- Ủy nhiệm ch
3.5.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Nhà nước có vài trò lãnh đạo và định hướng phát triển kinh tế, chính trị của cả đất nước. Đặc biệt, là trong ngành NH, tác động lớn đến sự phát triển của cả nền kinh tế nước nhà thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Hoạt động thanh toán trong NH đáp ứng được nhu cầu thanh toán vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, ở tầm vĩ mô cần có chính sách phù hợp để định hướng phát triển đúng đắn hoạt động này.
Mặc dù, những năm gần đây hệ thống thanh toán của ngành NH nước ta được cải thiện đáng kể và phục vụ khá tốt cho KH đặc biệt là thanh toán với các NH nước ngoài nhưng cơ bản Việt Nam vẫn được đánh giá là chưa thoát khỏi “ nền kinh tế tiền mặt” do hoạt động TTKDTM qua NH trong nước vẫn chưa có chuyển biến đáng kể, tỷ trọng TTKDTM vẫn ở mức 70% so với tổng doanh số thanh toán của các doanh nghiệp, trong khi ở các nước phát triển thì tỷ lệ này đạt trên 90%. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách thay đổi phù hợp hơn, tạo điều kiện cho hoạt động TTKDTM trong nước đạt những chuyển biến lớn.
Chính phủ nên hoàn chỉnh, sửa đổi hơn nữa hàng lang pháp lý cho hoạt động thanh toán bằng cách ban hành một số văn bản pháp lý cho hoạt động thanh toán. Tuy đã có một số văn bản được ban hành nhưng các điều khoản đảm bảo quyền lợi cho các
79
bên tham gia thanh toán chưa được thể hiện rõ ràng. Cách thức ban hành văn bản hầu như chỉ có thể triển khai trong các NH và các doanh nghiệp, rất khó đến được với dân chúng. Những qui định về thủ tục thanh toán còn phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế nhất là séc, một công cụ thanh toán phổ biến trên thới giới.
Xã hội càng ngày phát triển, thu nhập của người dân càng tăng, nhu cầu giao dịch thanh toán ngày càng lớn. Do đó, nếu không triển khai đồng bộ các biện pháp mở rộng áp dụng phương thức TTKDTM, thì khối lượng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt vẫn phổ biến trong dân cư, gây áp lực cho xã hội nhất là ngành NH. Bởi vậy, đối với các cơ quan nhà nước, khi thanh toán đều phải thực hiện qua NH để dễ dàng kiểm soát chi tiêu. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế việc mở tài khoản và thanh toán qua NH trong lĩnh vực kinh doanh là bắt buộc. Đối với các cá nhân có giao dịch mua bán lớn đều phải thanh toán qua NH.
Tiến hành tổ chức trả lương cho các cán bộ, công nhân viên nhà nước qua tài khoản NH. Đồng thời, tiến hành việc thu thuế, phí, lệ phí tự nguyện hoặc bắt buộc qua NH.
Hỗ trợ vốn cho ngành NH trong việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, phục vụ hoạt động TTKDTM.
Ngoài ra, đề nghị NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật Giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế mà không cần nhiều nghị định như các đề án thành phần, cùng với xây dựng Luật séc thay cho Luật các công cụ chuyển nhượng hiện nay chưa đi vào cuộc sống. Nếu thực hiện được sẽ giúp cho hoạt động NH phù hợp với thông lệ quốc tế và có điều kiện để NHTM mở chi nhánh hoạt động ở các nước phát triển.
Các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt dù là các khoản chi thuộc ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất một mức chung. Ví dụ ở mức bằng thuế thu nhập cá nhân, không những tạo được sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nước mà có thể thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ NH bán lẻ góp phần mở rộng TTKDTM. Đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hưởng lương Ngân sách đã có Kho bạc Nhà nước quản lý nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán của các tổ chức này nên giao cho cơ quan thanh tra các cấp từ huyện trở lên hoặc cơ quan thanh tra thuế.