Ch−ơng 5 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của polyp đơn độc Killian (Trang 70)

- MBH: Quan sát thấy sợi nấm hoặc bào tử nấm.

Ch−ơng 5 Kết luận

Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau đây:

5.1. Đặc điểm lâm sàng polyp Killian: Là polyp xuất phát từ xoang

hàm qua khe giữa chui ra cửa mũi sau với các đặc điểm sau:

- Gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ nam/nữ là 1,11. Tuổi trung bình là 32,43 và độ tuổi trẻ em (<15) chiếm tỷ lệ 17,5%.

- 20% bệnh nhân có tiền sử viêm mũi xoang mạn tính và 12,5% bệnh nhân có tiền sử liên quan đến yếu tố dị ứng.

- Triệu chứng cơ năng chính là ngạt mũi, chảy mũi, đau đầu, giảm ngửi và nuốt v−ớng. Có thể gặp triệu chứng chảy máu mũi ( 12,5%)

- Qua nội soi thấy 100% polyp là 1 bên, có 1 tr−ờng hợp (2,5%) phát hiện thấy polyp 2 bên qua phim CLVT.

- Bệnh nhân th−ờng đến muộn, polyp độ 4 gặp 82,5% các tr−ờng hợp. Polyp bao gồm phần nang trong xoang hàm và phần đặc hơn chui ra hốc mũi qua khe giữạ Vị trí chân bám polyp th−ờng ở thành sau, thành bên hoặc đáy xoang. Hiếm gặp chân bám polyp ở thành tr−ớc.

- Các bất th−ờng giải phẫu hốc mũi gặp 75% các tr−ờng hợp và có mối liên quan với sự hình thành polyp Killian(p < 0,01).

5.2. Đối chiếu lâm sàng và hình ảnh CLVT và MBH để rút ra kinh nghiệm trong chẩn đoán và chỉ định điều trị: nghiệm trong chẩn đoán và chỉ định điều trị:

Nội soi và CLVT đ−ợc xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán polyp Killian. Hình ảnh đặc tr−ng của polyp Killian trên phim CLVT là khối mờ liên tục từ xoang hàm – khe giữa – cửa mũi sau và th−ờng chỉ xuất hiện 1 bên. Lỗ thông xoang hàm th−ờng rộng và không có tr−ờng hợp nào có hình ảnh tiêu x−ơng hoặc dồn đẩy các thành của xoang.

Chỉ 8/40 tr−ờng hợp xác định đ−ợc vị trí chân bám của polyp trong xoang hàm trên phim CLVT( 20%). Còn lại chủ yếu xác định dựa vào phẫu thuật.

Có sự phù hợp trong việc phát hiện các tr−ờng hợp dị hình hốc mũi trên phim CLVT và qua nội soị Chỉ 3 tr−ờng hợp thoái hoá niêm mạc mỏm móc không đ−ợc phát hiện trên CLVT.

CLVT không đánh giá đ−ợc hết tổn th−ơng trong lòng xoang là nang, mủ hay nấm mà phải dựa vào phẫu thuật và mô bệnh học.

Kết quả mô bệnh học của polyp Killian chia làm 4 loại: Polyp viêm phù nề gặp nhiều nhất 19/40 (47,5%), polyp viêm xơ 18/40 (45%), polyp quá sản tuyến thanh dịch nhầy 2/40 (5%) và 1/40 (2,5%) là polyp có mô đệm không điển hình. Không gặp tr−ờng hợp polyp ái toan nàọ

Phân bố loại polyp ở giới nam và nữ có điểm khác biệt: polyp tuyến nhầy và polyp có mô đệm không điển hình đều gặp ở nữ, nam chỉ gặp 2 dạng polyp phù nề và viêm xơ.

Kiến nghị

* Vấn đề chẩn đoán polyp Kilian hiện nay vẫn th−ờng bị bỏ sót và th−ờng đ−ợc xếp chung vào bệnh cảnh viêm mũi xoang mạn tính. Vì vậy nội soi, chụp phim CLVT và sinh thiết làm mô bệnh học tr−ớc phẫu thuật nên đ−a vào quy trình chẩn đoán.

* Do đặc điểm cấu tạo polyp Killian gồm 2 phần nên vấn đề phẫu thuật điều trị phải đảm bảo lấy hết đ−ợc phần polyp ở hốc mũi và phần nang trong lòng xoang hàm tránh nguy cơ tái phát về saụ

* Dựa vào kết quả nghiên cứu và giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của polyp Killian, các bất th−ờng giải phẫu hốc mũi cần đ−ợc giải quyết phối hợp trong quá trình phẫu thuật nhằm làm thông thoáng vùng phức hợp lỗ ngách .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của polyp đơn độc Killian (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)