0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

Nghiệp vụ bảo lãnh của SGD gồm: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh dự thầu. SGD chưa có nhiều hình thức bảo lãnh đa dạng. Vì thế doanh thu từ hoạt động bảo lãnh hàng năm không nhiều trong tổng thu nhập. Năm 2008 là 12,584 triệu đồng, năm 2009 là 14,075 triệu đồng (tăng 11.8%). Năm 2010, hoạt động bảo lãnh giảm nhẹ 8.5%, đạt 12,885 triệu đồng.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tổng thu nhập hoạt động 431,303 463,943 643,175 7.6% 38.6% Tổng chi phí hoạt động 341,394 364,796 526,304 6.9% 44.3% Dự phòng 22,915 28,363 38,846 19.2% 37.0%

Lợi nhuận trước thuế 66,994 70,784 78,025 5.7% 10.2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)

Nhìn chung, trong 3 năm lợi nhuận trước thuế của SGD luôn tăng trưởng ổn định. Năm 2008, thu nhập của SGD đạt 431,303 triệu đồng, năm 2009 tăng nhẹ, đạt 463,943 triệu đồng. Năm 2008 và đầu năm 2009, hệ thống NH trong nước gặp khó khăn, nhưng với nỗ lực của cán bộ nhân viên và chính sách điều hành đúng đắn, thu nhập hoạt động của SGD tăng 7.6%, dù mức tăng này không cao nhưng rất đáng ghi nhận. Đến năm 2010, nền kinh tế qua giai đoạn khó khăn cũng vì thế mà hoạt động của SGD có những bước chuyển mình. Tổng thu nhập năm 2010 đạt 643,175 triệu đồng, tăng 38.6% tương đương 78,025 triệu đồng. Kết quả kinh doanh trên đóng góp chủ yếu từ nguồn thu lãi cho vay. Tính đến 31/12/2010, thu nhập từ lãi của NH đạt 611,316 triệu đồng (chiếm khoảng 95% trong tổng nguồn thu), tăng 40% so với năm 2009 là 436,654 triệu đồng. Mức tăng thu nhập này là do SGD đã chú trọng tìm kiếm, lựa chọn những KH có độ tín dụng an toàn để tối ưu hóa nguồn vốn với chi phí thấp.

Lợi nhuận trước thuế hàng năm không có sự thay đổi nhiều: năm 2008 là 66,994 triệu đồng; 2009 là 70,784 triệu đồng; 2010 là 78,025 triệu đồng. SGD luôn đạt lợi nhuận trước thuế dương, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của SGD có hiệu quả, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của SGD cũng như hệ thống NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.

45

2.2. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Khái quát thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Hoạt động thanh toán là hoạt động lâu đời và ưu việt của NH, dựa vào lợi thế theo qui mô, giúp giảm chi phí giao dịch và tiết kiệm thời gian. Từ đó giúp luồng vốn trong nền kinh tế luân chuyển nhanh hơn. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Vì thế, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán trong nền kinh tế có những chuyển biến tích cực với sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ thanh toán mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của KH. Trong đó, đặc biệt phải nói đến hoạt động thanh toán hiện đại dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - TTKDTM. Nhận thấy tầm quan trọng và tính hiệu quả NH hoạt động TTKDTM, NH TMCP Ngoại thương đã định hướng phát triển hoạt động TTKDTM phù hợp với chính sách của NHNN và theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt là hoạt động mới phát triển. Những năm đầu, khi áp dụng nghiệp vụ này NH TMCP Ngoại thương gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng, công nghệ ngân hàng còn chưa phát triển; nghiệp vụ hạch toán khó khăn, KH chưa thực sự thấy được tiện ích của dịch vụ, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn duy trì. Vượt qua những trở ngại ban đầu, cán bộ nhân viên tại NH không ngừng nỗ lực trao dồi học hỏi bồi dưỡng nghiệp vụ. Đồng thời, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của KH, quảng bá, tuyên truyền những tiện ích, dịch vụ KH nhận được khi sử dụng TTKDTM. Do đó, những năm qua hoạt động TTKDTM tại NH TMCP Ngoại thương đã có những chuyển biến và thành tựu nhất định.

Bảng 2.6 : Doanh số thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TT bằng tiền mặt 3,539 28.8% 3,936 35.8% 2,874 16.8% TTKDTM 8,764 71.2% 10,992 73.6% 14,235 83.2% Doanh số TT 12,303 100% 14,928 100% 17,109 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình thanh toán của NH TMCP Ngoại thương trong 3 năm đều tốt, luôn tăng trưởng đều đặn. Đặc biệt, TTKDTM luôn chiếm tỷ trọng lớn thanh toán bằng tiền mặt. Doanh số thanh toán năm 2009 đạt 14,928 tỷ đồng; tăng 21.3% so với năm 2008. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM trong hai năm không có nhiều biến động. Nhưng đến năm 2010 có sự thay đổi, tỷ trọng TTKDTM chiếm tỷ trọng lớn đạt 83.2% , thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống chỉ còn 16.8%. Mặc dù, nước ta còn có thói quen dùng tiền mặt nhưng KH của VCB thường là doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nhu cầu TTKDTM luôn cao hơn nhu cầu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Đồng thời, là do NH đã thực hiện tốt công tác quản lý tiền tệ, kho quỹ, đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền mặt của KH: việc chuyển đổi từ tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại rất dễ dàng do vậy KH không phải tích trữ tiền mặt mà gửi vào TK và nhờ NH đứng ra hạch toán, khi cần thiết mới rút tiền mặt. Điều này, không chỉ làm giảm áp lực cho nhân viên VCB trong việc bảo quản tiền mặt, tăng thu nhập cho NH mà còn giúp NH Nhà nước quản lý được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, từ đó có chính sách điều hành chính sách tiền tệ hợp lý.

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện đúng chế độ, qui định của Chính phủ trong thanh toán. SGD đã tuân thủ theo nhiều văn bản pháp qui về lĩnh vực thanh toán như Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định số

47

291/2006/QĐ của Thủ tướng chính phủ này 29/12/2006 thay thế cho Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 phê duyệt đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước chủ trì. Các văn bản trên nhằm hoàn thiện dần chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai nhiều thể thức, hình thức thanh toán tiên tiến, từng bước hoà nhập với hệ thống thanh toán theo thông lệ quốc tế.

Sơ lược đề án đưa ra các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt như sau: - Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công:

+ Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương thức TTKDTM. + Trả lương qua tài khoản (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản trong năm 2007, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).

+ Yêu cầu trả lương vào tài khoản đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước; khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp nhận lương và chi tiêu qua tài khoản.

- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp: + Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện TTDKTM trong phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để khuyến khích thanh toán qua ngân hàng.

+ Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam.

Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo qui chế quản lí ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành.

2.2.2.1. Đánh giá dựa trên chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 45 -45 )

×