Đối chiếu lâm sàng và phim chụp CLVT:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của polyp đơn độc Killian (Trang 64)

- MBH: Quan sát thấy sợi nấm hoặc bào tử nấm.

4.2.3. Đối chiếu lâm sàng và phim chụp CLVT:

* Đối chiếu vị trí chân bám polyp qua nội soi, CLVT và phẫu thuật: Qua thăm khám bằng nội soi chúng tôi thấy 100% các tr−ờng hợp đều

không xác định đ−ợc chân bám của polyp. Trên phim CLVT chúng tôi thấy có 8 tr−ờng hợp xác định đ−ợc chân bám polyp trong xoang hàm. Và qua phẫu thuật chúng tôi xác định đ−ợc chân bám polyp ở 37 tr−ờng hợp. Có 3 tr−ờng hợp nằm trong nhóm hồi cứu qua phẫu thuật không xác định đ−ợc chân bám polyp vì lí do không có optic quan sát đ−ợc trong lòng xoang. Trong số 37 tr−ờng hợp xác định đ−ợc chân bám polyp chúng tôi thấy 18 tr−ờng hợp( 45%) chân bám polyp ở đáy xoang hàm, 11 tr−ờng hợp( 27,5%) chân bám polyp ở thành sau xoang hàm, 7 tr−ờng hợp chân bám polyp ở thành bên xoang hàm và 1 tr−ờng hợp(2,5%) chân bám polyp ở thành tr−ớc xoang hàm. Kết quả này phù hợp với nhận xét của P. Frosini là polyp Killian th−ờng xuất phát từ thành sau, thành d−ới và thành bên của xoang hàm, rất hiếm khi thấy polyp xuất phát từ thành tr−ớc[47]. Việc xác định đ−ợc vị trí chân bám polyp tr−ớc phẫu thuật giúp cho phẫu thuật viên chọn ph−ơng pháp mổ thích hợp. Có tr−ờng hợp chân bám polyp nằm ở đáy xoang về phía tr−ớc nếu bằng PTNSMX đơn thuần rất khó lấy triệt để polyp, do đó có thể phối hợp NSMX và Caldwell – Luc trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra việc xác định chân bám polyp để lấy sạch bệnh tích trong lòng xoang còn có vai trò trong vấn đề phòng tránh tái phát polyp về sau[19,27].

* Đối chiếu hình ảnh bất th−ờng giải phẫu hốc mũi qua nội soi, CLVT và trong phẫu thuật:

Trên nội soi chúng tôi thấy 1 tr−ờng hợp nghi ngờ xoang hơi cuốn giữa ( hình ảnh “bụng cá vàng”) và đối chiếu trên phim chụp CLVT phát hiện có 3 tr−ờng hợp. Tuy nhiên trong phẫu thuật chỉ 1 tr−ờng hợp sau khi lấy mỏm

móc mở rộng lỗ thông xoang hàm nh−ng khe giữa vẫn hẹp nên tiến hành chỉnh hình cuốn giữa phối hợp. Hình ảnh mỏm móc quá phát trên nội soi thấy 16 tr−ờng hợp, qua phẫu thuật thấy 18 tr−ờng hợp và trên phim CLVT chỉ thấy 15 tr−ờng hợp. Đối chiếu lại 3 tr−ờng hợp trên phim không có hình ảnh quá phát mỏm móc thấy niêm mạc mỏm móc phù nề thoái hoá, polyp từ xoang hàm đi ra làm bít tắc hoàn toàn vùng khe giữạ Vì vậy trên phim chụp CLVT chỉ thấy đ−ợc phần x−ơng mỏm móc, còn phần niêm mạc thoái hoá thì khó phân biệt đ−ợc với phần polyp. Có 2 tr−ờng hợp polyp to lấp đầy hốc mũi nên qua nội soi không quan sát rõ mỏm móc, khi phẫu thuật tiến hành đẩy polyp về phía cửa mũi sau mới phát hiện đ−ợc mỏm móc quá phát và thoái hoá niêm mạc. 9 tr−ờng hợp dị hình vách ngăn thì có sự phù hợp giữa nội soi, CLVT và trong phẫu thuật. Và có 5/9 tr−ờng hợp tiến hành phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn sau khi mở khe giữa lấy polyp.

* Đối chiếu bệnh tích trong lòng xoang hàm trên phim CLVT và trong phẫu thuật:

Trên phim CLVT của 40 BN chúng tôi đọc kết quả có 3 tr−ờng hợp nghi ngờ nấm trong lòng xoang( hình ảnh tăng tỷ trọng ở trung tâm khối mờ trong lòng xoang), còn lại là polyp. Đối chiếu lại kết quả trong phẫu thuật chúng tôi thấy có 6 tr−ờng hợp có mủ đặc. Có 5 tr−ờng hợp có tổ chức nâu đen lổn nhổn trong lòng xoang nghi ngờ tổ chức nấm. Nh− vậy chúng ta thấy ch−a có sự t−ơng ứng giữa kết quả trên phim chụp CLVT và trong phẫu thuật khi đánh giá tổn th−ơng trong lòng xoang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của polyp đơn độc Killian (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)