35 Hình 2.32: BĐKN (hoàn chỉnh) Cảm ứng đối với cả thực vật và
2.3. Qui trình xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều
Quy trình xây dựng BĐKN gồm các bước như sau: - Bước 1: Xác định KN chi phối và KN phụ thuộc.
Xác định KN chi phối bằng cách đặt và trả lời câu hỏi trọng tâm. Câu hỏi trọng tâm trả lời cho câu hỏi “là gì?”. Trả lời được câu hỏi trọng tâm sẽ xác định được vấn đề cốt lõi của BĐKN. Đây chính là cách tốt nhất để xác định nội dung cho một BĐKN.Câu hỏi trọng tâm cần rõ ràng cho một vấn đề làm cơ sở để xác định các KN phụ thuộc.
Các KN phụ thuộc là các KN quan trọng nhất hoặc chung nhất liên quan trực tiếp với KN chi phối. Tốt nhất là liệt kê và định nghĩa các KN phụ thuộc có liên quan, sau đó lựa chọn và sắp xếp các KN vào vị trí phù hợp. KN chi phối sẽ được đặt lên trên, các KN phụ thuộc được đặt phía dưới. Tiếp tục phân chia KN ở các tầng tiếp theo cho đến khi không thể phân chia được nữa. Trong mỗi tầng, cần xem xét tổng ngoại diên của các KN phụ thuộc phải bằng ngoại diên của KN chi phối.
- Bước 2: Phân loại và xác định mối quan hệ giữa các KN.
Phân loại các KN theo mối quan hệ, mối quan hệ theo hàng ngang và theo cấp độ.
Chỉ ra mối quan hệ và tìm các từ nối phù hợp giữa các khái niệm. - Bước 3: Sắp xếp các khái niệm theo các thứ bậc.
Các KN được đặt trong các khung hình chữ nhật, hình elip hoặc hình tròn rồi gắn file tranh ảnh, file phim video, file text. Sau đó xác định mối liên hệ và nối các KN bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa
chúng để tạo ra các mệnh đề. Nối các KN bằng các đường nối ngang chỉ mối quan hệ giữa các mệnh đề để tạo thành bản đồ KN đa truyền thông, đa chiều - Bước 4: Hoàn chỉnh BĐKN về cả nội dung và hình thức.
Xem xét lại BĐKN về cả nội dung và hình thức, thay đổi những chỗ chưa hợp lý về cả nội dung và cấu trúc.
Các bước trên có thể trình bày trên giấy trước rồi mới nhập liệu thông tin vào phần mềm IHMC CmapTools, nhưng tốt nhất nên sử dụng ngay phần mềm IHMC CmapTools thì sẽ hiệu quả và nhanh chóng.
Hình 2.4: BĐKN về các bƣớc xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều
2.4. Xây dựng BĐKN đa truyền thông, đa chiều chƣơng Cảm ứng bằng phần mềm Cmap Tools
Chúng tôi tiến hành xây dựng BĐKN tổng quát để cho chúng ta cái nhìn khái quát về hệ thống các KN của chương do trên khổ giấy A4 không thể trình bày một cách chi tiết. Sau đó, từ BĐKN tổng quát chúng tôi tách ra thành các BĐKN chi tiết ở các cấp độ thấp hơn đến mức độ KN không thể phân chia được nữa để thuận lợi cho việc biến dạng và sử dụng trong các bài học.
2.4.1. Xây dựng BĐKN tổng quát
Trong khuôn khổ luâ ̣n văn này , chúng tôi chỉ xây dựng BĐKN của đă ̣c trưng “Cảm ứng” ở cấp độ cơ thể:
2.4.2. Xây dựng BĐKN chi tiết
Dựa trên BĐKN tổng quát, chúng tôi xây dựng hệ thống BĐKN chi tiết cho tòan bộ nội dung chương Cảm ứng. Các bản đồ này có thể được biến dạng thành BĐKN dạng hoàn chỉnh, dạng khuyết, dạng khuyết hỗn hợp, dạng câm, … để sử dụng trong các khâu của quá trình dạy học: Dạy kiến thức mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra đánh giá.
Bảng 2.2: Bảng tổng kết các BĐKN đã xây dựng:
Tên bài Tên BĐKN đã thiết kế đƣợc Số
lƣợng A. Cảm ứng ở thực vật
Bài 23 - Hướng động Hướng động hoàn chỉnh 1
Bài 24 - Ứng động Ứng động hoàn chỉnh
Ứng động (khuyết) 2
B. Cảm ứng ở động vật
Bài 26-27: Cảm ứng ở động vật
Cảm ứng ĐV đa truyền thông, đa chiều Cảm ứng động vật (khuyêt) Cảm ứng ĐV (hoàn chỉnh khuyết) Cảm ứng ĐV (lỗi) Cảm ứng ĐV (sửa lỗi) Cảm ứng ĐV 6 Bài 28: Điện thế nghỉ Điện thế nghỉ hoàn chỉnh Điện thế nghỉ (khuyết) Điện thế nghỉ (sửa khuyết)
3
Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Lan truyền xung thần kinh hoàn chỉnh Điện thế hoạt động (khuyết)
Điện thế hoạt động hoàn chỉnh Lan truyền xung thần kinh (câm) Lan truyền xung thần kinh (sửa câm)
Bài 30: Truyền tin qua xi náp
Truyền tin qua xi náp hoàn chỉnh
1 Bài 31-32: Tập tính của ĐV Tập tính ĐV hoàn chỉnh Tập tính ĐV 2 C. Cảm ứng chung ở ĐV và TV Thực vật Cảm ứng TV hoàn chỉnh Cảm ứng TV (câm) Cảm ứng TV (hoàn chỉnh câm) 3 Chung cả ĐV và TV - Cảm ứng chung ĐV và TV ở cấp độ cơ thể hoàn chỉnh đa truyền thông, đa chiều - Cảm ứng chung ĐV và TV (câm)
- Cảm ứng chung ĐV và TV (câm, hoàn chỉnh)
- Cảm ứng chung theo 2 hướng ĐV và TV - Cảm ứng chung ĐV và TV ở cấp độ cơ thể - Cảm ứng chung ĐV và TV ở cấp độ cơ thể hoàn chỉnh 6 Tổng số 26
Ví dụ: Minh họa qui trình xây dựng bản đồ chi tiết KN Hƣớng động
- Bước 1: Xác định KN chi phối và KN phụ thuộc.
+ Nội dung chính của bản đồ KN là gì? - Hướng động là gì?
- Hướng động được chia theo những hướng nào? - Hướng động có vai trò gì?
Hướng động: Hình thức phản ứng, thực vật, theo hướng phản ứng, theo tác nhân kích thích, cơ quan thực vật, tác nhân kích thích, hướng xác định, hướng động dương, hướng động âm, hướng sáng, hướng trọng lực, phản ứng sinh trưởng, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc, môi trường, sinh trưởng, thân cây, rễ cây, sự sinh trưởng, nguồn kích thích, ánh sáng, phân bón, nguồn nước, tua cuốn.
- Bước 2: Phân loại và xác định mối quan hệ giữa các KN.
Phân loại các KN theo mối quan hệ, theo hàng ngang và theo cấp độ. Chỉ ra mối quan hệ và tìm các từ nối phù hợp giữa các khái niệm. - Bước 3: Sắp xếp các khái niệm vào vị trí phù hợp.
+ Đặt các KN vào các ô hình chữ nhật, tròn, ô van rồi gắn file tranh ảnh, file phim video, file text
+ Nối các KN bằng các mũi tên và từ nối để tạo thành các mệnh đề. + Nối các KN bằng các đường nối ngang chỉ mối quan hệ giữa các mệnh đề để tạo thành bản đồ KN đa truyền thông, đa chiều.
- Bước 4: Hoàn chỉnh BĐKN về cả nội dung và hình thức.
2.5. Phƣơng pháp sử dụng BĐKN trong dạy học chƣơng Cảm ứng
2.5.1. Sử dụng BĐKN trong khâu dạy kiến thức mới
2.5.1.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh
Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ Bước 3: Học sinh tự làm việc, tìm hiểu các KN trên bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận
* Ví dụ: Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh trong dạy bài ứng động của thực vật. Bước 1: GV cung cấp BĐKN hoàn chỉnh về ứng động của thực vật.
Bước 2: GV yêu cầu học sinh đọc SGK, quan sát hình 24.1 & hình 24.2, quan sát BĐKN bài ứng động và trả lời câu hỏi:
Hình 2.8: Ứng động nở hoa của bồ công anh.
Hình 2.9: Ứng động ở cây trinh nữ.
Hình 2.10: Cây bắt mồi.
- Ứng động là gì? Ứng động khác với hướng động ở điểm nào? Cho ví dụ - Ứng động được phân loại như thế nào?
- Đặc điểm của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Phân biệt 2 loại ứng động này?
Bước 3: HS tự lực làm việc và hoàn thành các câu hỏi trên. Bước 4: GV sửa chữa và đưa khái niệm vào hệ thống:
- Ứng động là gì? Ứng động khác với hướng động ở điểm nào? - Ứng động là hình thức phản ứng của cây với tác nhân kích thích không định hướng.
Bảng 2.3: Bảng phân biệt hƣớng động và ứng động
Chỉ tiêu so sánh Hướng tác động của tác nhân kích thích
Cấu tạo cơ quan bị kích thích
Hướng động Từ 1 hướng Dạng hình tròn
Ứng động Từ mọi hướng
(không định hướng)
Dạng hình lá, cánh hoa... hoặc cấu tạo khớp phình nhiều cấp.
- Ứng động được phân loại như thế nào?
Ứng động tùy theo tác nhân kích thích chia thành: quang ứng động, thủy ứng động, nhiệt ứng động, hóa ứng động...
- Đặc điểm của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. Phân biệt 2 loại ứng động này?
Có 2 kiểu ứng động là ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Bảng 2.4. Bảng phân biệt ứng động sinh trƣởng và ứng động không sinh trƣởng
Chỉ tiêu so sánh Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
Sinh trưởng dãn dài Có Không
Tác nhân gây ra hiện tượng
Tác động không định hướng của tác nhân kích thích
Va chạm cơ học Nguyên nhân Tốc độ sinh trưởng
của tế bào 2 phía đối diện nhau của cơ quan bị kích thích.
Biến đổi độ trương của tế bào hoặc vùng chuyên hóa.
- Ứng động có vai trò gì trong đời sống thực vật?
Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường. * Hình ảnh
Hình 2.11: Cây gọng vó
2.5.1.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN khuyết
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ
Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh
Ví dụ: Bản đồ KN Cảm ứng ở ĐV
Hình 2.12: BĐKN (dạng khuyết) Cảm ứng ở ĐV
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh
* Hình ảnh
Hình 2.15: Tiến hóa trong hệ thần kinh Hình 2.14: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Hình 2.16: Sơ đồ cung phản xạ ở ngƣời
* Hệ thống câu hỏi
- Khái niện cảm ứng ở động vật?
- Cảm ứng ở động vật được chia thành những loại nào? - Cách phản ứng của từng loại tổ chức hệ thần kinh?
Bước 3: Học sinh tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh
2.5.1.3. Sử dụng bản đồ khuyết hỗn hợp * Quy trình:
- Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết hỗn hợp. - Bước 2: Học sinh nghiên cứu SGK và cấu trúc bản đồ để hoàn thành bản đồ.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận
* Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết hỗn hợp để củng cố, hoàn thiện kiến thức bài
Điện thế nghỉ.
Bước 1: GV đưa ra BĐKN khuyết hỗn hợp về bài Điện thế nghỉ.
Hình 2.18: BĐKN khuyết hỗn hợp về Điện thế nghỉ
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ để tự lực hoàn thiện bản đồ. Bước 3: GV chỉnh sửa và đưa ra bản đồ hoàn thiện.
Hình 2.19: BĐKN hoàn chỉnh về Điện thế nghỉ
2.5.1.4. Sử dụng BĐKN dạng câm
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách KN và từ nối, cấu trúc bản đồ
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh
Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh
Ví dụ: Bản đồ KN Cảm ứng ở thực vật
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách KN và từ nối, cấu trúc bản đồ KN Cảm ứng ở thực vật.
Bảng 2.5: Hệ thống nhánh, từ nối và KN Nhánh Các KN Các từ nối I - Thực vật - Môi trường - Thích nghi với - Giúp II - Thu nhận kích thích - Trả lời kích thích - Xử lí thông tin - Hướng động - Ứng động - Có hướng - Vô hướng - Các giai đoạn III - Hướng động - Ứng động
- Ứng động không sinh trưởng - Ứng động sinh trưởng - Hướng sáng - Hướng trọng lực - Hướng tiếp xúc - Hướng hóa - Hướng nước - Gồm - Các kiểu
Hình 2.20: BĐKN (câm) Cảm ứng ở thực vật
Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động xây dựng BĐKN hoàn chỉnh
* HS quan sát hình 23.1; hình 23.2; hình 23.3; hình 23.3; trang 97, 98, 99,100 SGK
* Nghiên cứu nội dung SGK trang 97, 98, 99,100
Bước 3: Học sinh tự làm việc, dựa trên các gợi ý hoàn chỉnh bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và đưa ra bản đồ KN hoàn chỉnh
Hình 2.21: BĐKN (hoàn chỉnh) Cảm ứng ở thực vật
2.5.2. Sử dụng BĐKN trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức
2.5.2.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh
Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận
Ví dụ: Bản đồ KN Tập tính ở động vật
Hình 2.22: BĐKN (hoàn chỉnh) Tập tính ở động vật
Bước 2: Học sinh đọc, nhận xét cấu trúc, nội dung bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, kết luận
2.5.2.2. Sử dụng BĐKN dạng khuyết
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ KN khuyết
Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh Ví dụ: Bản đồ KN Điện thế hoạt động
Hình 2.23: BĐKN ( dạng khuyết) Điện thế hoạt động
Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh
Hình 2.24: BĐKN (hoàn chỉnh) Điện thế hoạt động
2.5.2.3. Sử dụng BĐKN dạng câm
Quy trình:
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách KN, từ nối và cấu trúc bản đồ. Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh.
Ví dụ: Bản đồ KN Lan truyền xung thần kinh
Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách KN từ nối và cấu trúc bản đồ. * Cấu trúc bản đồ KN
Hình 2.25: BĐKN (câm) Lan truyền xung thần kinh Bảng 2.6: Hệ thống nhánh, từ nối và KN Nhánh Các KN Từ nối I. - Mũi tên màu đỏ
- Sợi thần kinh - Dọc theo
II. - Mũi tên màu xanh - Liên tục - Vùng này - Vùng khác
- Sợi thần kinh không có bao Miêlin - 3-5m/s
- Vân tốc - Lan truyền - Từ
- Sang
III. - Mũi tên màu đen
- Nhảy cóc
- Sợi thần kinh có bao Miêlin - Eo ranvie này - Eo ranvie khác - 100m/s - Vân tốc - Lan truyền - Từ - Sang
Bước 2: Học sinh dựa và kiến thức đã học, gợi ý của GV hoàn chỉnh bản đồ HS làm việc nhóm, dựa vào cấu trúc bản đồ KN, các từ khóa, các từ nối và kiến thức đã học để hoàn chỉnh bản đồ
Bước 3: Giáo viên nhận xét, cung cấp bản đồ KN hoàn chỉnh.
Hình 2.26: BĐKN (hoàn chỉnh) Lan truyền xung thần kinh
2.5.3. Sử dụng BĐKN trong khâu kiểm tra, đánh giá
2.5.3.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh
BĐKN hoàn chỉnh là bản đồ có đầy đủ các khái niệm và từ nối tạo các mệnh đề hoàn chỉnh. Để phát huy tính tích cực của HS thì khi sử dụng loại