35 Hình 2.32: BĐKN (hoàn chỉnh) Cảm ứng đối với cả thực vật và
2.2.6. Nguyên tắc đảm bảo việc đánh giá và tự đánh giá của học sinh
Theo nguyên tắc này, đặc biệt khâu kiểm tra, đánh giá giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bản đồ khái niệm ở các dạng đã được biến đổi thành các loại BĐKN thành các kiểu bản đồ khuyết khái niệm, khuyết các từ nối, khuyết hỗn hợp hay bản đồ câm, qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách chính xác nhất. Thông qua đó, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ sáng tạo của học sinh.
Việc đánh giá và tự đánh giá của người học ngày càng được đề cao trong DH hiện đại. Nếu học tập mà không được đánh giá và người học không có khả năng tự đánh giá, thì quá trình dạy và học khó có thể xác định được vị trí của mình trên con đường, đạt được mục tiêu DH. Một trong những mục tiêu lớn của DH là rèn năng lực tự học cho HS, nếu người học không có khả năng tự đánh giá thì sẽ không thể tự học. Vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển KN, chúng ta cũng phải quán triệt việc đánh giá và tự đánh giá.
Ví dụ, khi dạy KN “Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh”, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu học tập với các tiêu chí cho trước, trong một khoảng thời gian nhất định, gọi cùng lúc 2 học sinh đại diện của 2 nhóm lên
bảng trình bày phần của nhóm mình, gọi học sinh khác nhóm nhận xét, qua đó học sinh có thể nhận xét bài của bạn dựa trên phân chuẩn bị của mình, học sinh lên bảng cũng so sánh được bài của mình và bài của các bạn khác, tức là phần nào đã tự mình kiểm tra và đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao, và giáo viên sẽ giúp học sinh đưa ra những đánh giá, nhận xét cuối cùng.