợng họ, chi và loài ít nhất. Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 10 loài gồm Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Đại kế (Cirsium japonicum), Tiểu kế (C.Lineare), Rau má lá rau muống (Emialia sonchifolia), Hy thiêm thảo (Siegesbeckia orientalis), Bông bạc (Vernonia arborea), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Nhọ nồi (Eclipta prostrata).

Họ Hoà thảo (Poaceae) gồm 5 loài là: Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Họ Đậu gồm 4 loài: Thảo quyết minh (Casia tora), Thóc lép (D.gangeticum), Xấu hổ(Mimosa pudica), Vuốt hùm(Caesalpinia minax).

Họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm 2 loài: Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Dền gai (Amaranthus spinosus).

Có 16 họ có 1 loài là họ Hoa tán (Apiaceae), họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae), họ Hoa sói (Chloranthaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Anh thảo (Primulaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Kim cang (Smilacaceae), họ Thông đất (Lycopodyaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Chân xỉ (Pteridaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae).

* Trạng thái thảm cây bụi

Thảm thực vật cây bụi có độ che phủ chung khoảng 65%.

Những loài cây gỗ tái sinh có chiều cao đến 3 – 4 m, mọc rải rác. Cây gỗ có mật độ trung bình 2436 cây/ha, chiều cao trung bình (H) = 3,5m, đƣờng kính trung bình (D 1.3) = 5,2cm. Phổ biến là những loài nhƣ: Màng tang (Litsea cubeba), Lá nến (Macaranga denticulata), Ba soi (Mallotus barbatus), Gạc hƣơu (W.glabrata), Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Chẹo (Engelhardtia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

roxburghiana), Mán đỉa (Pithecellobium clypearia), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Thừng mực (Wrightia pubescens)...

Các loài cây bụi có chiều cao phổ biến khoảng 1m - 1,5m. Các loài thƣờng gặp: Mua (Melastoma candidum), Mua bà (M.sanguineum), Cò ke (Grewia paniculata), Tu hú (Callicarpa longifolia), Đơn nem (Maesa perlaria), Bọt ếch (Glochidion velutinum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)…

Cây thảo khá phong phú về thành phần loài, với chiều cao phổ biến từ 20 - 50cm: Chè vè (Miscanthus floridulus), Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ lào (Eupatorium odoratum) và một số loài trong họ Cúc (Asteraceae). Hệ thống cây leo ở đây cũng khá phong phú với mật độ dày, những loài hay gặp nhƣ: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bìm bìm (Ipomoea pileata), Dây chìu (Tetracera scandens), Bạc thau (Argyreia capitata), Móng rồng (Artabotrys hexapetala)....

* Trạng thái rừng thứ sinh

Trạng thái rừng thứ sinh với độ che phủ đến 85%.

Tầng cây gỗ ở trên cùng, gồm những loài cao 5 – 8,5 m, tạo nên độ tàn che 35%. Trong tầng này, phổ biến là những loài cây gỗ có kích thƣớc nhỏ, ƣa sáng, với mật độ 995 cây/ha. Cây gỗ có chiều cao trung bình (H ) = 6,8 m, đƣờng kính trung bình (D 1.3) = 7,2 cm. Trong tầng này, thƣờng gặp các loài cây gỗ: Sau sau (Liquidambar formosana), Thàu táu (Aporosa microcalyx), Lá nến (Macaranga denticulata), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bông bạc (Vernonia arborea), Hu đay (Trema orientalis), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Màng tang (Litsea cubeba), Răng cƣa (Carallia lancaefolia), Lọng bàng (Dillenia heterosepala), Sơn (Toxicodendron succedanea), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Mán đỉa (Pithecellobium clypearia), Gạc hƣơu (Wendlandia glabrata) và Ba soi (Mallotus barbatus)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42 Tầng thứ 2 là tầng cây bụi và cây gỗ nhỏ, với độ che phủ 35%, cây gỗ tái sinh có mật độ trung bình 6120 cây/ha, chiều cao đến 1,5 – 3 m. Trừ một số loài cây thân thảo mọc thành cụm nhƣ Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), còn phần lớn các loài thực vật thân thảo có chiều cao 40 - 80cm. Phần lớn các loài khác chúng thƣờng là các loài ƣa sáng trong họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Hòa thảo (Poaceae) một số ít loài thuộc ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thông Đất (Lycopodiphyta). Các loài cây bụi chủ yếu thuộc về các họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae),…

Thành phần loài ở thảm tƣơi có nhiều loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) nhƣ Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus). Họ Cúc (Asteraceae) gồm Cải trời (Blumea lacera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora)...Có họ chỉ có một loài duy nhất nhƣ: họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae),....

Ở thảm thực vật này, thực vật ngoại tầng phổ biến là cây dây leo thân thảo nhƣ các loài trong họ Khoai lang (Convolvulaceae): Bìm bịp (Ipomoea anguslifolia), họ Bòng bong (Lygodiaceae): Bòng bong (L. Flexuosum)...

Qua đó chúng ta thấy, so với các trạng thái thảm thực vật khác, trạng thái rừng thứ sinh thành phần loài cây gỗ chiếm nhiều hơn hẳn. Các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao xuất hiện ngày càng tăng về số lƣợng đó là: Lim xanh (Erythrophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum), Dẻ gai (Castanopsis armata)… Những loài cây gỗ ƣa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lƣợng gỗ không tốt: Sau sau (Liquidambar formosana), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba soi (Macaranga denticulata)…xuất hiện với số lƣợng giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43 hẳn. Một số loài cây gỗ ƣa sáng đã xuất hiện ở trạng thái thảm cây bụi dần mất đi nhƣ: Na chuỗi hạt (Dasymaschalon rostratum), Màng tang (Litsea cubeba)...

Nhận xét:

Nguồn gốc hình thành nên 3 trạng thái thảm thực vật là rừng tự nhiên , sau khi bị khai phá làm nƣơng rẫy rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Nhƣng do các điều kiện của môi trƣờng đã thay đổi trong quá trình diễn thế từ đó dẫn đến sự khác nhau về thành phần loài giữa các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu. Số loài thực vật tăng theo thời gian, cụ thể ở trạng thái thảm cỏ có 37 loài nhƣng đến trạng thái thảm cây bụi là 92 loài và đến trạng thái rừng thứ sinh là 100 loài. So với thảm cỏ và thảm cây bụi, cấu trúc không gian ở rừng thứ sinh phục hồi có sự phân tầng khá phức tạp, dẫn đến sự phân hóa về thành phần thực vật thích nghi với điều kiện ánh sáng không đồng nhất: có nhóm loài ƣa sáng tạm thời, nhóm loài nhóm ƣa sáng có đời sống dài và có cả nhóm loài chịu bóng. Thành phần loài cây gỗ ở rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy đa dạng hơn so với hai trạng thái còn lại và đặc biệt những cây ƣa bóng, có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ƣa sáng, thời gian sinh trƣởng ngắn. Tuy nhiên, trong tổ thành, phần lớn vẫn là những loài ƣa sáng. Điểm nổi bật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy là không loài nào chiếm ƣu thế tuyệt đối mà ƣu thế thuộc về một nhóm loài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, ba trạng thái thực vật điển hình tại xã Yên Đổ mà chúng tôi nghiên cứu có sự khác nhau cơ bản về thành phần loài thực vật. Điều đó đã phản ánh đúng tình hình khai thác, bảo vệ và sử dụng rừng ở địa phƣơng, đồng thời phản ánh quy luật của quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 48)