Các nhân tố không thể kiểm soát

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 27)

- Thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản TTKDTM Phần lợi nhuận NH thu được là phí

1.4.2.Các nhân tố không thể kiểm soát

Bất kể một đơn vị nào hoạt động và tồn tại trong nền kinh tế đều phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, không nằm ngoài sự chi phối của các yếu tố này các Ngân hàng cần phải tìm hiểu và nắm vững các nhân tố đó để tìm cách khắc phục những khó khăn do nó gây ra và đồng thời biết tận dụng cơ hội khi thời cơ đến

- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động lên hoạt động của ngân hàng. Trong điều kiện môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, cá nhân, đòi hỏi việc thanh toán ra tăng, trong đó nhu cầu TTKDTM cũng tăng theo. Ngược lại, trong nền kinh tế suy thoái, mất ổn định, các doanh nghiệp có xu

hướng thu hẹp qui mô hoạt động để giảm chi phí sản xuất thì nhu cầu thanh toán cũng giảm

Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của TTKDTM. Trong thời kỳ lạm phát cao thì lãi suất thực tế sẽ giảm xuống và nếu Ngân hàng không kịp thời phản ứng kịp thời thì sẽ không đem lại hiệu quả cho cả ngân hàng và chủ nhân các tài khoản như mong đợi. Có thể thấy công tác dự báo tình hình kinh tế là vô cùng quan trọng, nó chính là các biện pháp ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của khách hàng cũng như ngân hàng để đảm bảo lợi ích cho đôi bên.

- Môi trường pháp lý: Việc TTKDTM tại các NH đòi hỏi một môi trường pháp lý với các qui định, thể chế, qui chế do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành nằm điều chỉnh và quản lý hoạt động này. Những qui định mang tính chất pháp lý yêu cầu các đơn vị tham gia thanh toán phải tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục, quy tắc trong quá trình thanh toán. Như vậy, môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng trong chi phối, tác động tới việc TTKDTM tại các NH.

- Trình độ dân trí và xu thế phát triển của nền kinh tế: Ở nước ta người dân luôn có tâm lý thích giữ tiền mặt và thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Chính điều này làm luồng vốn bị ứ đọng, gây tốn kém chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát; không an toàn, dễ bị cướp, mất trộm...Như vậy, nếu trình độ của người dân được nâng cao, họ sẽ nhận thức được sự thuận tiện và ưu điểm của việc TTKDTM. Từ đó, tâm lý và thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt sẽ giảm, TTKDTM sẽ tăng cả về số lượng cũng như doanh số.

Ngoài ra, giao dịch thương mại giữa các nước ngày càng tăng. Vì thế, thanh toán quốc tế cũng ngày càng phát triển, đòi hỏi thanh toán nhanh chóng, ít tốn kém, nên TTKDTM đáp ứng được nhu cầu này.

Hoạt động TTKDTM mới chỉ xuất hiện những năm gần đây, nhưng nó đã mang lại lợi ích, sự thuận tiện cho khách hàng, mang lại lợi ích kinh tế cho NH, và giúp nguồn vốn trong nền kinh tế luân chuyển nhanh hơn, kiểm soát dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, bền vững. Đặc biệt, đối với NH, một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, NH phải đặc biệt chú trọng tìm hiểu, phát hiện các nguyên nhân chủ quan trong bản thân NH và nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, để có bước phát triển hoạt động TTKDTM đúng đắn.

27

Kết luận chương 1: Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hoạt động TTKDTM của NHTM, ta thấy đây là nghiệp vụ phát triển phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động TTKDTM là hoạt động mới, còn nhiều sai sót trong quá trình thanh toán, cơ sở hạ tầng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán nên việc mở rộng TTKDTM còn nhiều khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thích ứng, chính sách quản lý của các NHTM và chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 27)