- Thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản TTKDTM Phần lợi nhuận NH thu được là phí
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam
phần Ngoại thươngViệt Nam
Tình hình nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển còn những khó khăn, nhưng Ngân hàng TMCP Ngoại thương cũng như Sở giao dịch luôn định ra hướng phát triển rõ ràng, đúng đắn. Vì thế, tình hình hoạt động kinh doanh của SGD luôn tăng trưởng qua các năm. SDG luôn thực hiện tốt các chương trình hành động của NH TMCP Ngoại thương, tích cực đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống, xứng đáng là một trong những sở giao dịch đi đầu trong hệ thống. Kết quả ước tính hoạt động tại SGD trong những năm gần đây như sau:
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Vốn là yếu tố đầu vào, là nền tảng của hoạt động kinh doanh của một NH. Vì thế, trong những năm qua, SGD luôn tìm cách huy động nguồn tiền từ các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
Hiện nay, doanh nghiệp và cá nhân có nhiều sự lựa chọn trong đầu tư như giao dịch bất động sản, chứng khoán, vàng…nên vì thế tình hình huy động vốn càng khó khăn. Ngoài ra, sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì khả
33
năng cạnh tranh giữa các NH càng ra tăng. Không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước mà còn cạnh tranh với các NH nước ngoài mạnh về vốn và kỹ thuật. Nhưng với chính sách điều hành hợp lý, đội ngũ nhân viên năng động và giỏi chuyên môn cũng như đẩy mạnh công tác Marketing, tìm kiếm khách hàng, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (+) Giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Đạt tỷ lệ (%) Tổng NV huy động 7,186,379 9,976,539 15,314,626 2,790,160 38.8 5,338,087 53.5
1. Tiền gửi Tổ chức kinh tế 1,648,016 100 3,718,794 100 5,984,732 100 2,070,778 125.7 2,265,938 60.9
- Tiền gửi VND 672,272 40.8 2,036,182 54.8 3,472,938 58 1,363,910 202.9 1,436,756 70.6
-Tiền gửi USD (Quy VND) 472,028 28.6 946,393 25.4 2,165,536 36.2 474,365 100.5 1,219,143 128.8
- Tiền gửi Ngoại tệ khác (Quy
VND) 503,716 30.6 736,219 19.8 346,258 5.8 232,503 46.2 -389,961 -53
2. Tiền gửi cá nhân 5,538,363 100 6,257,745 100 9,329,894 100 719,382 13 3,072,149 49.1
- Tiền gửi VND 4,729,278 85.4 4,938,924 78.9 6,139,272 65.8 509,646 4.4 1,200,348 24.3
- Tiền gửi USD (Quy VND) 452,942 8.2 946,749 19.2 2,829,272 30.3 493,807 109 1,882,523 198.8
- Tiền gửi Ngoại tệ khác (Quy
VND) 356,143 6.4 372,072 5.9 361,350 3.9 15,929 4.5 -10,722 -2.9
35
Qua bảng 2.1, cho thấy tình hình huy động vốn của SGD NH TMCP Ngoại thương là có hiệu quả và luôn tăng qua các năm. Trong năm 2008, SGD huy động được 7,186,379 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi của tổ chức cá nhân là 5,538,363 triệu đồng (chiếm 77.1%), tiền gửi của tổ chức kinh tế là 1,648,016 triệu đồng (chiếm 22.9%). Năm 2008, từ cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ nước Mỹ chịu ảnh hưởng mà lan truyền sang các nước, gây khó khăn cho cả nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Vì thế, các doanh nghiệp trong nước hầu hết là thu hẹp qui mô hoạt động sản xuất dẫn đến nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế thấp hơn so với vốn huy động từ cá nhân. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng giảm xuất khẩu sang Mỹ, tìm kiếm thị trường khác, dẫn đến tiền gửi USD chỉ chiếm 28.6%, ngoại tệ khác chiếm tới 30.6% trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi tổ chức kinh tế. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân, tiền huy động từ VND chiếm tỷ trọng khá lớn là 67.3%, đây là nguồn vốn ổn định, an toàn đối với SGD.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn từ Tổ chức kinh tế tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đơn vị : Triệu đồng 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2008 2009 2010
Tiền gửi ngoại tệ khác (Quy VND)
Tiền gửi USD (Quy VND)
Tiền gửi VND
Năm 2009, tăng trưởng rõ rệt là hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tăng 125.7%. Đây là dấu hiệu từ phục hồi sau suy thoái kinh tế thế giới. Doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động sản xuất, nhu cầu giao dịch tăng cao, tiền gửi vào SGD vì thế cũng tăng mạnh. Mặt khác, VCB đã triển khai trên toàn hệ thống chương trình tiền gửi kỳ hạn đặc biệt áp dụng đối với tiền gửi VND và USD của các KH là tổ chức kinh tế: tiền gửi đặc biệt có quyền chọn rút trước hạn. Sau 2 tuần, nếu có nhu cầu rút trước hạn, khách hàng sẽ không phải chịu lãi suất không kỳ hạn mà được hưởng lãi
suất theo thời gian thực gửi. Như vậy, khách hàng được đảm bảo tối đa lợi ích trong khi vẫn duy trì sự linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn của mình. Ngoài ra, với tiền gửi USD, bên cạnh mức lãi suất hấp dẫn, khách hàng còn nhận được quà tặng tương ứng với số tiền và thời gian thực gửi. Chương trình trong nỗ lực của VCB nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng ưu đãi cho khách hàng, đã thu hút đông đảo KH tham gia, do đó nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2009 tăng cao. Và tiếp tục tăng trong năm 2010, đạt 5,984,732 triệu đồng.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đơn vị : Triệu đồng 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 2008 2009 2010
Tiền gửi ngoại tệ khác (Quy VND)
Tiền gửi USD (Quy VND)
Tiền gửi VND
Nguồn vốn huy động của SGD vẫn chủ yếu từ tiền gửi từ cá nhân, với số vốn là 6,257,745 triệu đồng, tăng 13% so với 2008. Nguyên nhân là do vào nửa đầu năm 2009 tình hình kinh tế biến động, trong nước thị trường chứng khoán, bất động sản khó khăn, hoạt động đầu tư khá mạo hiểm nên người dân tăng lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng. Tiền gửi của cá nhân bằng USD tăng gấp đôi, đóng góp chủ yếu là nguồn kiều hối. VCB luôn là NH có uy tín hàng đầu trong thanh toán quốc tế, vì thế rất nhiều người ở nước ngoài gửi tiền tại VCB. Tiền gửi của cá nhân bằng ngoại tệ khác tăng nhẹ, và không có nhiều biến động
Năm 2010 là năm bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất trong hệ thống NH. NH TMCP Ngoại thương cũng đã áp dụng mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn cùng với kỳ hạn gửi tiền đa dạng : từ không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn ngày (7, 14 ngày), kỳ hạn tháng, đến dài hạn, có thể tới 60 tháng. Do đó, nguồn vốn huy động tại SGD năm 2010 tăng mạnh, đạt 15,314,626 triệu đồng, tăng 53.5%. Ngoài ra, nỗ lực không nhỏ của cán bộ nhân viên SGD, đã không ngừng tạo dựng hình ảnh tốt đẹp với
37
KH. SGD đã chú trọng tới dịch vụ chăm sóc KH, luôn mang đến sự thuận tiện, thoải mái, và đào tạo đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp. Do đó, KH càng ngày càng tin tưởng, và lựa chọn SGD NH TMCP là nơi gửi tiền của mình.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)
Mỗi NH đều có chiến lược, mục đích kinh doanh khác nhau, nhưng đặc thù kinh doanh trong ngành NH là “đi vay để cho vay”. Vì thế, hoạt động sử dụng vốn của các NH chủ yếu và quan trọng nhất là cho vay. Những năm qua, SGD không ngừng nỗ lực thúc đẩy hoạt động cho vay các doanh nghiệp, cá nhân, không chỉ đem lại lợi nhuận cho SGD mà qua đó cũng thúc đẩy mở rộng nền kinh tế phát triển.
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng
So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ trọng Dư nợ cho vay 5,749,639 7,183,528 11,031,468 1,433,889 25% 3,847,940 35%
Theo loại tiền
Dư nợ VND 4,612,702 5,243,064 7,642,525 630,362 14% 2,399,461 31%
Dư nợ ngoại tệ (quy VND) 1,136,937 1,940,464 3,388,943 803,527 71% 1,448,479 43%
Theo thời hạn Dư nợ ngắn hạn 2,015,591 2,496,991 4,746,934 481,400 24% 2,249,943 47% Dư nợ trung và dài hạn 3,734,048 4,686,537 6,284,534 952,489 26% 1,597,997 25%
Theo đối tượng Dư nợ DN nhà nước 1,834,743 2,657,573 2,764,319 822,830 45% 106,746 4% Dư nợ ngoài quốc doanh 3,914,896 4,525,955 8,267,149 611,059 16% 3,741,194 45%
39
Phân loại dư nợ theo loại tiền:
Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng phân loại theo loại tiền VND và các ngoại tệ khác qui đổi VND có sự thay đổi về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Về tỷ trọng, dư nợ cho vay VND lần lượt trong 3 năm là 80.2%, 73% và 69.3%. Năm 2008 có sự biến động nhưng năm 2009 và 2010 lại ổn định, không có biến động lớn. Năm 2008, NH TMCP Ngoại thương thực hiện theo chính sách của Nhà nước về cho vay ưu đãi do đó NH TMCP đã 3 lần giảm lãi suất cho vay. Đặc biệt, theo Nghị quyết 30/2008/NQ - CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, kể từ 22/12/2008, VCB quyết định giảm mạnh lãi suất cho vay ưu đãi và cho vay thông thường bằng VND với lãi suất cho vay ưu đãi là 8.5%/năm và lãi suất cho vay thông thưởng 11%/năm. Do đó, dư nợ VND năm 2008 đạt 5,749,639 triệu đồng, năm 2009 đạt 7,183,528 triệu đồng, tăng 25%. Đây là mức tăng khá lớn trong khi kinh tế trong nước đang khó khăn.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 2008 2009 2010
Dư nợ noại tệ quy VND Dư nợ VND
Nhận thấy tình hình của SGD ổn định và tăng qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2010 dư nợ cho vay tiền VND và ngoại tệ tăng lần lượt là 31% và 43%. Nguyên nhân là do NH chủ động giảm lãi suất cho vay, với mong muốn tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. VCB đã cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ tối đa cũng như chia sẻ khó khăn với các khách hàng và doanh nghiệp, góp phần ổn định và duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2010 theo đúng chỉ đạo của của Chính phủ.
Phân loại dư nợ theo thời hạn:
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn
Đơn vị: Triệu đồng 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 2008 2009 2010
Dư nợ trung và dài hạn Dư nợ ngắn hạn
Việc phân chia nguồn vốn cho vay theo thời gian giúp NH quản lý nợ tốt hơn, đảm bảo an toàn, kiểm soát được các khoản cho vay ngắn hạn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn vì có độ rủi ro cao hơn. Các khoản cho vay ngắn hạn có mức rủi ro thấp hơn nhưng lãi suất lại thấp; khoản cho vay trung và dài hạn rủi ro thì lãi suất cho vay cao. Để giảm rủi ro trong cho vay đồng thời phải mang lại lợi ích cho NH, SGD luôn quan tâm cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn để tạo mức cho vay hợp lý, an toàn. Nhìn chung, dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này đã thu hẹp lại với tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn là 43% và tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn là 57%. Là do năm 2010, SGD ưu tiên tập trung cho vay các DN, cá nhân để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động với nhiều sản phẩm đặc thù phù hợp với từng loại hình kinh doanh như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi với lãi suất cố định, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Do đó, tăng trưởng cho vay ngắn hạn năm 2010 tăng 47% so với 2009 đạt 4,746,934 triệu đồng.
41
Phân loại dư nợ theo đối tượng:
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng
Đơn vị: Triệu đồng 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 2008 2009 2010
Dư nợ ngoài quốc doanh Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước
Phân tích tổng dư nợ theo đối tượng vay của SGD NH TMCP Ngoại thương thì SGD chủ yếu cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể, năm 2008 là 3,914,896 triệu đồng, 2009 là 4,525,955 triệu đồng, và 2010 là 8,267,149 triệu đồng, chiếm tới 74.9% trong cơ cấu cho vay. SGD nhận thấy các khoản cho vay doanh nghiệp quốc doanh thường chậm thu hồi, rủi ro cao nên vì thế SGD cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các dự án kinh doanh có hiệu quả, được thẩm định chặt chẽ. Mức tăng này năm 2009 so với 2008 là 16% nhưng đến năm 2010 tăng mạnh 45% so với 2009. Đây là chuyển dịch cơ cấu hợp lý, khi mà các doanh nghiệp nhà nước thường vay với khoản vay lớn nhưng chậm thu hồi, khả năng kiểm soát, sinh lời thấp.
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh khác
Sở giao dịch chủ yếu là hoạt động cho vay, song đồng thời cũng phát triển một số hoạt động kinh doanh khác nhằm đáp ứng nhu cầu của KH đồng thời tìm kiếm lợi nhuận. Một số hoạt động nổi bật khác của SGD như: