- MBH: Quan sát thấy sợi nấm hoặc bào tử nấm.
4.1.4. Hình ảnh tổn th−ơng thực thể qua nội soi:
Kết quả nghiên cứu trên 40 BN của chúng tôi cho thấy hầu hết các tr−ờng hợp đều có hình thái polyp nh− y văn mô tả. Đó là một khối gồm có 2 phần: 1 phần trong lòng xoang hàm và 1 phần phát triển lồi vào hốc mũị Phần trong hốc mũi đ−ợc quan sát thấy là một khối mọng, nhẵn bóng, màu hồng thẫm hoặc vàng trong nh− thạch, mềm, không đau và chạm vào nhẹ nhàng bằng tăm bông thấy không chảy máu, chỉ chảy máu ít tự cầm khi có động tác thăm khám thô bạọ Khối polyp th−ờng có cuống nhỏ dài và 1 đầu phình to hình giọt n−ớc đi ra từ khe giữa chạy về cửa mũi saụ Một số tr−ờng hợp polyp to lấp đầy hốc mũi không quan sát thấy vị trí xuất phát và một phần polyp hoại tử chảy máu không còn hình dạng đặc tr−ng của polyp Killian, việc chẩn đoán phải dựa vào phim chụp CLVT và kết quả MBH tr−ớc mổ.
* Vị trí polyp trong hốc mũi: Qua khám nội soi hốc mũi chúng tôi
gặp tất cả đều polyp 1 bên, không có tr−ờng hợp polyp Killian 2 bên nào trong 40 BN nghiên cứu nàỵ 25/40 tr−ờng hợp polyp xuất phát từ xoang hàm trái chiếm 62,5% và 15/40 tr−ờng hợp polyp xuất phát từ xoang hàm phải
chiếm 37,5%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Franche G[30] là 17/29(58,6%) bên trái và 12/29( 41,4%) bên phảị Theo P.Frosini[47] nghiên cứu trên 200 BN thấy có 100 tr−ờng hợp bên trái( 50%), 97 tr−ờng hợp bên phải( 48,5%) và 3 tr−ờng hợp polyp 2 bên( 1,5%).
Trong 40 BN polyp Killian chúng tôi gặp 33 tr−ờng hợp polyp đi từ xoang hàm ra khe giữa qua lỗ Ostium chiếm 82,5%. Có 7 tr−ờng hợp polyp đi qua lỗ thông xoang hàm phụ chiếm 17,5%. Theo báo cáo của Cook và Davis[25] thì tỷ lệ gặp polyp Killian đi qua lỗ thông phụ là 70% các tr−ờng hợp và lỗ thông xoang hàm phụ có thể ở vùng Fontanel tr−ớc hoặc saụ Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ quan sát đ−ợc 7 tr−ờng hợp polyp đi qua lỗ thông phụ nằm ở vùng Fontanel tr−ớc. Còn lại polyp th−ờng phát triển rất to làm rộng lỗ Ostium và không nhìn thấy đ−ợc tr−ờng hợp nào polyp chui qua lỗ thông phụ ở vùng Fontanel saụ Rất có thể polyp chui qua lỗ thông phụ và hoà với lỗ thông chính thành 1 lỗ thông xoang hàm rộng rãi[25].
* Phân độ polyp: Dựa theo tiêu chuẩn phân độ polyp mũi của tr−ờng
đại học Munich 1998 chúng tôi gặp 1/40 tr−ờng hợp polyp độ 2, 6/40 tr−ờng hợp polyp độ 3 và 33/40 tr−ờng hợp polyp độ 4. Hầu hết BN đến khám đều ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ gặp polyp độ 4 là phổ biến trong nhóm BN nghiên cứụ Nguyên nhân có thể do tính chất của polyp Killian phát triển từ từ tăng dần tạo nên sự thích nghi dần dần của cơ thể. Mặt khác đặc điểm của polyp Killian không đau, không gây phá huỷ x−ơng và th−ờng chỉ xuất hiện 1 bên nên ở giai đoạn sớm th−ờng ít hoặc không biểu hiện triệu chứng cơ năng. Khi polyp phát triển to gây ngạt mũi nhiều hoặc bít lấp lỗ thông xoang gây viêm xoang kèm theo thì BN mới đến khám bệnh. Những tr−ờng hợp chúng tôi gặp th−ờng polyp phát triển to lấp đầy hốc mũi và cửa mũi saụ Chỉ có 1 tr−ờng hợp polyp độ 2, BN đến khám vì lý do đau họng, chảy mũi trong và cảm giác ngạt mũi nhẹ 1 bên, khi nội soi mới phát hiện ra polyp.
Dùng optic 0o và 70o để đánh giá mức độ polyp phát triển ra phía cửa mũi sau chúng tôi thấy có 2 tr−ờng hợp polyp ch−a che lấp CMS (1 BN polyp
độ 2 và 1 BN polyp độ 3). Có 14 tr−ờng hợp polyp che lấp 1 phần cửa mũi sau (35%), 13 tr−ờng hợp polyp che lấp toàn bộ cửa mũi sau ( 32,5%), 2 tr−ờng hợp polyp che lấp toàn bộ cửa mũi sau và 1 phần lan sang hốc mũi đối diện (5%). Có 9 tr−ờng hợp polyp lan xuống họng miệng (22,5%). Kết quả trên chính là điều lý giải cho sự xuất hiện các triệu chứng cơ năng nh− ngạt mũi hoàn toàn 2 bên, thở miệng hoặc nuốt v−ớng đ−ợc đề cập trong phần 4.1.3.
Nh− vậy, chúng ta thấy rằng đặc điểm của polyp Killian là luôn phát triển về phía cửa mũi saụ Đây là một đặc tr−ng khiến cho polyp Killian khác biệt với các polyp mũi thông th−ờng khác. Và tên gọi Atrochoanal polyp đã thể hiện rõ tổn th−ơng của polyp Killian.
* Tình trạng vùng phức hợp lỗ ngách :
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng 100% các tr−ờng hợp đều có tình trạng hẹp, tắc vùng phức hợp lỗ ngách bên polyp. Các tr−ờng hợp bất th−ờng giải phẫu chúng tôi gặp là 30/40 chiếm tỷ lệ 75% trong đó có 9/40 tr−ờng hợp dị hình vách ngăn (22,5%), 3/40 tr−ờng hợp xoang hơi cuốn giữa (7,5%) và 18/40 tr−ờng hợp mỏm móc quá phát, đảo chiều( 45%). Chỉ có 10/40 tr−ờng hợp không có bất th−ờng về cấu trúc giải phẫu hốc mũi chiếm tỷ lệ 25%. So với kêt quả của Frosini nghiên cứu trên 200 BN có156 BN bất th−ờng về giải phẫu hốc mũi chiếm tỷ lệ 78%. Trong đó bao gồm 110 BN dị hình vách ngăn( 55%), 42 BN quá phát mỏm móc( 21%) và 14 BN xoang hơi cuốn giữă7%). Chỉ có 44 BN không có bất th−ờng về cấu trúc giải phẫu hốc mũi kèm theo( 22%). Nh− vậy, sự khác biệt về tỷ lệ dị hình hốc mũi là không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.