Các hoạt động giáo dục của nhà trường, của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (1986 đến 2010) (Trang 58 - 62)

7. Bố cục luận văn

2.4.5. Các hoạt động giáo dục của nhà trường, của giáo viên và học sinh

trong nhà trường

* Cơng tác phổ cập giáo dục

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội giữa nhiệm kì khĩa VII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội tỉnh Hà Sơn Bình lần thứ IV (10-1986) đều chủ trương: “Tiến hành phổ

cập giáo dục THCS ở những nơi cĩ điều kiện” nhằm nâng cao dân trí, tạo điều

kiện cho thế hệ trẻ cĩ trình độ văn hĩa tối thiểu để cĩ thể vào các nghề kĩ thuật phổ thơng, xây dựng một xã hội văn hĩa, kỉ cương, đảm bảo cơng bằng xã hội và hạnh phúc cho nhân dân các dân tộc.

Từ năm 1986, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Yên Thủy đã từng bước triển khai cuộc vận động chống mù chữ - PCGD TH. Trong những năm 1986 - 1996, sự nghiệp giáo dục đào tạo đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện chăm lo phát triển. Năm 1993 huyện Yên Thủy đã được UBND tỉnh Hịa Bình cơng nhận đạt chuẩn PCGD TH, sau thị xã Hịa Bình và huyện Lạc Thủy. Thành tích này của huyện đã gĩp phần đưa ngành giáo dục Hịa Bình năm học 1993 - 1994 được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp thứ nhất khu vực miền núi và đứng thứ tám trong 53 tỉnh, thành phố; năm học 1994 - 1995, được cơng nhận đứng thứ nhất khu vực miền núi và đứng thứ hai trong số 53 tỉnh, thành phố được cơng nhận là tỉnh đạt tiêu chuẩn PCGD TH và chống mù chữ. [76, tr. 213]

Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Thủy tiếp tục thực hiện PCGD THCS. Ngay sau khi đạt chuẩn PCGD TH - CMC, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hịa Bình đã xây dựng “Đề án về cơng tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ

năm 1995 đến năm 2003”. Đề án dựa trên những chủ trương, nghị quyết của

Đảng, dựa vào tình hình kinh tế - xã hội địa phương, từ đĩ đưa ra những mục tiêu, bước đi và giải pháp thực hiện.

Trên cơ sở thực tế tình hình giáo dục huyện Yên Thủy đã hồn thành xong PCGD TH và căn cứ vào tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Cơng văn số 7034/THPH ngày 10-10-1994, Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy đã xây dựng đề án PCGD THCS và tiếp tục duy trì kết quả PCGD TH, đề án đã được Huyện ủy thơng qua và thơng báo cho các cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện.

Cơng tác tổ chức thực hiện PCGD THCS được triển khai nhanh chĩng, UBND huyện phối hợp với Phịng Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Chỉ đạo PCGD THCS từ huyện đến xã, thi trấn. Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực hiện kế hoạch kế hoạch với phương châm chắc từng bước để hồn thành chỉ tiêu.

Ban chỉ đạo PCGD THCS các xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình huy động và duy trì sĩ số các lớp bổ túc văn hĩa, đồng thời cĩ những biện pháp chỉ đạo kịp thời để khắc phục tình trạng học sinh đến lớp khơng đều, kịp thời báo cáo những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo các lớp xĩa mù chữ cho các đối tượng từ 15 đến 35 tuổi. Năm 1996, huyện mở được 35 lớp xĩa mù chữ cho 1.054 học viên, chủ yếu là các xã vùng ngồi như Yên Lạc, Ngọc Lương, Yên Trị...

Mặc dù đã được triển khai và tổ chức thực hiện, nhưng trong thời gian ngắn nên kết quả PCGD THCS huyện Yên Thủy đến năm 1996 chưa cao. Theo báo cáo các xã thì đến cuối năm 1996 mới chỉ cĩ 3/11 xã hồn thành PCGD THCS. Xã Yên Trị, xã Yên Lạc và xã Ngọc Lương.

Điểm đáng chú ý là, huyện Yên Thủy thực hiện Chương trình PCGD THCS khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cĩ những văn bản pháp quy, chưa hình thành bộ máy tổ chức để chỉ đạo chương trình PCGD THCS như PCGD TH, chưa xác định được những tiêu chuẩn chính thức để kiểm tra và cơng nhận PCGD THCS ở từng địa phương và từng vùng. Nhưng dựa trên kinh nghiệm tổ chức PCGD TH và Nghị quyết các kì Đại hội của Đảng, Phịng Giáo dục và Đào tạo Yên Thủy cũng như Huyện ủy, UBND huyện đã năm bắt được chủ trương của Đảng và Nhà nước đã tổ chức thực hiện PCGD THCS khi đã đạt chuẩn PCGD TH. Trong thời gian đầu thực hiện cịn gặp nhiều khĩ khăn trong việc tổ chức thực hiện, cơ sở vật chất cịn khĩ khăn và đội ngũ giáo viên cịn yếu cả về số lượng và chất lượng.

* Cơng tác xã hội hĩa giáo dục

Chủ trương xã hội hĩa giáo dục của Đảng và Nhà nước là một chủ trương chiến lược nhằm xây dựng một xã hội học tập, huy động tối đa các nguồn lực nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong quá trình đưa đất nước theo con đương đổi mới, cơng tác xã hội hĩa giáo dục luơn luơn được đề cao.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Sơn Bình đã tham mưu các cấp chính quyền tổ chức Hội đồng giáo dục các cấp. Hầu hết các xã đều tổ chức Hội nghị Hội đồng giáo dục cấp xã và tiến tới Hội nghị Hội đồng giáo dục cấp huyện.

Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy đã chị đạo thực hiện kí giao ước hợp đồng trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo giữa xã, trường, phụ huynh học sinh ở Hội nghị Hội đồng giáo dục cấp xã. Nội dung hợp đồng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền xã, trách nhiệm của chính quyền và trách nhiệm của phụ huynh học sinh.

Do điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khĩ khăn nên việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho các trường PTCS trong tồn huyện cịn gặp nhiều khĩ khăn. Do vậy cơng tác xã hội hĩa giáo dục đã gĩp một phần khơng nhỏ trong việc kiên cố hĩa trường học.

Từ năm 1986 đến 1990, đĩng gĩp của nhân dân về vật liệu, ngày cơng quy ra tiền là 482 triệu đồng. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1996 con số này đã tăng lên 678 triệu đồng.

Do thực hiện tốt cơng tác xã hội hĩa giáo dục, đến năm 1990, cơ sở vật chất các trường PTCS trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Các trường học cĩ đủ lớp học, bàn ghế học sinh và giáo viên để duy trì học 2 ca, khơng cịn tình trạng học 3 ca. Đối với các xã vùng thuận lợi thì Hội cha mẹ học sinh chủ động đĩng gĩp bằng tiền, vật liệu, ngày cơng cho việc xây dựng và tu sửa trường lớp. Đối với các xã vùng khĩ khăn thì cơng tác xã hội hĩa giáo dục càng cĩ vai trị quan trọng hơn. Trường học được dựng bằng những nguyên vật liệu sẵn cĩ tại địa phương như gỗ, tre, nứa lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão nên xuống cấp rất nhanh. Việc dựng trường, dựng lớp phần nhiều do Hội đồng Giáo dục cấp xã với sự giúp sức rất lớn của Hội phụ huynh học sinh dựng lên. Phịng Giáo dục và Đào tạo chỉ hỗ trợ được ngĩi lợp. Đầu năm học hàng năm, các trường thường xuyên phải tu sửa lại trường lớp mới cĩ thể cho học sinh đi học được. Cĩ thể nĩi, cơng tác xã hội hĩa giáo dục trong giai đoạn này cĩ vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo cơ sở vật chất cho con em cĩ trường học.

Cơng tác xã hội hĩa giáo dục trong thời kì 1986 - 1996 đã gĩp phần quan trọng vào sự phát triển giáo dục huyện Yên Thủy. Trong quá trình phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên kịp thời của các ban, ngành, đồn thể và đặc biệt là sự ủng hộ rất lớn của nhân dân trên địa bàn huyện. Do điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khĩ khăn, kết quả cơng tác xã hội hĩa giáo dục cịn gặp nhiều khĩ khăn so với các địa phương khác trong cả nước. Song những kết quả đạt được trong cơng tác xã hội hĩa giáo dục đã gĩp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp Giáo dục của huyện và sẽ tiếp tục phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (1986 đến 2010) (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)