Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của polyp Killian khiến BN đến viện cũng nằm trong 4 hội chứng lớn về mũi, đó là ngạt mũi, chảy mũi, đau
đầu và giảm ngửi. Trong đó hay gặp nhất là ngạt mũi và chảy mũi. Ngoài ra có 1 số BN còn xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, nuốt v−ớng.
* Ngạt mũi: Đây là triệu chứng chính khiến BN đến viện khám, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% BN đến viện đều có triệu chứng ngạt mũi, tỷ lệ này phù hợp với kết quả của Hong SK( 100%)[37] và Franche G (83%)[30]. Nguyên nhân của ngạt mũi là do khối polyp phát triển vào hốc mũi làm tắc nghẽn đường thở. Đại đa số BN đến viện ở giai đoạn muộn, polyp thường gặp độ 3, 4 chiếm gần hết hốc mũi và cả cửa mũi sau. Polyp không thể tự co nhỏ lại đ−ợc nên khiến BN ngạt 1 hoặc 2 bên liên tục. Những tr−ờng hợp
polyp to phát triển xuống họng miệng hoặc sang hốc mũi bên đối diện khiến BN thường xuyên phải thở bằng miệng. Có 1 số trường hợp polyp độ 2, 3 kết hợp với đợt viêm phù nề niêm mạc gây ngạt mũi, khi tình trạng viêm phù nề giảm đi thì BN lại thở thông trở lại. Trong số 40BN chúng tôi chỉ gặp 1 tr−ờng hợp ngạt mũi nhẹ kèm chảy mũi nhầy 1 bên, đến khám bệnh phát hiện ra polyp Killian độ 2. Có 6/40 trường hợp ngạt mũi vừa còn lại 33/40 trường hợp ngạt mũi nặng chiếm 82,5%.
Ngạt mũi 1 bên gặp 19 BN chiếm 47,5% và ngạt mũi 2 bên gặp 21 BN chiếm 52,5%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ ngạt mũi 1 bên và 2 bên là không có ý nghĩa. Những trường hợp ngạt mũi 2 bên đều là do polyp to che kín hoàn toàn cửa mũi sau.
* Chảy mũi: Đây cũng là triệu chứng th−ờng gặp, kết hợp với ngạt mũi tạo thành lý do chính khiến BN đến khám bệnh. Chúng tôi gặp 29/40 trường hợp có chảy mũi chiếm 72,5%. So với kết quả của Hong SK[37] là 19/29 chiếm 67% và của Frache G[30] là 5/24 chiếm 17%. Nh− vậy, đã có sự khác biệt về tỷ lệ ngạt mũi với p > 0,05. Tuy nhiên chúng tôi thấy có sự phù hợp giữa triệu chứng chảy mũi và đặc điểm giai đoạn BN đến khám bệnh của nhóm BN nghiên cứu. Hầu hết BN đều đến khám bệnh ở giai đoạn muộn, polyp to gây bít tắc lỗ thông xoang và đường dẫn lưu niêm dịch dẫn đến ứ trệ dịch xuất tiết và bội nhiễm vi khuẩn. Mặt khác do đặc điểm thời tiết Việt Nam nóng ẩm và khói bụi ô nhiễm môi tr−ờng nặng nề, ý thức vệ sinh mũi họng còn ch−a đ−ợc chú trọng nên vấn đề viêm mũi xoang mạn tính kèm theo gặp ở đại đa số BN trong nghiên cứu này.
Trong số 29 BN có chảy mũi chúng tôi gặp 21/29 tr−ờng hợp chảy mũi 1 bên, 8/29 tr−ờng hợp chảy mũi 2 bên, 3/29 tr−ờng hợp chảy mũi trong, 12/29 trường hợp chảy mũi nhầy, 9/29 trường hợp chảy mũi đặc xanh và 5/29 tr−ờng hợp chảy mũi lẫn máu. Nh− vậy chủ yếu gặp BN chảy mũi mủ nhầy chiếm 41,4% và BN chảy mũi đặc xanh chiếm 31%. Có 3 trường hợp chảy mũi trong 2 bên đều có liên quan đến tiền sử viêm mũi dị ứng. Có 5 trường
hợp xuất hiện chảy mũi lẫn máu đều gặp ở BN đến viện muộn, polyp độ 4 phát triển đầy hốc mũi ra cửa mũi sau và xuống họng miệng. Một phần polyp bị hoại tử gây triệu chứng chảy mủ lẫn máu 1 bên và đây chính là lí do khiến BN đến viện.
* Đau đầu: Triệu chứng đau đầu gặp 13/40 BN chiếm 32,5%. So với nghiên cứu của Franche G[30] là 2/24 chiếm 7% và Hong SK[37] là 0%. Sự khác biệt về tỷ lệ đau đầu có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Trong 13 BN có triệu chứng đau đầu chúng tôi gặp 1 BN đau đầu nặng, BN này có tình trạng viêm xoang cấp mủ cả 2 bên và polyp to độ 4 choán hết cửa mũi sau. Có 5 BN đau đầu mức độ vừa có ảnh hưởng đến sinh hoạt phải dùng thuốc giảm đau trong đó 3/5 BN có hình ảnh xoang hơi cuốn giữa trên phim chụp CLVT. Có 7 BN đau đầu nhẹ thoáng qua chủ yếu vào buổi sáng.
Nh− vậy, đau đầu này có thể giải thích do khối polyp bít tắc đ−ờng dẫn lưu xoang làm ứ đọng dịch xuất tiết trong lòng xoang gây tăng áp lực trong xoang. Hoặc có thể do quá trình ngạt mũi kéo dài gây thiếu ôxy dẫn tới toan chuyển hoá tác động lên não gây nên triệu chứng nhức đầu âm ỉ kéo dài.
Hoặc ổ viêm kế cận vùng mũi xoang cũng là 1 nguyên nhân kích thích gây
đau đầu. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý tới các dị hình cuốn giữa và vách ngăn gây các điểm tiếp xúc kích thích dẫn đến đau đầu.
* Giảm ngửi: Chúng tôi gặp 21/40 tr−ờng hợp có giảm ngửi ở 3 mức
độ nhẹ, vừa, nặng chiếm tỷ lệ 52,5%. So với kết quả của Franche G[30] là 11/24 chiếm 38% và của Hong SK[37] là 0%. Sự khác biệt này có ý ghĩa thống kê với p > 0,05. Hầu hết các trường hợp giảm ngửi chúng tôi đều gặp ở BN polyp to độ 4. Có 15 trường hợp giảm ngửi mức độ nặng, những BN này
đều ngạt mũi hoàn toàn 2 bên và thường xuyên phải thở bằng miệng. Có 4 tr−ờng hợp giảm ngửi vừa và 2 tr−ờng hợp giảm ngửi nhẹ.
* Nuốt v−ớng: Có 6/40 tr−ờng hợp có triệu chứng nuốt v−ớng. Đây là triệu chứng chúng tôi không thấy các tác giả khác đề cập đến, tuy nhiên
chúng tôi lại gặp 15% số BN nghiên cứu. Những tr−ờng hợp này polyp rất to phát triển qua cửa mũi sau xuống họng miệng gây nên triệu chứng nuốt v−ớng và khó nuốt. Cả 6 trường hợp này vào khám bệnh đều được chẩn đoán là u hốc mũi và đ−ợc gửi vào khoa ung b−ớu viện TMHTƯ hội chẩn. Qua sinh thiết làm GPB và chụp CLVT mới xác định bệnh là polyp Killian. Điều này có ý nghĩa liên quan trong việc khám phát hiện sớm và ý thức trách nhiệm của người bệnh đối với bệnh tật.
Cả 5 triệu chứng cơ năng trên không xuất hiện riêng lẻ mà th−ờng xuất hiện cùng nhau, th−ờng gặp nhất là chảy mũi, ngạt mũi và đau đầu. Một số BN có cùng lúc 5 triệu chứng và nguyên nhân đến khám bệnh là chảy máu mũi. Ngoài 5 triệu chứng cơ năng chính nói trên chúng tôi còn gặp một số triệu chứng khác phối hợp nh− đau họng, ho, nói giọng mũi kín, mất ngủ, ăn uống kém…Đây là các triệu chứng không đặc hiệu và không thường gặp.