+ Nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành, cũng như phối hợp giữa hội sở chính và các chi nhánh.
+ Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các
hoạt động, sản phẩm dịch vụ nhằm đưa hình ảnh của VCB trở nên thân thuộc với công chúng. Hoàn thành việc chấm thầu và triển khai dự án “ Chuẩn hoá và phát triển
69
+ Tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại: Hoạt động của các hiệp hội ngành; các diễn đàn, hội nghị thường niên, gặp gỡ các nhà đầu tư …Tham gia Hội nghị thường niên NH Châu á (ADB) tổ chức tại Hà Nội trong tháng 05/2011.
+ Ủng hộ và chủ động tham gia công tác an sinh xã hội, xây dựng hình ảnh của VCB gắn liền giữa hình ảnh một doanh nghiệp hoạt động về tài chính - ngân hàng mạnh và một doanh nghiệp luôn quan tâm đến lợi ích cộng đồng.
3.2 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Nắm rõ chủ trương và định hướng kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương trong ngắn và dài hạn, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh tại đơn vị mà SGD đề ra kế hoạch phát triển cụ thể cho năm 2011:
Huy động vốn: Tính đến 31/12/2011 dự kiến tăng 30% so với năm 2010, tăng nguồn huy động trung và dài hạn.
Dư nợ: Tính ngày 31/12/2011 với tỷ lệ tăng khoảng 40% so với năm 2010, trong đó tăng dư nợ tín dung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giảm dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước.
Thu nhập trước thuế: Tính đến 31/12/2011 tăng 5% so với năm 2010, định hướng tăng nguồn thu từ hoạt động thu phí thanh toán
Nợ xấu: Duy trì ở mức nhỏ hơn 1% và nợ nhóm 5 tỷ lệ 0%. .
Mở rộng hoạt động thanh toán trong và ngoải nước, nâng cao tiện ích thanh toán qua NH nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là KH cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH và hạn chế sử dụng tiền mặt trong thương mại.
Phát triển các dịch vụ thanh toán qua NH, đồng thời giảm dần thanh toán bằng tiền mặt gắn liền với hoạt động huy động vốn, tín dụng đầu tư và ngoại hối.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: thực hiện tốt chính sách tuyển dụng cán bộ, đảm bảo thu hút được lực lượng lao động có chất lượng cao, phẩm chất tốt; điều chỉnh sắp xếp cán bộ với yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở phát huy tốt năng lực, sở trường của cá nhân. Đồng thời, SGD cũng sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo cả trình độ chuyên môn và trình độ quản lý, tập trung vào các nghiệp vụ: Tín dụng, thanh toán quốc tế, tin học, ngoại ngữ, pháp luật …, gắn đào tạo với công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực khi sắp xếp tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh.
3.3. Định hướng phát triển kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Mục tiêu của SGD trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng thanh toán, tử đó mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là xu hướng tất yếu, là chính sách đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, và là thị trường tiềm năng, rộng mở để NH khai thác. Nhà nước ta đã vạch ra kế hoạch kinh tế giai đoạn 2011 – 2010 để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để bắt kịp với xu hướng hiện nay, SGD tận dụng những thuận lợi và thế mạnh của mình nhằm phát triển hình thức TTKDTM:
- Hạn chế cho vay bằng tiền mặt, tăng cường cho vay bằng chuyển khoản. - Khuyến khích, mở rộng sử dụng tài khoản cá nhân. Tăng số lượng KH sử dụng hình thức TTKDTM tăng 40%.
- Nối mạng với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống để thực hiện các giao dịch qua mạng.
- Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng tỷ trọng TTKDTM trên 85% trong tổng doanh số thanh toán tại SGD.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền nhanh.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn của các cán bộ phụ trách phần thanh toán không dùng tiền mặt.
Các phương hướng cụ thể:
Thứ nhất: Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ thanh toán đạt tiêu chuẩn
Sở giao dịch cần xây dựng một qui mô cung cấp các dịch vụ NH mang tính đa dạng, phong phú, và thuận tiện khi giao dịch. Muốn vậy, phải tiến tới hợp tác trong việc phát triển và liên kết mạng lưới để tăng sự hợp tác giữa KH, NH và đơn vị thanh toán.
Để thỏa mãn tối đa lợi ích của KH, trước tiên hệ thống thanh toán của NH phải đảm bảo thực hiện yêu cầu cơ bản thanh toán nhanh, ổn định để các chủ thể tham gia có thể quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Trong các giao dịch tài chính, các chủ thể phải tính toán chi phí và lợi ích thu được khi tham gia thanh toán để lựa chọn dịch vụ và phương tiện thanh toán có lợi nhất với chi phí thấp nhất.
Thứ hai: Xúc tiến khách hàng
Trong những năm qua, SGD đã có những bước tiến trong thanh toán. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến trong dân cư, thì việc sử dụng các hình thức TTKDTM ít được người dân quan tâm và sử dụng, nhất là việc mở TK các nhân
71
để giao dịch với NH. Đối với KH sử dụng các hình thức thanh toán, điều quan trọng là họ nhận thấy được các tiện ích khi tham gia. SGD cần tích cực tuyên truyền, quảng bá với các đối tượng KH phù hợp với nhu cầu giao dịch của KH. Do vậy, SGD NH TMCP Ngoại thương phải đẩy mạnh công tác xúc tiến KH hơn nữa, ngoài việc xây dựng các chương trình quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, SGD cũng phải đặc biệt chú trọng tím kiếm, bồi dưỡng cán bộ Marketing tiến tới thành lập bộ phận thông tin KH của SGD.
Thứ ba: Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Đổi mới, nâng cao phương thức giao dịch dựa trên công nghệ hiện đại không chỉ thuần túy về kỹ thuật mà còn đòi hỏi nâng cao cả trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH. Để phát triển nghiệp vụ giao dịch, thanh toán hiện đại, SGD cần xây dựng được một cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng được khối lượng giao dịch, và có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với kiến thức tin học đầy đủ, thái độ tận tình cởi mở, phục vụ KH chu đáo dựa trên hệ thống qui trình nghiệp vụ được chuẩn hóa.
Đồng thời, cùng với hệ thống NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, SGD phải kết hợp với các NHTM khác tạo ra mạng lưới thanh toán đồng bộ, tạo sự thuận tiện cho KH tham gia thanh toán.
Hiện đại hóa trong nền kinh tế hiện nay giúp cho SGD xử lý được khối lượng công việc liên quan đến thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, cũng như tạo cơ sở cho việc áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại.
3.4. Các giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Để hoạt động TTKDTM tại SGD ngày càng được mở rộng hơn, phát triển hơn nhằm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả và an toàn các nhu cầu thanh toán và chuyển dịch vốn trong nền kinh tế, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý kinh tế, quản lý của Nhà nước trong hoạt động NH, cũng như trong hoạt động kinh tế thì việc tổ chức tốt hệ thống thanh toán NH cần phải được củng cố và tăng cường hơn nữa.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu đạt được, những yếu kém còn tồn tại, SGD cần tận dụng, phát huy thế mạnh đồng thời cần triển khai những biện pháp khắc phục nhằm mở rộng hoạt động TTKDTM, tăng nguồn thu cho NH. Dưới đây là một số biện pháp đề xuất:
3.4.1. Hoàn thiện qui trình, thủ tục thanh toán
Trước khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ của NH, KH thường có sự so sánh, đánh giá rồi đưa quyết định lựa chọn sản phẩm của NH nào có tiện ích và chất lượng cao nhất. Sản phẩm có tiện ích và chất lượng càng cao thì càng thu hút được nhiều KH sử dụng sản phẩm, tạo niềm tin đối với KH và từ đó tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa
KH và NH. Vì vậy, để thu hút nhiều đối tượng KH tham gia sử dụng các hình thức TTKDTM, SGD cần hoàn thiện hơn nữa qui trình và thủ tục trong TTKDTM, mang lại tiện ích khi KH giao dịch. SGD cần xây dựng chế độ, qui trình thanh toán phù hợp với từng nhóm đối tượng KH, phù hợp với từng hình thức thanh toán:
- Séc
Séc được sử dụng phổ biến trên thế giới nhưng so với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của nền kinh tế nước ta hình thức thanh toán này vẫn chậm tiến bộ. Do vậy, qui chế về séc cần có những thay đổi để có thể phát huy hơn nữa.
Khi chủ TK dùng séc đến SGD rút tiền mặt thì nên cho phép chỉ cần trả cho “chính mình”, không cần ghi đầy đủ các yếu tố như khi phát hành cho người khác, tạo sự thoải mái, tiện lợi, nhanh chóng cho chủ TK.
Theo qui định hiện nay, KH muốn phát hành séc bảo chi thì phải ký gửi tiền phát hành vào “TK đảm bảo thanh toán séc bảo chi”, điều này gây ứ đọng, lãng phí vốn của doanh nghiệp. SGD nên linh hoạt hơn, đối với các KH truyền thống, có khả năng tài chính lành mạnh thì có thể không cần cần phát hành TK đảm bảo hoặc đảm bảo với số tiền theo thỏa thuận của KH và NH, hoặc cũng có thể cấp tín dụng bằng hình thức thấu chi (tính lãi tiền vay khi vượt quá số dư trong một thời gian nhất định). Ngoài ra, SGD nên sử dụng phương tiện lưu ký tiền gửi trên máy tính thì cho phép NH không cần trích tiền gửi vào “TK đảm bảo thanh toán séc bảo chi” mà vẫn kiểm soát được hoạt động phát hành séc của KH.
Kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn khi phát hành séc, tránh việc làm giả séc, gây tâm lý lo lắng, e ngại khi KH thanh toán séc đồng thời NH cũng hạn chế được rủi ro trong thanh toán. Hướng dẫn cho KH nhận biết đặc điểm séc của SGD phát hành, kiểm tra kỹ séc như chữ kỹ, số tiền, mẫu séc khi thanh toán.