0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 2 - CẢM ỨNG, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM CMAP TOOLS (Trang 49 -49 )

35 Hình 2.32: BĐKN (hoàn chỉnh) Cảm ứng đối với cả thực vật và

2.2.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Chỉ có thể phát huy được tích cực, chủ động của HS thì KN mới được hình thành một cách có hệ thống, vững chắc. Do đó, GV phải xác định được lộ trình hình thành và phát triển KN đó như thế nào trên cơ sở kiến thức HS đã biết. Từ đó kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật DH phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động cho HS.

Theo nguyên tắc này, ta có thể biến đổi các loại BĐKN thành các kiểu bản đồ khuyết khái niệm, khuyết các từ nối, khuyết hỗn hợp hay bản đồ câm được ứng dụng vào tất cả các khâu của QTDH.

- Bản đồ khuyết từ nối: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn, chỉ có những khái niệm chìa khóa nhưng khuyết từ nối.

- Bản đồ khuyết khái niệm: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn, có các từ nối nhưng khuyết khái niệm.

- Bản đồ khuyết hỗn hợp: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn nhưng khuyết một số khái niệm hoặc từ nối.

- Bản đồ câm: Bản đồ có cấu trúc cho sẵn nhưng chưa có khái niệm và từ nối.

Ví dụ, khi dạy bài “Cảm ứng ở ĐV”, GV cho học nghiên cứu BĐKN khuyết hỗn hợp về “Cảm ứng ở ĐV”

Hình 2.3: BĐKN khuyết hỗn hợp về Cảm ứng ở ĐV

Rồi GV cung cấp một số từ nối và yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa tự làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ. Dựa vào kết quả thu được khi tự hoàn thiện bản đồ học sinh sẽ tự mình rút ra được kiến thức của bài cũng như thấy được khái niệm, sự phân loại và cách phản ứng của ĐV với từng dạng hệ thần kinh. Sau đó GV chỉnh sửa và đưa ra bản đồ hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 2 - CẢM ỨNG, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM CMAP TOOLS (Trang 49 -49 )

×