Tình hình giáo dục THCS Yên Thủy trong 10 năm đầu 1986 1996

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (1986 đến 2010) (Trang 47 - 115)

7. Bố cục luận văn

2.4. Tình hình giáo dục THCS Yên Thủy trong 10 năm đầu 1986 1996

2.4.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường

2.4.1.1. Hệ thống trường lớp

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù cĩ khĩ khăn đến đâu

cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, huyện Yên Thủy đã cố gắng chăm lo cho

nền giáo dục, coi giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của huyện, của cả cộng đồng nhân dân. Sự nghiệp giáo dục của huyện Yên Thủy đã trải qua nhiều năm phát triển và đạt được những kết quả to lớn, gĩp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hịa Bình, UBND và Phịng Giáo dục huyện Yên Thủy, sau 10 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Yên Thủy đã cĩ sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơng tác xã hội hĩa giáo dục đã huy động được sức mạnh của tồn xã hội đầu tư cho giáo dục. Vì vậy trong giai đoạn này hệ thống trường lớp được củng cố và phát triển, kể cả vùng sâu, vùng xa. Chất lượng học tập của học sinh được giữ vững và cĩ tiến

bộ. Nề nếp kỉ cương trong nhà trường được ổn định. Phong trào thi đua hai tốt được duy trì cả bề rộng và bề sâu.

Nhu cầu thực tế của giáo dục huyện nhà địi hỏi cần phải tiếp tục xây dựng trường lớp mới và củng cố thêm hệ thống trường lớp cũ để đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Được sự quan tâm của UBND và Phịng Giáo dục huyện, số trường lớp của huyện ngày càng tăng lên sau 10 năm để cho phù hợp với yêu cầu của địa phương.

Bảng 2.1: Số trường, số lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy qua các năm học từ 1986 đến 1996 Năm học Số trường Số lớp 1986 - 1987 11 (7 trường PTCS) 72 1987 - 1988 11 (7 trường PTCS) 70 1988 - 1989 11 (7 trường PTCS) 68 1989 - 1990 11 (7 trường PTCS) 77 1990 - 1991 11 (6 trường PTCS) 70 1991 - 1992 11 (6 trường PTCS) 69 1992 - 1993 11 (6 trường PTCS) 68 1993 - 1994 11 (6 trường PTCS) 79 1994 - 1995 11 (5 trường PTCS) 91 1995 - 1996 11 (5 trường PTCS) 95

(Nguồn: Phịng Giáo dục và Đào tạo Yên Thủy) Từ bảng 2.1 ta cĩ thể vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển hệ thống trường, lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996 như sau:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sự phát triển hệ thống trường, lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996

Thơng qua biểu đồ 2.1 trên cho thấy, vào những năm đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước theo đường lối của Đảng, quy mơ giáo dục cấp THCS đã mở rộng khắp trên địa bàn huyện Yên Thủy. Các xã đều cĩ cấp học THCS. Trong thời gian từ 1986 đến 1996, do điều kiện kinh tế - xã hội khĩ khăn nên đa số các trường trong huyện phải duy trì hệ thống các trường PTCS trên địa bàn huyện.

Từ năm 1986 đến 1990 huyện mới chỉ tách được 4 trường THCS độc lập với trường tiểu học ở một số nơi cĩ điều kiện kinh tế tương đối ổn định và số lượng học sinh nhiều, ổn định qua các năm như: xã Ngọc Lương, xã Yên Trị, xã Phú Lai và xã Yên Lạc. Năm học 1990 huyện đã tách được thêm 1 trường nữa là THCS Hữu Lợi. Năm học 1994 huyện đã tách được thêm trường THCS Lạc Thịnh, nâng tổng số trường THCS trên địa bàn huyện là 6 trường. Đối với các xã vùng trong vẫn phải duy trì hệ thống các trường THCS như xã Lạc Sỹ, Lạc Lương, Lạc Hưng, Đồn Kết, Bảo Hiệu. Một số nơi số học sinh nhiều, nhu cầu tách trường lớp là rất lớn, nhưng các xã như Lạc Sỹ, Lạc Lương, Lạc Hưng số học sinh trong độ tuổi đến trường ít nên nhu cầu tách trường chưa cĩ.

Sau khi tách trường, huyện đã chỉ đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo tiến hành củng cố các trường THCS để cĩ đủ điều kiện về trường lớp, giáo viên, phương tiện dạy học... nhằm đảm bảo đĩn nhận từ 80% trở lên học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học. Những nơi cĩ điều kiện thuận lợi như Yên Lạc, các xã giáp huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình), con số này cĩ thể tăng lên 85% hoặc hơn nữa. Đối với những trường mới tách ra mà quy mơ cịn nhỏ, Sở Giáo dục đã chỉ đạo Phịng Giáo dục huyện cĩ giải pháp điều động giáo viên để học sinh học đủ các mơn theo chương trình.

Như vậy, trong thời kì từ năm 1986 đến 1996, huyện Yên Thủy mặc dù đã cĩ sự cố gắng và nỗ lực khơng ngừng để sắp xếp lại và phát triển mạng lưới trường lớp trong huyện. Tuy vậy hệ thống các trường THCS mới được xây dựng chưa nhiều. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện cịn kém. Các trường THCS được tách ra khỏi trường PTCS ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.

Thơng qua bảng thống kê trên cho thấy trong giai đoạn từ năm 1986 đến 2010 thì số lớp học sinh trong giai đoạn này biến động theo từng giai đoạn với quy mơ cịn nhỏ. Cả huyện cả trường THCS và PTCS cĩ chưa đến 100 lớp học sinh. Số lớp học từ năm 1986 đến năm 1992 luơn giảm. Đấy là do học sinh sau khi học xong bậc tiểu học khơng lên lớp 6 và số học sinh bỏ học nhiều. Trong những năm từ 1986 đến 1992, những năm đầu của thời kì đổi mới đất nước, nền kinh tế của huyện gặp rất nhiều khĩ khăn, thiên tai hạn hán dẫn đến mất mùa xảy ra, thậm chí là thiếu đĩi xảy ra ở một số nơi trong huyện như xã Lạc Sỹ, Lạc Hưng. Đời sống vật chất khơng được đảm bảo nên số học sinh bỏ học giữa chừng, hoặc là học xong tiểu học khơng đi học tiếp. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lớp học trong giai đoạn 1986 - 1992 giảm. Đến năm học 1993 - 1994, khi nền kinh tế của huyện đã vượt qua giai đoạn khĩ khăn, được sự vận động của các cấp chính

quyền và thầy cơ giáo, số học sinh trước kia bỏ học đã được vận động đi học lại, do đĩ số lớp học sinh đã tăng lên.

Việc duy trì việc dạy và học cấp THCS ở các xã vùng trong của huyện như Lạc Sỹ, Lạc Lương, Lạc Hưng là vấn đề khĩ khăn của huyện trong giai đoạn này. Giao thơng đi lại khĩ khăn (chưa cĩ đường ơ tơ đến trung tâm xã), số lượng học sinh ít, hơn nữa học sinh lại hay bỏ học. Do vậy việc vận động giáo viên đến các xã vùng trong mở lớp đã là khĩ khăn của ngành giáo dục huyện. Bằng sự cố gắng hết mình và sự chỉ đạo, phân cơng của Phịng Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục của huyện đã khơng để tình trạng cĩ học sinh mà khơng cĩ giáo viên. Phịng Giáo dục đã phân cơng giáo viên luân phiên vào các xã vùng trong duy trì giảng dạy cấp học THCS và TH, do vậy đã khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở các xã vùng trong. Đảm bảo cho học sinh đến trường học cĩ giáo viên giảng dạy.

2.4.1.2. Cơ sở vật chất nhà trường

Huyện Yên Thủy là một huyện điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khĩ khăn. Vì vậy, trong giai đoạn này ngân sách dành cho ngành Giáo dục rất hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã được đầu tư nhưng do nguồn vốn của Nhà nước và sức đĩng gĩp của nhân dân cịn hạn chế, nên tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất trong các trường học trên địa bàn huyện khơng được kịp thời khắc phục.

Những năm 1986 - 1990, sự nghiệp giáo dục huyện Yên Thủy gặp nhiều khĩ khăn thử thách. Đầu năm 1986, cơn bão số 5 gây thiệt hại lớn, nhiều nhà trường đổ nát, đời sống giáo viên cực kỳ khĩ khăn do lương chậm, nhiều em học sinh bỏ học do hồn cảnh gia đình túng thiếu. Để giải quyết tình hình này, Huyện ủy Yên Thủy đã ra Chỉ thị về việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo đời sống giáo viên. Qua đĩ, hệ thống trường lớp dần được hồn thiện và củng cố hơn.

Tất cả các xã đều đã cĩ hệ thống trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Tuy vậy, trong những năm 1986 - 1990

hệ thống trường lớp THCS của huyện cịn rất nhiều khĩ khăn. Các xã, thị trấn hàng năm thường xuyên cĩ trách nhiệm cùng với nhà trường vận động nhân dân trên địa bàn đĩng gĩp cơng sức, dùng vật liệu cĩ sẵn ở địa phương xây dựng, tu sửa trường lớp, trồng hàng rào cây xanh, đĩng mới và sửa chữa bàn ghế..., khơng để tình trạng phịng học siêu vẹo, dột nát, trống trải. Phấn đấu để lớp học cĩ cửa, trường học cĩ hàng rào, học sinh cĩ bàn ghế để học, đảm bảo trường lớp luơn luơn sạch đẹp để học. Kinh phí của nhà nước tập trung hỗ trợ đầu tư cho một số trường ở trung tâm các cụm xã như Yên Trị, Yên Lạc, Ngọc Lương.... Các trường học phải tự tổ chức bảo vệ cơ sở vật chất trường lớp.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khĩa XI) của UBND tỉnh Hịa Bình, UBND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo Phịng Giáo dục, các xã, thị trấn phải cĩ kế hoạch cụ thể cho tồn ngành, nhất là các trường đĩng ở địa bàn các xã phối hợp với các cấp chính quyền để cĩ biện pháp quản lí phù hợp, bảo vệ cơ sở vật chất trường học. Tỉnh cũng yêu cầu ngành giáo dục rà sốt lại tồn bộ nhu cầu tu sửa cơ sở vật chất trường học trên từng địa bàn, lập kế hoạch cụ thể thơng qua chính quyền bàn với nhân dân về khả năng đĩng gĩp, sửa chữa trường lớp trước khi bước vào năm học mới. Về phương hướng xây dựng và tu bổ cơ sở vật chất kĩ thuật trường học, UBND tỉnh cũng yêu cầu: Phương châm chính là Nhà nước và nhân dân cùng làm, chủ yếu là địa phương và nhân dân đĩng gĩp. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần cố gắng xây dựng phịng học, nhà trường huy động nhân dân cùng tu bổ và xây dựng.

2.4.2. Số lượng học sinh qua mỗi năm

Những năm đầu thời kì đổi mới đất nước, giáo dục Yên Thúy nĩi chung và giáo dục THCS nĩi riêng gặp rất nhiều khĩ khăn. Cơn bão số 5 đã gây thiệt hại lớn cho nhiều trường học. Các trường học bị ảnh hưởng nhiều là PTCS Bảo Hiệu, PTCS Lạc Hưng và PTCS Lạc Sỹ. Do vậy việc huy động cũng như đảm bảo cho học sinh đến lớp gặp nhiều khĩ khăn.

Bảng 2.2: Số lượng học sinh THCS huyện Yên Thủy qua các năm học từ 1986 đến 1996 Năm học Số lớp Số học sinh 1986 - 1987 72 2533 1987 - 1988 70 2263 1988 - 1989 68 1885 1989 - 1990 77 2244 1990 - 1991 70 1945 1991 - 1992 69 1896 1992 - 1993 68 2061 1993 - 1994 79 2536 1994 - 1995 91 2376 1995 - 1996 95 3269

(Nguồn: Phịng Giáo dục và Đào tạo Yên Thủy) Từ bảng 2.2 ta cĩ thể vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996 như sau:

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ sự phát triển số lượng học sinh THCS huyện Yên Thủy qua các năm học từ 1986 đến 1996

Thơng qua biểu đồ trên cho thấy số lớp và số lượng học sinh qua mỗi năm từ 1986 đến 1995 tăng và cĩ sự biến động theo từng năm. Từ năm 1986 đến 1992 số học sinh liên tục giảm từ 2533 xuống cịn 2061. Từ năm 1992 đến 1996 số học sinh đã tăng dần. Do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội nên việc huy động số học sinh trong độ tuổi đến trường, nhất là các xã vùng trong rất khĩ khăn.

Trong thời gian từ năm 1987 đến 1993 trên địa bàn huyện Yên Thủy đã xảy ra 3 trận đĩi giáp hạt. Mưa bão thường xuyên cùng với mất mùa đã khiến cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh khĩ khăn. Nhiều nơi như các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai nhân dân rơi vào cảnh đĩi ăn. Đời sống vật chất khơng được đảm bảo nên việc chăm lo cho giáo dục cho con em khơng được quan tâm. Nhiều gia đình trong hồn cảnh như vậy đã buộc con em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình trong việc tăng gia sản xuất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh trong thời gian này bỏ học nhiều, ảnh hưởng đến số lượng học sinh THCS trên tồn huyện. Sau khi nền kinh tế của huyện bước đầu được ổn định, từ năm 1993 số lượng học sinh THCS trên địa bàn huyện đã tăng dần.

2.4.3. Số lượng đội ngũ giáo viên qua từng năm

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đĩng vai trị chủ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo về số lượng, đồng bộ về loại hình và thường xuyên được bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học, bậc học.

Những năm đầu thời kì đổi mới đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy đứng trước tình trạng khĩ khăn về đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng trong khi quy mơ trường lớp ngày càng tăng. Trong khi đĩ đời sống của giáo viên rất khĩ khăn nên số lượng giáo viên bỏ nghề nhiều, khơng đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Bảng 2.3: Số lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996

Năm học Số lớp Số giáo viên

1986 - 1987 72 170 1987 - 1988 70 169 1988 - 1989 68 102 1989 - 1990 77 116 1990 - 1991 70 130 1991 - 1992 69 130 1992 - 1993 68 132 1993 - 1994 79 140 1994 - 1995 91 143 1995 - 1996 95 150

(Nguồn: Phịng Giáo dục và Đào tạo Yên Thủy) Từ bảng 2.3 ta cĩ thể vẽ biểu đồ thể hiện sự phát tiển số lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996 như sau:

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự phát triển số lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996

Những năm 1986 - 1990 thực sự là năm học khĩ khăn của ngành giáo dục huyện Yên Thủy. Năm 1986 cơn bão số 5 gây thiệt hại lớn, nền kinh tế của huyện cịn yếu kém, trong khi đĩ thì nơng nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện thì trong mấy năm liên tục mất mùa, đời sống giáo viên do đĩ cũng khĩ khăn do lương chậm, số học sinh bỏ học nhiều do hồn cảnh gia đình túng thiếu. Nhiều giáo viên khĩ khăn trong cuộc sống nên số lượng giáo viên bỏ nghề rất nhiều để chuyển sang làm nghề khác, nhất là giáo viên các xã vùng trong. Tổng số giáo viên năm học 1988 - 1999 giảm 68 giáo viên (39,6%) so với năm học 1986 - 1987. Đây thực sự là một khĩ khăn rất lớn đối ngành giáo dục huyện Yên Thủy.

Đứng trước thực trạng đĩ, ngày 19-8-1987, Tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã ra Chỉ thị số 07/CT-TU về việc đẩy mạnh một số cơng tác cấp bách trong sự nghiệp giáo dục; tiếp đĩ, kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khĩa X, tháng 10-1987, đã ra Nghị quyết chuyên đề về cơng tác giáo dục, với những nội dung quan trọng: tiến hành ngay việc kiện tồn đội ngũ cán bộ, giáo viên; ở miền núi tiến hành đào tạo ngay việc đào tạo đủ giáo viên cấp I, II theo địa chỉ và bố trí dạy đúng mơn; cĩ chính sách khuyến khích giáo viên ở đồng bằng tình nguyện phục vụ lâu dài ở miền núi. [76, tr. 184]

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình, Huyện ủy huyện Yên Thủy đã chỉ đạo các xã quan tâm đến đời sống của giáo viên, nhất là tạo điều kiện để giáo viên cĩ điều kiện tăng gia sản xuất (cấp đất rừng, cấp ruộng, vườn, làm nhà ở cho giáo viên), nhằm tăng thu nhập cho gia đình, yên tâm giảng dạy.

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (1986 đến 2010) (Trang 47 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)