Phân tích nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương 2 - cảm ứng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools (Trang 39)

35 Hình 2.32: BĐKN (hoàn chỉnh) Cảm ứng đối với cả thực vật và

1.3.4.Phân tích nguyên nhân của thực trạng

a. Từ phía chương trình và SGK:

Mặc dù SGK mới đã được sửa đổi, cập nhật nhiều nội dung mới và hiện đại nhưng khối lượng kiến thức lại tăng lên, nhiều kiến thức mới và khó. Đối với GV đã quen với việc giảng dạy nội dung của sách cũ thì những kiến thức mới giống như một con đường vào rừng mà họ chưa đi lần nào, họ lại phải nghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững vấn đề trước khi truyền đạt cho HS. Trong SGK mới, hệ thống KN Sinh học được thiết kế theo hướng phát triển đồng tâm, xoáy trôn ốc, các KN hình thành ở lớp dưới sẽ tiếp tục được phát triển ở lớp trên. Tuy nhiên, không có nhiều GV phổ thông nắm vững được quá trình hình thành và phát triển của các KN Sinh học, các tài liệu chuyên ngành, tham khảo không nhiều, hoặc có thì không phân tích sâu sắc, điều này gây nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của GV.

Rất nhiều GV xác định được rằng các phương pháp dạy học mới thực sự lôi cuốn HS, giúp HS chủ động nắm vững kiến thức nhưng vẫn còn GV dạy theo kiểu truyền thống, thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen lẫn với các ví dụ thực tế. Cũng có GV vận dụng các phương pháp tích cực nhưng số này không nhiều, chủ yếu là trong giờ thao giảng, các tiết dạy thi GV giỏi. Sự hình thành và phát triển của một KN cụ thể là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức khi phải sử dụng nhiều cuốn SGK để tra cứu và cũng chính vì vậy, các GV ít chú ý đến việc hình thành và phát triển các KN Sinh học cho HS. Còn HS thì học tập thụ động, không yêu thích môn học hoặc khi học không nắm được bản chất của các KN.

Khi chuyển tải kiến thức, phần đông GV dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, cố gắng truyền thụ hết các kiến thức có trong SGK mà ít khi tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học nên đã không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Mặt khác, GV cũng ít khi quan tâm tới việc xem xét KN nào đó đã được định nghĩa đúng hay chưa, được hình thành và phát triển như thế nào.

Ngoài ra, các đề kiểm tra và đề thi vẫn còn nặng về tái hiện kiến thức nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức cho HS. Bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận nhỏ GV chưa tâm huyết với nghề, không tích cực và hứng thú với PPDH mới nên không kích thích được HS say mê học tập, dẫn đến chất lượng DH chưa cao.

c. Từ phía HS:

Hiện nay, trong các trường THPT, đa số HS vẫn coi môn Sinh học là môn phụ nếu như các em không thi đại học môn đó. Do đó, hầu như HS không chú tâm đến việc học, hoặc có học cũng chỉ là vì bắt buộc, học để lấy điểm, để hoàn thành chương trình. Cũng vì lí do này nên HS vẫn học một cách thụ động, ngoài SGK thì các em không quan tâm đến bất kì tài liệu nào khác liên quan, cá biệt còn có HS thiếu SGK khi đi học. Và với cách học như thế, càng học lên

cao thì các em càng khó nắm bắt tri thức mới hơn do kiến thức lớp dưới đã bị hổng quá nhiều. Chính điều này cũng gây khó khăn cho GV trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy bài mới.

Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khách quan khác: Điều kiện trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập.

Kết luận chƣơng 1

Chương này trình bày Lý thuyết về KN và BĐKN làm cơ sở lý luận của đề tài và thực trạng dạy học các KN Sinh học lớp 11 ở các trường THPT hiện nay; qua phân tích nguyên nhân nói lên tính cấp bách của đề tài nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM

CHƢƠNG 2 - CẢM ỨNG, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM CMAP TOOLS

2.1. Phân tích lôgic cấu trúc nội dung dạy học các KN Sinh học ở cấp độ cơ thể, Sinh học lớp 11 theo tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương 2 - cảm ứng, sinh học lớp 11, trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm Cmap Tools (Trang 39)